Tiểu đường là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Do đó, việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp là một điều rất quan trọng đối với các bệnh nhân mắc bệnh này. Vậy tiểu đường ăn được bánh mì không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? 8 loại bánh tốt cho người bệnh
Contents
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một nhóm các rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao kéo dài. Cơ chế của bệnh là do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Việc tăng đường huyết mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa và cắt cụt chi.
Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá phổ biến hiện nay
Mối liên hệ giữa tiểu đường và thực phẩm
Dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng cần phải quan tâm ở các bệnh nhân tiểu đường. Chế độ dinh dưỡng cần được áp dụng linh hoạt theo thói quen ăn uống của bệnh nhân.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc chung về dinh dưỡng được khuyến cáo bao gồm:
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen…
- Đạm: Bạn cần ăn khoảng 1 – 1,5 g/kg cân nặng/ngày ở người không suy giảm chức năng thận, bạn cũng nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).
- Chất béo: Người bệnh tiểu đường cần chú trọng dùng các loại chất béo chưa bão hoà như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc và tránh các chất béo bão hoà trong thức ăn chiên rán ngập dầu.
- Muối: Bạn nên giảm muối trong bữa ăn còn khoảng 5 – 6 g muối (NaCl) mỗi ngày.
- Chất xơ: Bạn cần dùng ít nhất 25 g mỗi ngày.
- Bệnh nhân bị tiểu đường cần ngưng hút thuốc lá và các chất tạo vị ngọt như đường bắp, aspartam, saccharin cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu nếu sử dụng. [1]
Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường có được ăn bánh mì không?
Carbohydrat là một thành phần không thể thiếu trong các loại bánh mì, chúng là những thành phần quan trọng đối với cơ thể con người. Vì thế, việc lựa chọn nguồn carbohydrat phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường là hoàn toàn cần thiết. Theo đó, lượng carbohydrat chất lượng đến từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp.
Các loại bánh mì như bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch, bánh mì đen… chứa lượng chất xơ lớn, các thực phẩm này không chỉ có khả năng kiểm soát đường huyết mà còn có những tác dụng có lợi cho đường tiêu hoá của chúng ta, giúp no lâu, tránh tình trạng tăng cân.
Bên cạnh đó, thay đổi thành phần của bánh mì có thể là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát đường huyết. Thêm vào một số chất xơ hoặc giảm bớt lượng đường có thể làm giảm các tác động xấu như tăng đường huyết lên bệnh nhân tiểu đường.
Từ những lí do trên, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể tiêu thụ bánh mì, tuy nhiên việc lựa chọn loại bánh mì và liều lượng sử dụng cần phải được hết sức thận trọng. Hãy liên hệ các bác sĩ điều trị chuyên khoa để có những tư vấn tốt nhất cho chế độ ăn uống của mình. [2]
Người bệnh tiểu đường nên tránh các loại bánh mì trắng nhiều đường
Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không?
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ. Duy trì lượng đường huyết tối ưu trong máu có thể hạn chế được những ảnh hưởng có hại lên mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Để quản lý đường huyết hiệu quả, cần phải theo dõi chế độ ăn cũng như lựa chọn các thực phẩm có GI thấp.
Hiện nay có rất nhiều loại bánh mì có thành phần là hạt nguyên cám, nhiều chất xơ và có GI thấp, đây là sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khi muốn ăn bánh mì. Loại bánh mì này có thể giải phóng lượng đường vào máu từ từ và giúp kiểm soát tốt đường huyết. [2]
Bánh mì có GI thấp là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Các loại bánh mì cho người tiểu đường
Bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel có thành phần gồm ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ nảy mầm (lúa mì, kê, lúa mạch, lúa mạch đen) và một số loại đậu như đậu nành, đậu lăng. Chính các thành phần đã mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho bánh mì Ezekiel.
Việc sử dụng hạt ngũ cốc nảy mầm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại bánh mì thông thường. Chúng cung cấp các acid amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Lysine. Bên cạnh đó, loại bánh mì này còn gia tăng đáng kể chất xơ hoà tan, acid folic, vitamin C, vitamin E.
Một điều đặc biệt khiến bánh mì Ezekiel có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường là trong thành phần của chúng không chứa đường. Vì vậy việc tiêu thụ bánh mì Ezekiel không khiến đường huyết của bệnh nhân tăng cao, mà ngược lại còn giữ được sự ổn định. [3]
Bánh mì Ezekiel có thành phần gồm ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ nảy mầm
Bánh mì yến mạch
Yến mạch là một thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các dưỡng chất khác, trong khi hàm lượng chất béo bão hoà và đường rất thấp khiến chúng có thể duy trì được độ ổn định của đường huyết ở các bệnh nhân tiểu đường.
Ăn bánh mì yến mạch có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt bạn có thể ăn loại bánh mì này để thay thế các bữa sáng nhiều carb hoặc nhiều đường khác. Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, bánh mì yến mạch còn hỗ trợ kiểm soát nồng độ cholesterol, cải thiện các bệnh lý về tim mạch. [4]
Bánh mì yến mạch có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết rất tốt
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt mang lại giá trị về dinh dưỡng rất cao. Loại bánh mì này giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, chứa ít calo cũng như protein. Do đó, đây là sự lựa chọn phù hợp đối với bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc những ai muốn giảm cân. [5]
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt mang lại giá trị về dinh dưỡng rất cao
Bánh mì hạt chia, hạt lanh
Bánh mì hạt lanh, hạt chia là những loại bánh mì có thể cung cấp nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, trong hạt lanh và hạt chia còn chứa nhiều selen, kali và mangan, giàu omega 3, giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu và mang lại nhiều lợi ích trên tim mạch. [5]
Tìm hiểu thêm: Nên đắp mặt nạ đất sét mấy lần 1 tuần? Cách dùng và các lưu ý khi dùng
Hạt lanh và hạt chia là những thành phần giàu omega 3
Bánh mì đen
Bánh mì đen được chứng minh là có nguồn chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì thông thường. Tất cả là nhờ vào thành phần từ 100% bột lúa mạch đen thiên nhiên. Với ưu điểm có chỉ số GI thấp, bánh mì đen là sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Vì chứa hàm lượng lớn chất xơ, do đó bánh mì đen giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. Đồng thời, khiến chúng ta no lâu hơn và giúp giảm các cơn thèm ăn. Vì thành phần lúa mạch đen không chứa hoặc chứa rất ít gluten nên rất thích hợp sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần này. [5]
Bánh mì đen có nguồn chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì thông thường
Bánh mì bột chua
Quá trình lên men bột mì để tạo thành bột chua đã làm biến đổi các thành phần có trong bột trở thành những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Bánh mì bột chua thường giàu các chất dinh dưỡng hơn các loại bánh mì khác, thêm vào đó còn chứa prebiotic và probiotic, các thành phần có lợi cho quá trình tiêu hoá.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, chỉ số GI của bánh mì chua thấp sau khi trải qua quá trình lên men. Do đó, bánh mì chua có thể giúp bệnh nhân mắc tiểu đường ổn định được đường huyết trong máu và cung cấp cho họ nhiều loại vitamin, khoáng chất khác cho các quá trình chuyển hoá của cơ thể. [6]
Quá trình lên men làm gia tăng các chất dinh dưỡng trong bánh mì bột chua
Các lưu ý khi lựa chọn bánh mì cho người tiểu đường
Chỉ số đường huyết (GI)
Chỉ số đường huyết là thước đo lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Thực phẩm có chỉ số GI cao có nhiều khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại bánh mì có chỉ số GI thấp như bánh mì bột chua, bánh mì yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt… sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân tiểu đường.
Bánh mì có chỉ số GI thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân tiểu đường
Hàm lượng chất xơ trong bánh mì
Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Các chuyên gia đã khuyến nghị nên ăn từ 20 đến 35 gam chất xơ mỗi ngày và nên sử dụng loại bánh mì có ít nhất 3 gam chất xơ mỗi lát như bánh mì Ezekiel, bánh mì nâu hoặc bánh mì yến mạch. [7]
Chất xơ giúp cải thiện tiêu hoá, tăng cảm giác no lâu, giảm thèm ăn
Loại bột sử dụng làm bánh mì
Bệnh nhân tiểu đường cần tránh sử dụng các loại bánh mì có thành phần là bột trắng hoặc các loại carbohydrat tinh chế khác. Thay vào đó bạn hãy sử dụng bột mì nguyên cám hoặc một loại bột ngũ cốc nguyên hạt khác. Bởi vì loại bột này có chỉ số GI thấp cũng như hàm lượng chất xơ cao hơn bánh mì trắng. [7]
Bột mì nguyên cám thường được sử dụng vì có GI thấp hơn bột mì trắng
Chất béo trong bánh mì
Khi chọn chất béo trong bánh mì, bạn nên tập trung vào chất béo tốt, chủ yếu là chất béo không bão hòa và chất béo chưa no. Dưới đây là một số nguồn chất béo tốt trong bánh mì:
- Dầu ô liu: Dầu ô liu là một loại chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe và có lợi cho tim mạch.
- Dầu hạt cải: Dầu hạt cải là có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
- Dầu cá: Dầu cá là một nguồn chất béo không bão hòa đa tốt. Loại dầu này chứa axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. [7]
Dầu ô liu là nguồn chất béo có lợi trong bánh mì
Hàm lượng muối
Hàm lượng muối là một yếu tố khác cần xem xét khi lựa chọn bánh mì tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Quá nhiều muối có thể gây giữ nước, dẫn đến huyết áp cao. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, vì vậy điều quan trọng là bạn nên chọn bánh mì chứa ít muối. [8]
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu và hậu quả của việc nghiện game
Quá nhiều muối trong bánh mì có thể gia tăng nguy cơ cao huyết áp
Chế độ luyện tập cho người tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cần thay đổi lối sống thông qua việc luyện tập thể lực và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân và đo huyết áp, tần số tim trước khi luyện tập thể dục và không luyện tập quá sức.
- Chọn loại hình và mức độ luyện tập phù hợp với từng cá thể. Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ (Tổng cộng 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày).
- Mỗi tuần nên tập kháng lực 2 – 3 lần.
- Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, ví dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 -15 phút. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày. [2]
Bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần thiết về việc lựa chọn bánh mì đối với bệnh nhân tiểu đường, giúp bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có cho mình những lời khuyên tốt nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến với mọi người nếu bạn cảm thấy bổ ích nhé!