Thiếu máu không chỉ gây mệt mỏi, xanh xao mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu không được điều trị, đôi khi còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu xem thiếu máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng này nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh thiếu máu nên ăn gì? Các thực phẩm nên ăn khi thiếu máu
Contents
Tổng quan về bệnh thiếu máu
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Có nhiều dạng thiếu máu với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, vàng da, nhịp tim không đều,…
Tế bào hồng cầu (RBCs) là thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong máu. Trong hồng cầu có chứa các huyết sắc tố, hay còn gọi là hemoglobin – một loại protein giúp máu có màu đỏ. Chính các huyết sắc tố này cho phép hồng cầu mang oxy cung cấp đến các mô khác của cơ thể.
Để sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin B12, acid folic và các chất dinh dưỡng khác. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng thiếu máu bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng này thông qua nhiều loại thực phẩm có trong chế độ ăn hằng ngày.
Các nguyên nhân gây thiếu máu
- Mang thai (vì lượng sắt của bạn đang cạn kiệt để cung cấp huyết sắc tố cho thai nhi).
- Mất máu do phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Kém hấp thụ sắt từ thực phẩm.
- Không ăn đủ các thực phẩm giàu chất sắt.
Mang thai cũng là một nguyên nhân có thể gây thiếu máu
Các dấu hiệu của thiếu máu
Nếu bạn có lượng sắt thấp hoặc thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi.
- Hụt hơi.
- Tay chân lạnh.
- Đau ngực.
- Nhức đầu.
- Nhịp tim không đều.
- Da nhợt nhạt.
- Lo lắng và trầm cảm.
Thường xuyên mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu
Thiếu máu nên ăn gì?
Thực phẩm chứa sắt
Sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin – protein chủ yếu có trong hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu sắt hoặc có sự rối loạn hấp thu sắt trong cơ thể, lượng hemoglobin sản xuất ra sẽ không đủ để vận chuyển oxy từ máu đến các mô.
Chính vì thế, bổ sung sắt là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc dự phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.[1]
Một số nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm:
- Thịt đỏ.
- Hải sản.
- Gan.
- Quả hạch.
- Các loại đậu.
- Rau bina.
- Bông cải xanh.
Thực phẩm chứa axid folic (vitamin B9)
Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp được acid folic mà phải bổ sung từ chế độ ăn uống hằng ngày.[2]
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 gồm có:
- Bánh mì và ngũ cốc.
- Rau chân vịt.
- Gan.
- Các loại đậu.
- Trứng.
- Cải Brussels.
- Măng tây.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 cũng là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Sự thiếu hụt vitamin B12 và acid folic có thể gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ (thiếu máu hồng cầu to).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12, ví dụ như lượng vitamin B12 cung cấp từ chế độ ăn không đủ, hoặc những rối loạn từ dạ dày và ruột cản trở sự hấp thu.[3]
Một vài thực phẩm giàu vitamin B12 nên bổ sung vào thực đơn bao gồm:
- Thịt đỏ.
- Cá.
- Trứng.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai.
- Ngũ cốc và men dinh dưỡng.
Thực phẩm chứa đồng
Đồng không có tác dụng trực tiếp trong việc sản xuất hồng cầu, nhưng lại ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và hấp thu sắt từ mô để sản sinh các huyết sắc tố tạo nên hồng cầu.
Vì thế, bổ sung đồng từ thực đơn ăn uống hằng ngày cũng là một biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. [4]
Một vài thực phẩm giàu đồng bao gồm:
- Động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến, tôm..).
- Cá.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Lúa mì.
- Socola.
- Quả hạch.
Động vật có vỏ cung cấp một lượng đồng đáng kể
Thực phẩm giàu vitamin A
Bên cạnh những công dụng thường thấy như tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và cải thiện thị lực, vitamin A còn ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do có liên hệ chặt chẽ với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Một vài cơ chế đã được nhắc đến bao gồm tăng cường sự phát triển và biệt hóa của các tế bào tiền thân hồng cầu, giảm thiếu máu do nhiễm trùng và huy động dự trữ sắt từ các mô. [5]
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A:
- Cá.
- Trứng.
- Gan và thịt nội tạng khác.
- Sản phẩm từ sữa.
- Rau lá xanh.
- Cà chua, cà rốt, khoai tây.
Tìm hiểu thêm: Hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut) là gì? 8 tác dụng của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe
Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi quá trình oxy hóa. Sự thiếu hụt vitamin E có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết nhẹ và các thiếu sót thần kinh không đặc trưng. [6]
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày bao gồm:
- Hạnh nhân.
- Hạt thông.
- Bơ.
- Ớt chuông.
Thiếu máu không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm sau đây có thể cản trở sự hấp thụ sắt:
- Trà và cà phê.
- Sữa và một số sản phẩm từ sữa như phô mai,…
- Thực phẩm có chứa tanin, chẳng hạn như nho, ngô và lúa miến.
- Thực phẩm có chứa phytates hoặc axit phytic, chẳng hạn như gạo lứt và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.
- Thực phẩm có chứa axit oxalic, chẳng hạn như đậu phộng, rau mùi tây và sô cô la.
Những người thiếu máu do thiếu sắt nên hạn chế sử dụng cà phê
Những lưu ý về chế độ ăn
Khi tuân theo kế hoạch ăn cho bệnh thiếu máu, bạn hãy nhớ những lưu ý sau:
- Không ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm hoặc đồ uống gây hạn chế sự hấp thụ sắt.
- Ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, cà chua hoặc dâu tây để cải thiện sự hấp thụ.
- Ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm có chứa beta carotene, chẳng hạn như quả mơ, ớt đỏ và củ cải đường, để cải thiện sự hấp thụ.
- Ăn nhiều loại thực phẩm chứa sắt heme và nonheme trong ngày để tăng lượng sắt hấp thụ.
- Bổ sung thực phẩm giàu folate và vitamin B12 để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Vitamin C nên được bổ sung hàng ngày đối với bệnh nhân thiếu máu
Một số câu hỏi thường gặp
Thiếu máu thì nên uống gì?
Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố và trong một số trường hợp sự thiếu hụt vitamin B12 có thể là một yếu tố góp phần. Việc bổ sung thêm vitamin B12 hoặc tăng cường thực phẩm giàu vitamin B12 có thể hữu ích.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12, điều quan trọng là bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có hướng chẩn đoán và kế hoạch điều trị thích hợp.
Bạn nên tham khảo ý kiến để có được liều bổ sung vitamin B12 thích hợp
Thiếu máu nên ăn rau gì?
Một số loại rau có màu xanh đậm như: cần tây, lá lốt, cải bó xôi, cải xoăn,… chính là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu vitamin C và folate để giúp việc hấp thu sắt được dễ dàng hơn.
Rau cần tây rất cần thiết cho người bị thiếu máu
Thiếu máu thừa sắt nên ăn gì?
Đôi khi việc bổ sung thuốc hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu sắt cũng có thể gây nên tình trạng thiếu máu, được gọi là thiếu máu thừa sắt. Bệnh có thể được điều trị bằng việc giảm sử dụng viên sắt, thực phẩm nhiều sắt và thay vào đó là các thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như:
- Rau xanh, trái cây: chất xơ dồi dào trong các loại rau như bông cải xanh, rau chân vịt, quả bơ sẽ làm giảm hấp thu chất sắt một cách hiệu quả.
- Thịt gia cầm, trứng, các loại hạt, ngũ cốc.
- Thực phẩm giúp lợi tiểu như: cà phê, chè xanh, rau má,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…
>>>>>Xem thêm: Hoa cẩm tú cầu có độc không? 9 lợi ích tốt cho sức khoẻ và các lưu ý
Thịt gia cầm sẽ rất hữu ích đối với bệnh nhân thiếu máu thừa sắt
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm cho mình những thực đơn lành mạnh và hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu máu của cơ thể. Chia sẻ bài viết đến với người thân và bạn bè nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: NHS, WebMD, Mayo Clinic, Healthline, Singlecare