Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Rate this post

Bệnh bàng quang tăng hoạt gây ra sự kích thích buồn đi tiểu một cách đột ngột, nó cũng có thể gây són tiểu, tiểu rỉ,… Hãy cùng tìm hiểu bệnh bàng quang tăng có thể nguy hiểm như thế nào qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Mất nước

Một trong những biến chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt đó là tình trạng đa niệu. Đa niệu là việc tiểu tiện nhiều hơn về số lần (khoảng 8 lần/ngày) và số lượng nước tiểu. Điều này sẽ làm cơ thể mất nước qua việc tiểu tiện.[1]

Việc tiểu tiện không tự chủ ở người bị bàng quang tăng hoạt không liên quan đến lượng nước bạn uống ít hay nhiều. Trên thực tế, nếu bạn không uống đủ nước sẽ làm cho bàng quang mất dần đi khả năng co giãn do thiếu nước tiểu dẫn đến việc làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

Do vậy việc cần làm là tăng cường uống nước để đạt cân bằng dịch thể để tránh mất nước, đồng thời thực hiện các thay đổi lối sống để giảm thiểu ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Tình trạng đi tiểu liên tục của bệnh bàng quang tăng hoạt khiến cơ thể mất nước

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên

Tình trạng bàng quang tăng hoạt trong một thời gian dài sẽ gây ra các thay đổi như bàng quang không còn khả năng co giãn, thành bàng quang mỏng lại và hình thành các túi thừa bàng quang. Các thay đổi về cấu trúc này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trên.

Bàng quang giảm co giãn sẽ dẫn đến việc ứ nước tiểu và có thể gây ra nước tiểu ngược dòng. Điều này có thể khiến nước tiểu chảy ngược lên thận, đặc biệt ở những người bệnh đang có nhiễm trùng tiết niệu có thể lan thành nhiễm trùng thận, viêm thận,…

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Các thay đổi trên bàng quang có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trên

Trầm cảm

Những người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt thường xấu hổ, tự thu mình lại hay hạn chế các hoạt động xã hội và công việc của mình. Sự cô lập và khó chịu tự áp đặt có thể hạn chế các mối quan hệ có lợi và khiến mọi người cảm thấy chán nản.

Việc thiếu sự hòa nhập và sự chán nản sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực này tích lũy lâu ngày có thể khiến người bệnh trầm cảm.[2]

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Cảm giác xấu hổ và chán nản kéo dài có thể khiến người bệnh trầm cảm

Mệt mỏi

Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong 1 đêm, đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh bàng quang tăng hoạt. Lúc này, giấc ngủ của bạn liên tục bị gián đoạn dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Cơ thể chúng ta được hồi phục năng lượng trong thời gian ngủ. Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến người bệnh gặp tình trạng mệt mỏi mạn tính. Đồng thời, tiểu đêm có thể nặng nề thêm các biến chứng khác của bệnh bàng quang tăng hoạt.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Ảnh hưởng hoạt động tình dục

Một nghiên cứu đã nhận định bệnh bàng quang tăng hoạt có thể có tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Một số người bị bệnh bàng quang tăng hoạt, đặc biệt là phụ nữ thường có xu hướng tránh quan hệ tình dục vì sợ rằng họ không kiểm soát được việc tiểu tiện.[3]

Việc gián đoạn hoạt động tình dục để đi vệ sinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng về tình dục. Bệnh bàng quang tăng hoạt đôi khi có liên quan đến các cơ quan sinh sản và ảnh hưởng đến chức năng tình dục chung.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể dẫn đến việc nước tiểu chảy ngược lên thận, từ đó gây ra các bệnh lý tại thận. Thận bị tổn thương làm giảm sản xuất một số nội tiết tố ảnh hưởng đến tình dục ở nam giới.

Tìm hiểu thêm: Tôm bao nhiêu calo? Ăn tôm có béo không? Cách ăn tôm giảm cân và lưu ý

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Hoạt động tình dục bị gián đoạn do tình trạng buồn tiểu liên tục

Té ngã và gãy xương

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự cấp bách và không kiểm soát việc tiểu tiện làm tăng đáng kể nguy cơ ngã và gãy xương tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ trên 40 tuổi. [4]

Nguy cơ té ngã này phần lớn là do những người bệnh bàng quang tăng hoạt có thể vội vã vào nhà vệ sinh vốn là môi trường trơn trượt dễ té ngã, từ đó làm tăng khả năng gặp tai nạn sinh hoạt.

Ở phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp tình trạng loãng xương, điều này góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để bảo vệ đồng thời giúp xương chắc khỏe hơn.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Nguy cơ té ngã do trơn trượt của người bệnh do phải vội vã đi tiểu

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Nhìn chung, bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý không nguy hiểm và hiếm khi đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh lý này lại làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến thói quen, sinh hoạt hằng ngày của bản thân từ những việc đơn giản nhất như đi dạo, đi bộ cho đến đi làm và hoạt động thể thao. Điều này gây cản trở từ những cuộc trò chuyện với bạn bè đến những cuộc họp trong công việc.

Trong các nghiên cứu chung về quản lý bệnh bàng quang tăng hoạt chỉ số chất lượng cuộc sống (QOL) thấp hơn rất nhiều so với người bình thường và đặc biệt rất thấp đối với người bệnh có các triệu chứng tiểu tiện không tự chủ(UI).

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Bệnh bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh cảm thấy tự ti, xa lánh mọi người

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Mặc dù bệnh bàng quang tăng hoạt phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng đây không phải là bệnh lý do lão hóa, nghĩa là có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận ra các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh bàng quang tăng hoạt như mót tiểu đột ngột, tiểu vội, tiểu són tiểu rỉ, đi tiểu nhiều lần (hơn 8 lần/ngày) không phải do uống nhiều nước, thức dậy nhiều hơn một lần trong một đêm để đi tiểu.[5]

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Bạn nên gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mót tiểu đột ngột, tiểu vội, tiểu nhiều lần trong ngày

Chẩn đoán

Đối với bệnh bàng quang tăng hoạt các bác sĩ thường sẽ tập trung vào khai thác thông tin từ người bệnh cũng như đánh giá thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định các thăm dò cận lâm sàng để làm rõ hơn tình trạng bệnh.

Các xét nghiệm và thăm dò chẩn đoán hình ảnh, chức năng thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh bàng quang tăng hoạt bao gồm:

  • Tổng phân tích nước tiểu, nước tiểu 24h.
  • Siêu âm bàng quang.
  • Đo động học bàng quang
  • Nội soi bàng quang.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: 20 dấu hiệu mang thai chính xác bạn nữ không nên bỏ qua

Một trong các xét nghiệm thường gặp là tổng phân tích nước tiểu

Các bệnh viện uy tín

Nếu gặp phải tình trạng bàng quang tăng hoạt hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh bàng quang tăng hoạt có gây nguy hiểm hay không. Hãy chú ý đến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân để được thăm khám và phát hiện kịp thời bệnh bàng quang tăng hoạt bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *