Cùng với dịch Covid-19, bệnh bạch hầu cũng đang bùng phát ở nhiều nơi tại Việt Nam, đừng nên chủ quan với căn bệnh lây lan dễ dàng qua đường hô hấp này.
Bạn đang đọc: Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, không nên chủ quan
Bạch hầu gây “khủng hoảng” lớn nhất là ở cách lây truyền của nó, con đường lây nhiễm bạch hầu cực “dễ dàng” thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết ra từ niêm mạc mũi họng của người bệnh trực tiếp hoặc có thể là người không mắc bệnh nhưng mang trùng khi họ ho, hắt hơi.
Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Bệnh có tỉ lệ tử vong từ 5 đến 10%, diễn biến thường từ nhẹ đến nặng, triệu chứng có giả mạc màu trắng xuất hiện ở tuyến hầu họng, hạnh nhân, thanh quản, mũi, cũng có thể xuất hiện ở kết mạc mắt, da, bệnh diễn biến nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm, tử vong.
Một số bệnh khác cũng tạo giả mạc mủ như viêm họng, viêm amidan có hốc mủ, cần phân biệt rõ ràng để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Bạch hầu có thể phát triển thành dịch bệnh, đặc biệt là với trẻ dưới 15 tuổi có hệ miễn dịch không đầy đủ, hoàn thiện.
Với trẻ sơ sinh, các kháng thể miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang con giúp miễn dịch bảo vệ trẻ trong các tháng đầu đời. Người ở mọi độ tuổi đều có thể bị mắc bạch hầu nếu không có miễn dịch đặc hiệu, sau khi mắc rất hiếm khi mắc lại bởi lúc này bạn đã có miễn dịch lâu dài.
Thực hiện tiêm chủng đúng lịch cho trẻ em
Vaccin phòng bạch hầu đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng nên để chủ động phòng bệnh, người dân nên áp dụng các biện pháp:
Dẫn trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, tiêm vaccin phối hợp có chứa thành phần phòng chống bệnh bạch hầu. Tiêm đủ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Tìm hiểu thêm: Lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không? Lợi ích và cách dùng lá dứa
>>>>>Xem thêm: Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hoá học? Cách lựa chọn phù hợp
Mũi 1: Tiêm vaccin DPT-VGB-Hib (loại này để phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B vaf viêm phổi -viêm màng não mủ do Hib) vào thời điểm trẻ được 2 tháng tuổi.
Mũi 2: Tiêm vaccin DPT-VGB-Hib vào thời điểm trẻ được 3 tháng tuổi.
Mũi 3: Tiêm vaccin DPT-VGB-Hib vào thời điểm trẻ được 4 tháng tuổi.
Mũi 4: Tiêm vaccin (phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván) vào thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi.
Những vùng có nguy cơ mắc cao, các khu vực vùng sâu, vùng xa, địa điểm có tỷ lệ tiêm phòng thấp, trẻ 7 tuổi cần thiết tiêm nhắc lại mũi thứ 5 với vaccin bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).
Bên cạnh tiêm phòng, bạn còn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi ho, rửa tay bằng xà phòng, làm sạch mũi, họng mỗi ngày. Vệ sinh nhà cửa, trường học, lớp học sạch thoáng, có đủ ánh sáng.
Người đang ở trong ổ dịch cần thực hiện uống thuốc và tiêm vaccin phòng bệnh theo đúng chỉ định và yêu cầu của cơ sở y tế.
Thực hiện đúng các chỉ dẫn trên, đảm bảo bạn sẽ có sức khỏe tốt để phòng bạch hầu hiệu quả.
Nguồn: Bộ Y tế