Bệnh tiểu đường có di truyền không là thắc mắc của hầu hết bệnh nhân tiểu đường và người nhà của họ. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng di truyền của bệnh tiểu đường, cách sàng lọc gen và phòng ngừa tiểu đường qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường có di truyền không? Sàng lọc gen như thế nào?
Contents
- 1 Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
- 2 Đái tháo đường có di truyền không?
- 3 Tiểu đường thai kỳ có liên quan tới di truyền không?
- 4 Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?
- 5 Gen và mối liên quan với tiểu đường type 2
- 6 Bệnh đái tháo nhạt là gì?
- 7 Xét nghiệm đường huyết và sàng lọc gen di truyền như thế nào?
- 8 Phòng ngừa di truyền bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường, nguyên nhân do thiếu bài tiết insulin hoặc kháng insulin, hoặc cả hai 2, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Tiểu đường được chia thành 3 loại chính:
- Tiểu đường type 1: do tế bào beta tuyến tuỵ bị phá huỷ dẫn đến bài tiết insulin giảm đáng kể hoặc không tiết insulin.
- Tiểu đường type 2: do insulin bị đề kháng, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.
- Tiểu đường thai kỳ: do rối loạn chuyển hoá xuất hiện khi người mẹ đang mang thai.
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến đường huyết tăng cao.
Đái tháo đường có di truyền không?
Theo WHO, bệnh tiểu đường không lây nhiễm nhưng có thể di truyền. Nếu bố hoặc mẹ có biến thể mắc tiểu đường trong gen thì biến thể gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai do tình trạng di truyền. [1]
Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định trẻ có mắc bệnh hay không vì ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc vào lối sống, chế độ ăn uống.
Bệnh tiểu đường không lây nhiễm nhưng có thể di truyền.
Tỷ lệ mắc tiểu đường type 1
Tỷ lệ nguy cơ mắc tiểu đường của trẻ chỉ có ba mắc bệnh khoảng 5,9%. Trong trường hợp mẹ mắc bệnh và sinh trước 25 tuổi, nguy cơ con mắc bệnh là 4%; tỷ lệ này giảm xuống còn 1% nếu mẹ sinh sau 25 tuổi.
Nếu cả bố và mẹ đều cùng mắc bệnh thì tỷ lệ mắc tiểu đường type 1 của con họ dao động từ 10 đến 25%. Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường type 1 và kèm theo bệnh lý như tuyến giáp, rối loạn tuyến thượng thận và hệ thống miễn dịch, nguy cơ con mắc bệnh là 50%.[2]
Người bệnh tiểu đường và kèm theo bệnh lý nguy cơ con mắc bệnh là 50%.
Tỷ lệ mắc tiểu đường type 2
Tỷ lệ nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh trước 50 tuổi là 14%, sau 50 tuổi là 8%. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều bệnh thì nguy cơ con bị tiểu đường lên tới 75%.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường type 2 là hậu quả kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Do đó, khó để xác định trẻ mắc bệnh do yếu tố di truyền hay lối sống gia đình. [3]
Tiểu đường type 2 có thể là kết quả kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường.
Tiểu đường thai kỳ có liên quan tới di truyền không?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khi phụ nữ đang mang thai. Khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh và thường xảy ra từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Tiểu đường này thường không có triệu chứng và tự khỏi sau 6 tuần sau sinh.
Nguyên nhân của bệnh là do nhau thai sản xuất hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin, lượng đường trong máu tăng lên khiến mẹ bầu mắc bệnh.
Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có một thành viên trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh type 1 hoặc type 2. Một nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ có thể di truyền trong các gia đình. [4]
Giống như các dạng tiểu đường khác, di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng mắc bệnh này của thai phụ còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như thói quen sống không lành mạnh, hút thuốc lá, chế độ ăn uống, béo phì,…
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khi phụ nữ đang mang thai.
Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?
Nam giới bị tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh lý và gây ra biến chứng như:
- Giảm ham muốn: do giảm lượng hormone sinh dục testosteron.
- Giảm tinh trùng: tiểu đường làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Xuất tinh khó, khó thụ thai: đường huyết tăng cao dẫn đến tổn thương các ADN của tinh trùng, khi đó ADN bị phân mảnh, tổn thương dẫn đến khó thụ thai. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới khi không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
- Rối loạn cương dương: tiểu đường có thể gây biến chứng mạch máu và làm tổn thương mạch máu ở dương vật từ đó dẫn đến rối loạn. Rối loạn cương dương là biến chứng phổ biến nhất, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng có con.
Một lý do khác khiến đàn ông mắc bệnh tiểu đường sợ có con là nguy cơ truyền bệnh cho con cái của họ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng phụ thuộc vào lối sống. Do đó, bố mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng cách dạy chúng có lối sống lành mạnh.
Vì vậy nam giới bị tiểu đường vẫn có khả năng có con và con sinh ra không mắc bệnh. Tuy nhiên, để làm được điều này, nam giới cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh lý nam giới, đồng thời có nguy cơ di truyền cho con.
Tìm hiểu thêm: Calcium Corbiere 10ml uống trước hay sau ăn? Cách uống để đạt hiệu quả tốt nhất
Nam giới bị tiểu đường vẫn có khả năng sinh con bình thường.
Gen và mối liên quan với tiểu đường type 2
Các gen đột biến gây bệnh tiểu đường type 2 là gen đột biến liên quan đến điều hoà glucose:
- Các gen kiểm soát việc điều chỉnh nồng độ insulin, sản xuất insulin, sản xuất glucose và sự nhạy cảm của cơ thể với lượng đường trong máu.
- Các gen liên quan khác: thụ thể sulfonylurea điều tiết insulin (gen ABCC8), thụ thể glucagon và hormone glucagon điều hòa glucose (gen GCGR), gen vận chuyển glucose (gen GLUT2), gen ảnh hưởng đến bài tiết insulin và sản xuất glucose (gen TCF7L2),…
Những người mang các gen đột biến trên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Mặt khác, tiểu đường còn phụ thuộc vào lối sống gia đình, do đó mỗi gia đình nên có chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để phòng tránh nguy cơ tiểu đường. [5]
Người mang gen đột biến có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường.
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Bệnh đái tháo nhạt là một rối loạn hiếm gặp khiến cơ thể tạo ra quá nhiều nước tiểu. Người bình thường tạo ra từ 1 – 3 lít nước tiểu mỗi ngày trong khi đó người mắc bệnh đái tháo nhạt có thể tạo ra tới 20 lít nước tiểu mỗi ngày. [6]
Hai triệu chứng chính của bệnh đái tháo nhạt:
- Khát nhiều: người bệnh có thể cảm thấy khát nước mọi lúc và uống nhiều nước.
- Đa niệu: người mắc chứng rối loạn này đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm.
Đái tháo nhạt và đái tháo đường có giống nhau không?
Đái tháo nhạt không giống như đái tháo đường. Mặc dù cả hai tình trạng có thể làm tăng cảm giác khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, nhưng không liên quan với nhau: [7]
- Trong bệnh đái tháo đường: lượng đường trong máu tăng cao, thận cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách thải nó qua nước tiểu.
- Trong bệnh đái tháo nhạt: lượng đường trong máu là bình thường, trong khi đó chức năng thận lại bất thường vì không thể cô đặc nước tiểu đúng cách và quá nhiều nước được thải ra khỏi cơ thể.
Khát nhiều và đi tiểu nhiều là hai triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt.
Xét nghiệm đường huyết và sàng lọc gen di truyền như thế nào?
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Chỉ số xét nghiệm đường huyết an toàn là:
- Đường huyết sau ăn:
- Đường huyết lúc đói:
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm đo lượng glucose trong máu của cơ thể.
Sàng lọc gen di truyền thực tế rất khó khăn vì nguy cơ gia tăng liên quan đến đột biến gen cụ thể là rất nhỏ. Các yếu tố có thể giúp dự đoán chính xác nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
- Tăng huyết áp.
- Lối sống, tiền sử gia đình.
- Cân nặng cơ thể.
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
- Chỉ số hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu.
Xét nghiệm và sàng lọc nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường nói chung vẫn còn nhiều thách thức do khó đánh giá sự tương tác giữa môi trường và di truyền.
Điều này cũng cho thấy mọi người đều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thông qua thay đổi lối sống và sinh hoạt lành mạnh, ngay cả khi mang gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sàng lọc gen nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường vẫn còn nhiều thách thức.
Phòng ngừa di truyền bệnh đái tháo đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cân, duy trì cân nặng bình thường, ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa di truyền bệnh đái tháo đường:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, giảm đồ ăn nhiều tinh bột, đường; ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt; không uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên, luyện tập các môn thể thao như đi bộ đường dài, đạp xe, bơi lội,… có thể giúp hạn chế năng lượng dư thừa, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát và giảm căng thẳng.
- Khám bệnh định kỳ, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và dùng thuốc đúng, đủ liều lượng.
- Nghỉ ngơi hợp lý để giảm mệt mỏi, căng thẳng quá mức.
>>>>>Xem thêm: Ăn bơ có béo không? 11 tác dụng của quả bơ bạn không ngờ đến
Phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh.
Bệnh tiểu đường là bệnh có tính di truyền, nhưng có thể ngăn ngừa bệnh bằng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!