Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Rate this post

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là các bọng nước trên da. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng và có thể lan rộng thành dịch. Cùng tìm hiểu về bệnh thủy đậu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp với tổn thương bọng nước

Các con đường lây truyền bệnh thủy đậu

Tiếp xúc với mụn nước

Dịch bên trong bọng nước thủy đậu có chứa virus VZV gây bệnh. Khi bọng nước bị vỡ sẽ giải phóng virus ra xung quanh. Khi đó, dịch chứa virus gây bệnh lan sang các vùng da lành, gây bệnh và tạo thành nốt bọng nước mới.

Hoặc người lành tiếp xúc với dịch mụn nước này có nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Dịch bọng nước vỡ ra gây phát tán virus ra xung quanh

Lây lan qua đường hô hấp

Virus gây bệnh thủy đậu có trong dịch tiết đường hô hấp. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi gây phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh ở dạng giọt bắn. Người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu có thể hít phải những giọt bắn này rồi mắc bệnh.

Bởi vậy, khi nghi ngờ trẻ bị thủy đậu, các bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm virus gây bệnh trong dịch bọng nước hoặc dịch mũi họng của trẻ để chẩn đoán bệnh.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp

Từ vật trung gian

Dịch bọng nước vỡ ra gây phát tán virus, dính vào đồ vật xung quanh như đồ chơi, tay nắm cửa, giường, bàn ghế,… Khi những trẻ tiếp xúc với những đồ vật này sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Bệnh lây qua đường tiếp xúc với các đồ vật xung quanh

Thời gian ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian từ lúc cơ thể tiếp xúc với nguồn lây virus VZV đến khi có biểu hiện triệu chứng đầu tiên, thường kéo dài khoảng từ 10 – 21 ngày. Trong khoảng thời gian này, người bệnh không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Thời gian ủ bệnh kéo dài 10 – 21 ngày

Bệnh thủy đậu lây lan mạnh nhất khi nào?

Người mắc bệnh thủy đậu có thể gây lây bệnh từ trước khi xuất hiện bọng nước 1 – 2 ngày cho đến khi các bọng nước đã đóng vảy khô.

Tuy nhiên, giai đoạn toàn phát mới là lúc bệnh lây lan mạnh nhất do các bọng nước xuất hiện nhiều, vỡ ra gây dính dịch chứa virus ra đồ vật xung quanh và thường ở giai đoạn này trẻ cũng biểu hiện ho tăng lên, hắt hơi gây phát tán virus vào không khí.

Do đó, khi trẻ có biểu hiện bọng nước nghi ngờ bệnh thủy đậu cần cho trẻ nghỉ họccách ly trẻ trong phòng thoáng mát.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Bệnh lây lan mạnh nhất ở giai đoạn toàn phát

Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể gây bệnh ở người chưa có miễn dịch với bệnh hoặc trên những cơ thể có hệ miễn dịch yếu.

Do đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và cũng là nguồn lây lan bệnh mạnh nhất. Nhóm trẻ bị thủy đậu hay gặp nhất là trẻ em ở độ tuổi đi học như mầm non hoặc tiểu học.

Do ở trong môi trường tập thể, khi trong lớp học có một trẻ bị bệnh, thường sẽ gây phát tán nguồn bệnh trực tiếp hoặc lây truyền gián tiếp qua 3 con đường tiếp xúc, hô hấp và vật trung gian.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Trẻ em là đối tượng lây lan nhiều nhất

Các giai đoạn bệnh thủy đậu

Người mắc bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn với các biểu hiện triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm virus VZV đến khi có biểu hiện triệu chứng đầu tiên, thường kéo dài khoảng từ 10 – 14 ngày. Một số trường hợp thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn, lên đến 21 ngày.

Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát các triệu chứng của bệnh mà con có thể biểu hiện trong khoảng 3 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi trẻ đã có bất cứ biểu hiện nào đồng nghĩa với bệnh đã chuyển sang giai đoạn khởi phát.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Giai đoạn ủ bệnh trẻ không có biểu hiện triệu chứng nào

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ thường biểu hiện một vài triệu chứng không điển hình như mắc cảm cúm thông thường. Trẻ có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, ho khan.

Ban da trong bệnh thủy đậu xuất hiện rải rác toàn thân, kích thước 1 – 3 mm và mọc không theo thứ tự đặc biệt. Ban có thể phát triển nhanh, sau đó tiến triển thành bọng nước trong vòng 24 giờ.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Giai đoạn khởi phát triệu chứng không điển hình

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, ban da sẽ tiến triển nhanh chóng và hình thành các nốt phỏng nước đặc trưng trong bệnh thủy đậu. Nốt phỏng nước thường rất nông trên da, vòm mỏng, chứa dịch trong, sau 1 – 2 ngày dịch ngả màu vàng nhạt, hơi lõm giữa, kích thước không đồng đều.

Trẻ thường ngứa và gãi nhiều, do đó, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi có tình trạng bội nhiễm, dịch bên trong sẽ chuyển màu đục. Lưu ý bọng nước có thể xuất hiện cả ở niêm mạc miệng họng, gây đau khiến trẻ ăn uống kém, quấy khóc, bỏ bú.

Ngoài ra, người bệnh giai đoạn này có thể gặp tình trạng sốt tăng lên, sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, cơ thể suy kiệt nhanh chóng.

Giai đoạn này thường kéo dài 7 – 10 ngày sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và điều trị không tốt có thể xuất hiện biến chứng gây kéo dài thời gian bị bệnh hơn, đặc biệt ở nhóm trẻ bé, trẻ sơ sinh hệ miễn dịch non yếu.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Giai đoạn toàn phát triệu chứng biểu hiện rầm rộ

Giai đoạn bình phục

Các nốt bọng nước sẽ vỡ sau 5 – 7 ngày rồi se khô và đóng vảy màu nâu mật ong. Vùng da non phía dưới vảy tiết có màu hồng nhạt. Cần khoảng 3- 5 ngày để da non phát triển hoàn toàn gần với bình thường, lúc đó, trẻ chuyển sang giai đoạn lành bệnh.

