Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Rate this post

Bệnh tâm thần là một trong những nhóm bệnh đang được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Nhiều người thắc mắc rằng nếu người trong gia đình mắc bệnh thì có di truyền cho con cái hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời về bệnh tâm thần có di truyền không qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần gây ra những hành động, suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn có xu hướng phương hại bản thân. Lưu ý, khi xảy ra tình trạng bệnh không có tổn thương thần kinh đi kèm.

Tâm thần – chỉ xét ở người trưởng thành (psychosis) là tình trạng có thể khiến bệnh nhân mất liên kết với những mối quan hệ xã hội thực tế, mất khả năng tự chăm sóc.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Bệnh tâm thần là bệnh rối loạn suy nghĩ, tư duy của người bệnh

Bệnh tâm thần có di truyền hay không?

Theo thống kê của Hiệp hội gen các bệnh tâm thần chúng ta có thể khẳng định gen liên quan đến bệnh tâm thần. Cùng một gen nhưng có thể biểu hiện các bệnh tâm khác nhau như tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực.

Có thể khẳng định rằng bệnh tâm thần có di truyền nhưng các nhà khoa học chưa khai thác được mối tương quan giữa gen và tỷ lệ mắc bệnh. Một số nhóm bệnh tâm thần hay di truyền có thể kể đến là: tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Gen là yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần

Tỷ lệ di truyền của bệnh tâm thần

Có rất nhiều yếu tố làm cho một người khởi phát bệnh tâm thần chứ không phải chỉ phụ thuộc vào gen di truyền. Theo thống kê có khoảng 60% người mắc bệnh không có người thân mắc các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh hoặc tâm thần.

Chính vì vậy, chỉ có thể nói rằng gen có vai trò nhất định trong di truyền bệnh lý tâm thần. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố nguy cơ chứ không phải căn cứ để khẳng định chắc chắn.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Bảng thống kê một số tỷ lệ di truyền bệnh tâm thần

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến bệnh tâm thần

Bạo lực học đường

Những đứa trẻ bị bạo lực học đường có thể dẫn tới tâm lý sợ sệt, rụt rè, tự ti, trầm cảm, luôn buồn bã. Một số khác có thể xuất hiện những hành vi bạo lực để giải quyết tâm trạng đối với kẻ yếu hơn mình như động vật hay các đồ vật trong nhà.

Khi bị bạo lực trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng tự hại, tâm lý bất ổn, sợ hãi cực độ và có thể khiến những đứa trẻ này các ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.[1]

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Bạo lực học đường có thể thay đổi nhân cách của trẻ

Cú sốc tâm lý

Các cú sốc tâm lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ khiến não bộ thay đổi hoạt động, từ chối chấp nhận cú sốc đó hoặc nặng hơn là có hành động chống đối mang tính quá khích.

  • Những trẻ em có bố mẹ ly hôn từ nhỏ có thể rất sợ đặt tình cảm vào người khác, luôn trong trạng thái nghi ngờ, luôn nghĩ có người hại mình.
  • Một số trẻ bị bắt cóc nhốt trong phòng tối có thể sinh ra ám ảnh, mắc phải hội chứng sợ bóng tối, sợ không gian hẹp.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Cú sốc có thể gây ám ảnh tâm lý với người bệnh

Chất gây nghiện, kích thích

Các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu bia, cafein,… có thể tạo được ảo giác cho người dùng khiến họ thăng hoa trong thời gian ngắn nhưng các chất này cũng tác động đến hệ thần kinh khiến cho người bệnh thay đổi những suy nghĩ, tình cảm, nặng hơn là cả nhân cách.

Những chất kích thích thay đổi ngưỡng đáp ứng của não bộ với Dopamine, khiến bệnh nhân tìm kiếm những hoạt động có tính chất kích thích tương tự như trộm cướp, bài bạc,… từ đó càng ảnh hưởng tâm lý.

Tìm hiểu thêm: Sáp ong có tác dụng gì? 12 công dụng của sáp ong, bài thuốc và lưu ý

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Các chất gây nghiện, kích thích có thể làm xuất hiện ảo giác

Biết bệnh tâm thần có di truyền hay không sẽ có ích lợi gì?

Khi biết được bệnh tâm lý có di truyền hay không có thể giúp các bậc phụ huynh có kế hoạch chăm sóc thật tốt sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không nên ám ảnh câu hỏi này mà không dám sinh con hay phản ứng quá mức với vấn đề này.

Thay vào đó, việc tạo môi trường lành mạnh cho con trẻ sinh hoạt và phát triển. Đồng thời tìm kiếm các nguồn lực giúp đỡ khi gặp những bệnh tâm thần mới là những ưu tiên hàng đầu.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Cần lên kế hoạch xây dựng môi trường phát triển lành mạnh cho con trẻ

Lối sống của con và các thành viên trong gia đình

Chế độ dinh dưỡng

Cần cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là rau xanh và hoa quả để cung cấp các vitamin và khoáng chất, các chất oxy hóa giúp cho não bộ nói riêng và các cơ quan trong cơ thể nói chung phát triển khỏe mạnh.

Đời sống tinh thần

Cần tạo một môi trường sinh hoạt và học tập lành mạnh, giúp trẻ thoải mái phát triển nhân cách. Đồng thời, kết hợp giáo dục trẻ có những thái độ đúng đắn với những căng thẳng trong cuộc sống.

Cha mẹ nên cởi mở chia sẻ những suy nghĩ của mình và khuyến khích trẻ tâm sự những suy nghĩ, lo âu của chúng để cùng chúng suy nghĩ và giải quyết chứ không nên áp đặt.

Ngoài ra, các bài tập thiền, tập yoga cũng là một gợi ý cho gia đình trong những dịp rảnh rỗi, vừa giúp tạo thói quen lành mạnh, vừa giúp trẻ gắn kết hơn với gia đình.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Thường xuyên chia sẻ với con cái, giúp chúng có được một tinh thần khỏe mạnh

Thể dục

Ngoài những hoạt động trí tuệ thì luyện tập thể dục thể thao là một vấn đề không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại để mang lại giấc ngủ ngon, tâm trạng thoải mái.

Theo nghiên cứu, thể dục thể thao có thể giúp có thể sản sinh ra các hormon hạnh phúc như serotonin, dopamin giúp cơ thể sảng khoái, vui vẻ.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức khỏe tinh thần

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, bứt rứt. Nên dành thời gian ngủ một giấc buổi tối thật chất lượng kèm một giấc ngắn dưới 30 phút trong khoảng 13h – 15h để giúp cơ thể nạp đầy năng lượng sau một ngày lao động mệt mỏi.

Không nên làm việc quá sức, cần kết hợp với nghỉ ngơi để tránh mắc những stress không đáng có.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

Nghỉ ngơi đầy đủ tránh những căng thẳng không đáng có

Chăm sóc đặc biệt khi bắt đầu mang thai

Khi mang thai, cần phải tạo môi trường lành mạnh cho thai nhi phát triển. Sản phụ nên học cách loại bỏ căng thẳng, tránh những suy nghĩ tiêu cực không đáng có để thai nhi có thể tránh những bệnh lý tâm thần.

Đồng thời, cần phải tiêm phòng đầy đủ, tránh mắc bệnh trong giai đoạn mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ để tránh xuất hiện những ảnh hưởng đến cơ thể trẻ nhỏ.

Bệnh tâm thần có di truyền không? Tại sao dễ mắc bệnh?

>>>>>Xem thêm: Đeo khẩu trang y tế có tốt không?Cách chọn khẩu trang tốt cho sức khỏe

Kiểm tra thai kỳ đều đặn, tránh mắc các bệnh trong thai kỳ

Hy vọng bài viết đã trả lời được cho bạn câu hỏi bệnh tâm thần có di truyền không. Hãy tạo môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ, giúp chúng có thể có đủ kỹ năng, sức khỏe trong cuộc sống. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *