Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Rate this post

Chế độ ăn hợp lý là biện pháp hiệu quả để người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu cho bệnh gây ra. Hãy cùng tìm hiểu nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Probiotics (Lợi khuẩn đường ruột)

Tiêu thụ probiotics (men vi sinh) là một cách để giúp đường ruột phục hồi sau nhiễm trùng. Probiotics có nhiều trong sữa chua, sữa lên men giúp hỗ trợ thay thế hoặc bổ sung các vi khuẩn có lợi mà cơ thể đào thải ra ngoài khi bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, probiotic chỉ nên dùng ở giai đoạn hồi phục của bệnh, vì tuy là vi khuẩn đường ruột có lợi nhưng trong khi đường ruột đang tổn thương thì các vi khuẩn này cũng có thể trở thành có hại. [1]

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Probiotics đóng vai trò lớn đối với hệ tiêu hóa

Thực phẩm ít gia vị

Nghiên cứu cho thấy thực phẩm nhạt, ít gia vị là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây stress cho dạ dày. Nhóm thực phẩm này sẽ vừa đảm bảo cho bạn một bữa ăn với đầy đủ dinh dưỡng và nhẹ nhàng, dễ dàng tiêu hóa. [2]

Một số loại thực phẩm ít gia vị như: sữa ít béo, trứng, bánh pudding, các loại nước ép trái cây, đậu hũ, các loại thịt nạc như thịt gà, cá không da,…

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Các loại thực phẩm ít gia vị đang trở thành xu hướng ăn uống hiện nay

Tinh bột

Người bệnh tiêu chảy có thể ăn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột luộc, vì hàm lượng chất xơ thấp nên hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều, giảm thiểu đào thải và giúp điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Các món tinh bột luộc có thể bao gồm:

  • Khoai tây.
  • Yến mạch.
  • Ngũ cốc.
  • Mì sợi. [1]

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Tinh bột luộc như khoai tây giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày

Chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn BRAT là một loại chế độ ăn nhạt, thường được bác sĩ khuyến nghị cho trẻ em và người lớn đau bụng hoặc tiêu chảy. Chế độ ăn này bao gồm: chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng.

Thực phẩm BRAT ít chất xơ, giúp phân dễ kết dính thành khuôn hơn và giảm tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng ít chất béo và protein (những chất cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn), nhờ đó giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày và ruột. [1]

Chuối trong chế độ BRAT cũng chứa nhiều kali, đặc biệt hơn chuối chứa lượng lớn pectin – là một chất tinh bột có lợi cho đường tiêu hóa, đặc biệt chuối xanh đã được nghiên cứu là có thể giảm nhẹ các triệu chứng tiêu chảy lẫn táo bón ở trẻ em. [3]

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Chế độ ăn BRAT bao gồm: chuối, cơm, táo và bánh mì nướng

Trái cây

Ăn trái cây là một cách lành mạnh để đưa đường vào chế độ ăn uống và bù nước cho cơ thể, đặc biệt trong trường hợp tiêu chảy mất nước.

Trong nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng ăn rau và trái cây sẽ giúp giảm bớt viêm và cải thiện hệ thống miễn dịch [4]. Tuy nhiên hãy lưu ý gọt vỏ trái cây nếu có thể để hạn chế nạp quá nhiều lượng chất xơ vào cơ thể.

Một số loại trái cây có tỷ lệ nước cao giúp tiêu hóa khỏe mạnh và dễ dàng hơn như:

  • Dâu tây: 90,95% nước.
  • Dưa hấu: 91,45% nước.
  • Dưa: 90,2% nước.
  • Đào vàng: 88,3% nước. [1]

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch COVID-19

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Trái cây cung cấp hàm lượng cao vitamin, giúp tiêu hoá khoẻ mạnh

Rau, củ, quả

Rau củ giúp cung cấp chất xơ giúp tăng nhu động ruột, tăng khả năng hoạt động co bóp của ruột, kích thích tiết dịch tiêu hóa. Và cũng tương tự như trái cây, rau củ quả đã được nghiên cứu là có hiệu quả giảm viêm và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, ăn nhiều rau củ quả còn cung cấp vitamin và muối khoáng bù đắp lượng vi chất dinh dưỡng mà thực phẩm chính chưa cung cấp đủ. Một số loại rau quả tốt cho hệ tiêu hoá có thể kể đến như đậu xanh, cà rốt, khoai tây, bí đao,…

Tuy nhiên, mọi người không sử dụng trái cây và củ quả sấy khô, vì các thực phẩm này thường có lượng đường cao hơn mức bình thường và trong quá trình chế biến sấy có thể được thêm gia vị và hương liệu.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Rau củ quả cung cấp chất xơ cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hoá

Nhóm thực phẩm đạm

Chất đạm tuy có thể sẽ gây khó tiêu hơn các nhóm thực phẩm phía trên, tuy nhiên chúng sẽ bổ sung lượng lớn protein cần thiết, đặc biệt là trong các giai đoạn bệnh giảm nhẹ cơ thể đang có nhu cầu cao để phục hồi.

Việc lựa chọn thức ăn bổ sung đạm cũng rất cần thiết vì nếu quá ít thì không đủ chất, còn quá nhiều thì lại gây khó tiêu. Vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm cung cấp đạm như:

  • Thịt nấu mềm: Có thể dùng thịt gà, cá và thịt bò, nếu sử dụng thịt lợn thì hãy đảm bảo lọc bớt phần mỡ trong thịt.
  • Trứng nấu chín.
  • Đậu hũ: Đây là thực phẩm bổ sung đạm rất quan trọng và thích hợp sử dụng cho người ăn chay.
  • Đậu phộng.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Bổ sung đạm cần thiết cho quá trình phục hồi sau bệnh

Bổ sung nước

Các dung dịch bù nước qua đường uống, chứa glucose và chất điện giải là một cách hiệu quả để bổ sung nước mà cơ thể mất qua đường tiêu hóa. Để pha dung dịch bù nước đường uống tại nhà, bạn đun sôi 1 lít nước, pha nửa thìa muối và 6 thìa đường, hòa tan.

Đây được xem là phương pháp hữu ích để bù dịch và làm chậm tiêu chảy mất nước, tuy nhiên bạn không nên sử dụng duy nhất mỗi phương pháp này để điều trị bệnh. [1]

Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

>>>>>Xem thêm: Đeo tai nghe nhiều có tốt không? 7 tác hại khi dùng tai nghe sai cách

Người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên bù dịch bằng dung dịch nước đường

Bài viết đã cung cấp thông tin về chế độ ăn giúp kiểm soát triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe, nhanh hồi phục. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *