Có rất nhiều người cho rằng ăn trái cây sẽ làm bệnh tiểu đường nặng hơn, nhưng đây là một quan điểm sai lầm. Trên thực tế thì có một số loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn được. Dưới đây là bài viết giúp bạn biết được người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì.
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? 20 loại quả tốt cho người bệnh
Contents
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra tình trạng tăng nồng độ đường trong máu mạn tính.
Ở bệnh nhân bị tiểu đường, có sự giảm đưa glucose từ máu vào tế bào liên quan đến hormone insulin của tuyến tụy, dẫn đến đường máu luôn ở mức cao. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán theo 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/L, bệnh nhân phải nhịn ăn và chỉ uống nước lọc ít nhất 8 giờ.
- Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/L.
- Chỉ số HbA1c ≥ 6,5%.
- Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L hoặc bệnh nhân có triệu chứng kinh điển (uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân).[1]
Để phòng ngừa bệnh tiểu đường và kiểm soát được đường huyết thì phải kết hợp cả ba yếu tố: chế độ ăn khoa học, tăng cường tập luyện thể lực, tuân thủ phác đồ điều trị và theo dõi của bác sĩ.
Nếu bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường máu sẽ gây ra những biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,…
Chế độ ăn là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết
Người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan có trong rau và trái cây. Dưới đây là một số trái cây có chứa nhiều chất xơ hòa tan và chỉ số đường huyết thấp (GI) phù hợp với người tiểu đường:
Bưởi
Bưởi là một trong những loại trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường vì chỉ số GI của 1/2 quả bưởi chỉ có 25 nên khi ăn bưởi thì lượng đường huyết tăng rất ít. Hơn nữa, bưởi còn chứa nhiều vitamin C và đặc biệt là vị đắng tự nhiên từ chất naringenin giúp tăng hiệu quả của insulin trong quá trình làm giảm đường máu.
Bưởi là loại trái cây hỗ trợ rất tốt cho người bị tiểu đường
Dâu tây
Trong quả dâu tây (chỉ số GI: 40 trong 20 quả) ít gây tăng đường huyết và chứa rất nhiều chất anthocyanin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch của bệnh tiểu đường.
Anthocyanin trong dâu tây làm giảm các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường
Cam
Quả cam (có chỉ số GI: 42) là một loại hoa quả rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường để bổ sung vào trong chế độ ăn hàng ngày. Cam rất giàu vitamin C và hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hoá cho người bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả.[2]
Cam là một sự lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường
Ổi
Quả ổi là loại trái cây tuyệt vời cho người bị tiểu đường vì chỉ số GI thấp và có tác dụng hạ đường huyết trong máu và giảm kháng insulin cực kỳ tốt.
Khi lượng đường trong máu cao thì máu có khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào kém. Kết hợp với sự suy giảm miễn dịch làm cho người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng nặng.
Do đó, ổi rất thích hợp với người bị tiểu đường vì trong ổi chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, ngoài quả ổi thì trà lá ổi cũng có khả năng giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt nếu sử dụng trước bữa ăn.
Cả quả ổi và trà lá ổi đều có khả năng giúp người bị tiểu đường hạ đường huyết
Anh đào
Quả anh đào hay quả cherry có chỉ số GI thấp hơn nhiều so với các loại hoa quả khác. Ngoài khả năng hạ đường huyết, cherry còn giúp người bệnh hạ huyết áp và giảm cân nhờ các chất chống oxy hóa và lượng calo thấp.
Quả anh đào giúp hạ đường huyết, giảm cân và hạ huyết áp
Quả khế
Quả khế chứa rất ít đường và nhiều chất xơ vì vậy mà người bệnh tiểu đường không cần lo lắng về vấn đề tăng đường huyết khi ăn khế. Khế vừa là lựa chọn an toàn vừa giúp người bệnh bổ sung thêm kali, vitamin C, vitamin A,… để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ miễn dịch và tốt cho thị lực.
Khế là lựa chọn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường
Táo
Các loại táo, đặc biệt là táo xanh có lượng đường tương đối thấp nên ít gây tăng đường huyết. Ngoài ra, trong táo còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C giúp chống táo bón và ngăn ngừa lão hóa. Bạn nên ăn một quả táo cỡ vừa (chỉ số GI: 38) mỗi ngày và ăn luôn cả vỏ táo.
Đối với người đái tháo đường, nên chọn táo xanh hơn táo đỏ
Kiwi
Một trái kiwi với có chỉ số GI là 53 nên không gây tăng đường huyết đáng kể. Ngoài ra, kiwi còn là nguồn cung cấp khoáng kali, vitamin C và chất xơ cho cơ thể.
Vitamin C trong kiwi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có chất anthocyanin. Đặc biệt, quả mọng giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường hiệu quả của insulin đồng thời giúp kiểm soát cân nặng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Quả mọng giúp kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
Lê
Quả lê (chỉ số GI: 37) chứa đến 87% là nước và nhiều vitamin, chất xơ giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ. Hoạt chất anthocyanin có trong quả lê được coi là chất giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2.
Quả lê có vỏ đỏ rất tốt cho người bị tiểu đường
Mận
Trung bình mỗi quả mận có GI là 19 nên rất an toàn cho người bị tiểu đường. Hơn nữa, mận còn rất ít calo và nhiều chất xơ giúp giảm hấp thu chất béo và đường từ trong thức ăn vào cơ thể. Từ đó, mận hỗ trợ hiệu quả cho đường tiêu hóa và quá trình giảm cân cho người bị béo phì.
Chất xơ trong mận làm giảm hấp thu đường và chất béo
Bơ
Việc kiêng không ăn bơ với người bệnh tiểu đường là một sai lầm, vì bơ là một trong những trái cây có chỉ số GI thấp nhất (chỉ số GI của bơ là 15). Bơ rất an toàn với người bệnh tiểu đường bởi loại trái cây này còn giúp giảm lượng mỡ xấu trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bơ là một trong những loại trái cây ít gây tăng đường huyết nhất
Quả đào
Một quả đào vừa có chỉ số GI là 42, là loại trái cây phù hợp cho người tiểu đường. Ngoài ra, quả đào có chứa hàm lượng vitamin A cao, rất tốt cho thị lực và sáng da tự nhiên. Khi chọn đào, bạn nên lựa chọn những quả chín cỡ vừa và không nên chín quá mức để tránh trường hợp lượng đường trong quả đào cao.
Tìm hiểu thêm: Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý
Không nên ăn quả đào to và quá chín vì dễ gây tăng đường huyết
Quả Trâm
Tuy không được biết đến quá rộng rãi nhưng quả trâm có tác dụng rất tốt cho người bị tăng đường huyết. Chỉ số GI và lượng calo thấp nên quả trâm giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, quả trâm còn làm tăng sản xuất lượng huyết sắc tố trong máu giúp máu vận chuyển oxy đến các tế bào tốt hơn.
Quả trâm có vị chua nhẹ, hỗ trợ tốt cho người bị tiểu đường
Dứa
Dù có chỉ số đường huyết khá cao nhưng người tiểu đường vẫn có thể ăn dứa được vì dứa cung cấp nhiều chất xơ và vitamin C, hai chất rất tốt cho người tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể ăn dứa lượng dứa vừa phải bằng cách kết với với các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn bổ dưỡng như salad dứa, dứa xào…
Dứa là loại trái cây được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường
Lựu
Quả lựu có nhiều tác dụng có lợi đối với bệnh nhân đái tháo đường. Lựu giúp kiểm soát đường huyết nhờ các chất như: chất xơ hòa tan, anthocyanin, punicalagin,…
Ngoài ra lựu còn làm giảm lượng mỡ xấu, tăng lượng mỡ nhằm phòng tránh các nguy cơ tạo các mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.
Quả lựu có nhiều tác dụng tuyệt vời để kiểm soát bệnh đái tháo đường
Đu đủ
Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ vẫn là loại trái cây an toàn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, đu đủ cung cấp rất nhiều vitamin A để giúp cải thiện thị lực. Lưu ý rằng không nên ăn đu đủ vào lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
Đu đủ chứa rất nhiều vitamin A giúp hỗ trợ thị lực ở bệnh nhân tiểu đường
Dưa leo
Đường huyết có thể được kiểm soát nếu bạn ăn dưa leo thường xuyên. Chỉ số GI thấp, dưa leo không những không làm tăng đường huyết mà còn giúp tăng độ nhạy cảm của insulin nên hạ được đường huyết. Đồng thời, dưa leo còn làm giảm mỡ máu và chống lão hóa.
Dưa leo làm tăng nhạy cảm với insulin nhằm hạ đường huyết
Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây rất tuyệt để giải nhiệt mùa hè và được nhiều người ưa thích. Tin tốt là người bệnh tiểu đường không cần phải kiêng loại trái cây mát ngọt này vì lượng đường trong dưa hấu không quá cao.
Người bệnh tiểu đường không cần thiết phải kiêng dưa hấu
Thanh long
Thanh long cũng có chỉ số GI thấp, chỉ khoảng 48 – 52. Hơn nữa, thanh long có khả năng tái tạo tế bào beta đảo tụy, tăng sản xuất và giảm đề kháng insulin, cho nên rất phù hợp để kiểm soát đường huyết.
Thanh long hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt
Một số trái cây người bị tiểu đường không nên ăn
Sầu riêng, mít
Lượng đường trong sầu riêng và mít là rất lớn. Chỉ một lượng nhỏ sầu riêng hoặc mít đã có thể khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao. Vì vậy, người bị tiểu đường càng không nên ăn dù chỉ một chút.
Sầu riêng và mít có lượng đường quá cao nên người bị tiểu đường không được ăn
Dứa chín ngọt
Người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa với lượng vừa phải. Tuy nhiên, đối với loại dứa chín và quá ngọt thì không nên ăn. Hãy lựa chọn quả dứa chín vừa và có độ ngọt thanh để không làm mất kiểm soát đường huyết.
Ăn dứa quá chín và ngọt có thể khiến đường máu của bệnh nhân tăng cao
Xoài chín
Thực ra, xoài là loại trái cây có nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tiểu đường. Đặc biệt là trong vỏ xoài xanh có chứa chất giúp tăng khả năng hoạt động của insulin. Tuy nhiên, loại xoài chín ngọt có vỏ vàng rất dễ gây tăng đường huyết, do đó, người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn quả này.
Người bị tiểu đường không nên ăn loại xoài chín ngọt có vỏ vàng
Chuối chín
Chuối đã chín kỹ sẽ có một lượng đường rất cao và có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Bệnh nhân tiểu đường không nên lựa chọn trái cây này để ăn vì có thể sẽ làm bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.
Chuối chín kỹ thường có vỏ bị thâm đen và rất ngọt
Lưu ý khi ăn trái cây ở bệnh nhân bị tiểu đường
Ngoài lựa chọn những trái cây có lợi để kiểm soát đường máu ra, người bị tiểu đường nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn trái cây để tránh làm bệnh nặng hơn:
- Ăn lượng vừa phải khoảng 150 – 200g/ngày, có thể chia nhỏ ra ăn nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế sử dụng trái cây ngọt nhiều, dễ gây tăng đường máu như: sầu riêng, xoài chín, chuối chín…
- Ăn trái cây chín vừa, không chín quá kỹ làm tăng lượng đường trong trái cây.
- Ăn cả vỏ đối với những loại trái cây như: táo, xoài xanh, dưa leo,…
- Nên tra cứu chỉ số GI và chỉ chọn loại trái cây có chỉ số GI ở mức thấp để ăn.
- Kết hợp ăn trái cây với một số loại hạt (hạt điều, hạt chia, hạt hạnh nhân,…) hoặc lát phô mai ít béo để giảm hấp thụ đường.
Tuân thủ những điều này giữ được sự cân bằng đường huyết
Thực đơn mẫu cho người đái tháo đường
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đái tháo đường thì ngoài trái cây ra còn rất nhiều thực phẩm quan trọng khác cần phải bổ sung. Dưới đây là một thực đơn mẫu cho người có cân nặng chuẩn 50 – 55kg mà bạn có thể tham khảo:
- 180g gạo tẻ; 160g bánh phở.
- 100g thịt nạc; 1 quả trứng gà; 1 miếng đậu phụ.
- 1 cốc sữa 250ml, nên dùng sữa không có đường.
- 150 – 200g quả chín vừa, ít ngọt.
- 500 – 600g rau xanh.
- 20 – 25ml dầu ăn.
- Ít hơn 6g muối/ngày.[3]
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Dược phẩm Starmed của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Thực đơn hợp lý giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt
Người bệnh tiểu đường không cần phải kiêng tất cả các loại trái cây vị ngọt. Trên thực tế thì có rất nhiều loại trái cây rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, bất kể loại trái cây nào thì người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Hãy chia sẻ kiến thức bổ ích này để có thêm nhiều người biết đến nhé!