Vảy tiết thường bong sau khoảng 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, với những bọng nước bị bội nhiễm vi khuẩn gây tổn thương da nặng, sâu xuống lớp hạ bì và có nguy cơ để lại sẹo sau khi bong vảy.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Unison Laboratories của nước nào? Có tốt không?

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Giai đoạn bình phục các nốt vảy bong dần

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Uống nhiều nước

Trẻ bị thủy đậu có nguy cơ bị mất nước do sốt cao, bọng nước vỡ gây thoát hơi nước qua da kèm theo tình trạng ăn uống kém. Do đó, cha mẹ nên chủ động cho trẻ uống tăng lượng nước hàng ngày.

Có thể cho trẻ uống sữa, nước ép hoa quả, nước canh hầm rau củ hoặc nước điện giải như oresol,…

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả

Chườm mát

Bệnh thủy đậu thường gây sốt cao 39 – 40 độ C. Do đó cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, nên tích cực chườm mát cho trẻ, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các bọng nước gây lan rộng tổn thương.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Theo dõi nhiệt độ và chườm mát cho trẻ

Dùng kháng sinh hợp lý

Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra nên không cần sử dụng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn: các nốt bọng nước hóa mủ do bội nhiễm hoặc khi trẻ bị nhiễm khuẩn khác kèm theo như tiêu chảy cấp, viêm tai giữa,…

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định theo đơn của bác sĩ

Dinh dưỡng hợp lý

Trẻ bị bệnh thường sốt cao, mệt mỏi, chán ăn khiến cho cơ thể dễ bị suy kiệt. Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp hồi phục cơ thể, hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch.

Nên lựa chọn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ. Cần tránh các thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ gây cảm giác đầy bụng chậm tiêu, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý

Cách phòng tránh lây lan bệnh thủy đậu

Tiêm ngừa vaccine

Virus gây bệnh thủy đậu gây bệnh ở những người chưa có miễn dịch với bệnh, bất kể ở độ tuổi nào. Người lớn chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu vẫn có nguy cơ mắc bệnh mà không phải chỉ riêng ở trẻ em.

Những nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch,… có nguy cơ cao bị bệnh thủy đậu và nên đi tiêm phòng vaccine thủy đậu trước mỗi mùa dịch. [2]

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Người chưa có miễn dịch nên được tiêm phòng vaccine

Đeo khẩu trang

Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, bạn nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để hạn chế nguy cơ hít phải những giọt bắn có chứa virus gây bệnh.

Lưu ý khi đeo khẩu trang không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang và vứt khẩu trang bẩn vào đúng nơi quy định.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Đeo khẩu trang giúp phòng bệnh

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Người bệnh thủy đậu nên được cách ly trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với thành viên khác trong gia đình. Nếu phát hiện trong nhà, trong trường, lớp học có trẻ bị bệnh nên cho trẻ bị bệnh nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những em nhỏ khác trong nhà.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Hạn chế tiếp xúc với trẻ bị bệnh

Rửa tay thường xuyên

Virus thủy đậu lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch bọng nước hoặc qua đồ vật trung gian. Do đó, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc gel, dung dịch nước rửa tay vừa giúp phòng tránh bị bệnh vừa giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa mắc thủy đậu

Khi nào gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi thấy trẻ xuất hiện bọng nước với các đặc điểm nghi ngờ bệnh thủy đậu, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và điều trị sớm.

Một số trường hợp dưới đây cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay khi nghi ngờ con bị thủy đậu:

  • Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu: hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên triệu chứng thường nặng nề và xuất hiện biến chứng sớm.
  • Bệnh biểu hiện nặng, trẻ mệt mỏi nhiều hoặc đau đầu dữ dội.
  • Trẻ sốt cao, co giật, rối loạn ý thức.
  • Bọng nước vùng niêm mạc gây vết trợt loét trong kết mạc mắt.
  • Bọng nước bội nhiễm, dịch mủ gây lở loét da hoặc có dịch máu trong nốt phỏng.
  • Trẻ ho tăng, khó thở, thở nhanh, gắng sức.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Đưa trẻ đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu trên

Xét nghiệm chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh thủy đậu chủ yếu dựa vào hình ảnh nốt bọng nước đặc trưng. Một số xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh như tìm virus gây bệnh có trong dịch tiết mũi họng hoặc trong dịch nốt phỏng.

  • Test nhanh hoặc xét nghiệm PCR tìm virus VZV gây bệnh thủy đậu.
  • Nếu bọng nước có dịch mủ cần nuôi cấy dịch nốt phỏng tìm vi khuẩn bội nhiễm,…
  • Khi nghi ngờ biến chứng viêm não, viêm màng não do VZV: xét nghiệm dịch não tủy, chụp cắt lớp vi tính sọ não,…
  • Chụp X-quang ngực khi trẻ ho tăng, khó thở nhiều.
  • Công thức máu: trong bệnh thủy đậu thường số lượng tế bào bạch cầu không tăng hoặc tăng nhẹ.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Sterling Drug (M) SDN. BHD của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Xét nghiệm dịch mũi họng tìm virus gây bệnh

Các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt Đới trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,…

Hoặc bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế lớn có khoa truyền nhiễm uy tín để được chẩn đoán và tư vấn điều trị cụ thể.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về con đường lây truyền của bệnh thủy đậu, từ đó biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh để hỗ trợ hệ miễn dịch trong giai đoạn bị bệnh. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, VNVC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *