Bệnh tiêu hóa (bệnh đường ruột) làm tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng, nếu không điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp nguy hiểm. Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách phòng chống bệnh tiêu hoá nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tiêu hóa và 11 cách phòng chống bệnh đường ruột ngày nắng nóng
Contents
- 1 Các bệnh đường ruột thường gặp mùa nắng nóng
- 2 Cách phòng chống bệnh đường ruột ngày nắng nóng
- 2.1 Ăn chín, uống sôi
- 2.2 Chỉ ăn, uống thực phẩm sạch
- 2.3 Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng
- 2.4 Ăn chậm, nhai kỹ
- 2.5 Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- 2.6 Bổ sung men vi sinh (probiotic)
- 2.7 Đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi ở
- 2.8 Thận trọng khi dùng thuốc
- 2.9 Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ
- 2.10 Tập thể dục
- 2.11 Hạn chế rượu bia, thuốc lá
Các bệnh đường ruột thường gặp mùa nắng nóng
Mùa nắng nóng khiến thức ăn dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm. Không chỉ vậy, sức đề kháng của cơ thể cũng bị giảm sút làm hệ tiêu hóa có thể bị rối loạn dẫn tới các bệnh đường đường ruột như:
Nhiễm khuẩn E.Coli là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này gây bệnh cho người khi ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh, lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường phân – miệng.
Bệnh thường đi kèm các triệu chứng: đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có hoặc không kèm nôn, sốt. Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhanh chóng nên rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Tiêu chảy khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều lần dẫn đến mất nước
Kiết lỵ, táo bón
Bệnh kiết lỵ chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng amibe và trực khuẩn Shigella gây ra. Triệu chứng bệnh là đau quặn bụng, luôn có cảm giác đi ngoài nhưng tiêu ra phân rất ít có kèm theo đờm và máu, sốt, lả người, vật vã.
Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân khô và cứng, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn và đau đớn. Vào mùa nắng nóng, cơ thể nếu không được cung cấp đủ lượng nước uống vào sẽ có xu hướng bù đắp bằng cách hấp thu nước trở lại từ phân, từ đó gây ra táo bón.
Táo bón làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện
Đầy hơi, chướng bụng
Nguyên nhân do ăn quá nhiều những thức ăn giàu tinh bột, đạm, dầu mỡ, đồ cay nóng, uống rượu bia, cà phê hoặc do thói quen ăn không đúng như ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn xong nằm ngay,… khiến thức ăn tồn đọng trong ống tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng.
Thức ăn ứ đọng trong ống tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi, chướng bụng
Bệnh tả
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn tả (phẩy khuẩn tả), với các triệu chứng đau bụng, nôn ói liên tục, đi ngoài phân lỏng toàn nước trắng đục không cầm được khiến người bệnh bị mất nước nhiều, dẫn đến kiệt sức và tử vong nhanh chóng.
Vi khuẩn tả hình que, đầu hơi cong trông giống dấu phẩy
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường gặp trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân do thức ăn hoặc dụng cụ chế biến thức ăn bị nhiễm khuẩn, điển hình là nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Tùy theo mức độ mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao 38 đến 40 độ, có lúc có cơn rét run, đau đầu, đau bụng vùng quanh hoặc trên rốn hoặc đau lan tỏa khắp bụng, đi phân lỏng nhiều lần, buồn nôn và nôn nhiều lần gây mất nước, mất điện giải.
Thực phẩm, dụng cụ chế biến bị nhiễm khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm
Thương hàn
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella. Khi mắc thương hàn, người bệnh bị sốt kéo dài trong nhiều ngày, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ruột, thủng ruột, viêm não, hôn mê và có thể tử vong.
Bệnh thương hàn khiến người bệnh sốt cao (39,4 – 40 độ C) và kéo dài
Tắc ruột
Tắc ruột là tình trạng ruột của người bệnh bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân, khiến người bệnh không thể đại tiện và trung tiện được. Những triệu chứng đầu tiên bao gồm: nôn ói, đau quặn bụng. Cần cấp cứu khẩn trương để giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.
Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của tắc ruột
Bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng là hiện tượng một phần trực tràng lòi ra khỏi hậu môn một cách tự nhiên hay khi rặn mạnh. Nguyên nhân là thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày.
Đây là một bệnh lành tính, ít nguy hại đến sức khỏe nhưng gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Một phần trực tràng bị lòi ra khỏi hậu môn trong bệnh sa trực tràng
Cách phòng chống bệnh đường ruột ngày nắng nóng
Ăn chín, uống sôi
Do vi khuẩn phân bố khắp nơi trong môi trường, trong đó có ở thức ăn, nước. Ăn những thức ăn chưa được nấu chín, vô tình giúp các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Nhiệt độ cao giúp tiêu hủy phần lớn vi khuẩn trong thức ăn, nước uống, đồng nghĩa với việc hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Vì vậy, tất cả chúng ta nên có thói quen ăn chín, uống sôi để phòng ngừa bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng có nguy hiểm không?
Vi khuẩn bám lên thực phẩm sống do đó dễ gây ra các bệnh đường ruột
Chỉ ăn, uống thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa các vi-rút, vi khuẩn gây bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ăn những thực phẩm sạch giúp bạn hạn chế tối đa mắc các bệnh đường ruột.
Khi mua thực phẩm từ bên ngoài về, bạn nên rửa thật sạch hoặc ngâm nước muối loãng, nước rửa thực phẩm chuyên dụng trước khi chế biến.
Luôn rửa thật sạch nguyên liệu chế biến thức ăn
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng
Chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường.
Ăn thêm trái cây, rau củ quả vì đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể.
Nên bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày
Ăn chậm, nhai kỹ
Thói quen ăn chậm, nhai kỹ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế được tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Đồng thời cũng giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ là một thói quen tốt giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Trời nắng nóng khiến chúng ta đổ nhiều mồ hôi, mất nước, mất điện giải làm cho sức đề kháng trở nên yếu đi, dễ mắc các bệnh đường ruột hơn. Cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày theo khuyến cáo.
Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể
Bổ sung men vi sinh (probiotic)
Hầu hết nguyên nhân gây tiêu chảy, táo bón là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, từ đó giúp cơ thể hạn chế mắc các bệnh đường ruột.
Men vi sinh giúp bảo vệ đường ruột tốt hơn
Đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi ở
Chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, thường xuyên rửa tay bằng các sản phẩm như gel hay nước rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn, nấm gây bệnh đường tiêu hóa.
Vệ sinh nơi ở bằng cách lau chùi thường xuyên bằng xà phòng, chất khử khuẩn, sát trùng. Nhất là những nơi ẩm thấp để hạn chế các trung gian mang mầm bệnh như ruồi, muỗi, gián, kiến,…
Thận trọng khi dùng thuốc
Một số thuốc uống thông thường có thể gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa,… Ngoài ra, việc thường xuyên dùng thuốc kháng sinh cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bạn dễ mắc bệnh tiêu hóa hơn.
Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa
Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ
Trạng thái căng thẳng được cho là có mối liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, ngồi thiền hoặc tham gia một môn thể thao nào đó để duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ.
Yoga là một trong những phương pháp giúp giảm căng thẳng
Tập thể dục
Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột. Cần lưu ý tập thể dục với cường độ vừa phải và bổ sung nước đầy đủ để tránh mất nước.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu PN Kids của nước nào? Có tốt không?
Tập thể dục để tăng cường sức khỏe
Hạn chế rượu bia, thuốc lá
Hút thuốc, uống rượu bia là các thói quen xấu gây hại đến sức khỏe. Điều này có liên quan đến các bệnh như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin về bệnh tiêu hóa và các cách phòng chống bệnh đường ruột ngày nắng nóng. Hãy nhớ uống đủ nước cùng với ăn chín, uống sôi để hệ tiêu hóa của chúng ta luôn thật khỏe nhé!
Nguồn: VNCDC