Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và một trong những nguyên nhân quan trọng đó chính là thói quen ăn uống của chúng ta. Vì vậy hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay người bị bệnh tim không nên ăn gì nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tim không nên ăn gì? 15 thực phẩm bạn nên tránh để tim khỏe mạnh
Contents
Đồ chiên
Đồ chiên, dầu mỡ là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa dạng trans gây rối loạn mỡ máu trong cơ thể. Giảm lượng cholesterol trong máu là một trong những phương pháp hàng đầu để giảm nguy cơ bị đau tim trong tương lai.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến cholesterol trong máu cao và tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn. Vì vậy bạn nên cắt giảm thực phẩm chiên rán ra khỏi chế độ ăn uống của mình.
Xúc xích và các loại thịt chế biến khác
Các loại thịt đã qua chế biến như hot dogs, xúc xích và thịt, cá đóng hộp chứa nhiều natri và nitrat. Điều này có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ bị đau tim. Huyết áp cao đặc biệt nguy hiểm vì thường không có bất kỳ triệu chứng hoặc triệu chứng khó phân biệt để nhận biết.
Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống thay vì ăn một chiếc bánh mì kẹp thịt nguội hoặc xúc xích, hãy chọn một chiếc bánh mì thịt gà cho bữa ăn của bạn.
Xúc xích và các loại thịt chế biến chứa nhiều natri dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim
Đồ nướng có đường
Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch cần hạn chế đồ ngọt vì chúng thường chứa chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu của bạn. Đường tinh luyện cũng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Bên cạnh đó, đồ ngọt đã qua chế biến cũng có thể chứa natri.
Vì vậy, nếu bạn là người thích ăn ngọt thì hãy chuyển sang trái cây tươi để tốt cho sức khỏe cũng như bệnh tim mạch.
Bạn có thể chế biến các món bánh ngọt bằng các nguyên liệu lành mạnh, chất tạo ngọt từ đường tự nhiên như siro tự nhiên, sốt táo, allulose,… Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng là một lựa chọn tốt để có chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh tim mạch.
Muối
Muối là một loại gia vị xuất hiện hầu như trong tất cả các loại món ăn. Nhưng để đặt ra một giới hạn cho gia vị này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch đối với mỗi người rất khó. Bởi vì điều này phụ thuộc vào thói quen ăn uống của gia đình và mong muốn bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.
Theo WHO, muối là nguồn cung cấp natri chính và việc tăng tiêu thụ natri có liên quan đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. [1]
Trong ăn uống hàng ngày, bạn có thể ăn nhạt hoặc theo dõi lượng muối có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bạn nên xem bảng thành phần dinh dưỡng và theo dõi lượng muối trong có trên các thực phẩm chế biến sẵn và chọn loại chứa ít natri có thể.
Sô-cô-la sữa
Sô-cô-la sữa chứa nhiều chất béo và đường nhiều hơn sô-cô-la sẫm màu hơn. Bên cạnh đó, Sô-cô-la đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và flavonoid, có thể làm giảm huyết áp và giảm viêm. Các bạn có thể tìm loại sô-cô-la đen có chứa ít nhất 60-70% ca cao để sử dụng.
Một số loại gia vị và nước sốt
Các loại gia vị như nước sốt salad và tương cà có vẻ không ngọt, nhưng chúng chứa đường có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Tốt nhất bạn nên tự làm nước sốt để có thể kiểm soát được nguyên liệu. Thậm chí nước sốt tự làm có thể ngon hơn, phù hợp với khẩu vị của bạn hơn và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe.
Nước sốt kem cũng là một thực phẩm nên tránh sử dụng để bảo vệ tim mạch vì chúng thường chứa chất béo rắn có thể bao gồm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và các sản phẩm sữa giàu chất béo.
Gia vị và nước sốt chứa nhiều đường, chất béo xấu ảnh hưởng không tốt đến tim mạch
Soda có đường
Nước ngọt có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, tác động xấu đến thành mạch, gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Bạn cần cắt giảm nước ngọt có đường và nếu bạn không thích vị ngọt, hãy thử pha nước với trái cây như dâu tây hoặc kiwi. Cà phê hoặc trà đá cũng là những thức uống thay thế lành mạnh hơn khi bạn muốn đồ uống có thêm một chút hương vị.
Thịt đỏ
Nhiều chuyên gia không xem thịt đỏ là thực phẩm tốt cho tim mạch. Vấn đề là các loại thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo làm tăng lượng cholesterol.[2]
Bạn cần đặt mục tiêu ăn với lượng thịt ít hơn và loại bỏ càng nhiều chất béo càng tốt trước khi nấu. Khi mua thịt, bạn hãy đọc nhãn để tìm loại thịt có ít chất béo nhất. Ví dụ, thịt thăn xay là thịt chứa nạc hơn nhiều so với thịt xay.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để phát hiện sớm bệnh xơ gan?
Cơm trắng, bánh mì và mì ống
Gạo, bánh mì, mì ống và đồ ăn nhẹ làm từ bột mì trắng là những thực phẩm nghèo chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Ngũ cốc tinh chế có đặc điểm nhanh chóng chuyển đổi thành đường, khi lượng đường dư thừa cơ thể sẽ lưu trữ chúng dưới dạng chất béo. Đối với người ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây béo bụng và có nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Trong chế độ ăn các loại ngũ cốc bạn nên sử dụng một nửa là các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và lúa mì nguyên hạt. Khi mua sắm, bạn có thể tìm và mua các sản phẩm có dòng chữ “100% nguyên hạt”.
Pizza
Pizza có thể tốt cho sức khỏe nếu bạn chế biến đúng cách, nhưng hầu hết các bánh pizza và bánh nướng đông lạnh đều có lượng natri, chất béo và calo lớn. Chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Khi chọn pizza, bạn hãy chọn loại bánh có vỏ mỏng (làm từ lúa mì nguyên cám nếu có thể), ít pho mát hơn, phủ lên trên các loại rau và bỏ qua pepperoni hoặc xúc xích chứa nhiều muối.
Rượu bia
Uống rượu ở mức độ vừa phải sẽ không gây hại cho tim trừ khi bạn bị cao huyết áp hoặc triglyceride cao – một loại chất béo trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặt khác, uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến huyết áp cao, suy tim, đột quỵ và thừa cân. Vì vậy, nếu bạn chưa uống, đừng nên bắt đầu.
Bơ
Bơ có nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol xấu và dễ mắc bệnh tim hơn. Tốt hơn hết bạn nên thay thế bơ bằng dầu ô liu hoặc dầu thực vật, chúng có chứa chất béo không bão hòa đơn và đa có lợi cho tim. Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm mức cholesterol LDL của bạn.
Sữa chua có hương vị, đầy đủ chất béo
Sữa chua có thể là một nguồn thức ăn có lợi cho sức khỏe. Việc ăn sữa chua thường xuyên có thể bảo vệ bạn khỏi huyết áp cao. Nhưng khi chọn mua bạn cần lưu ý loại sữa chua có hương vị chứa nhiều đường vì chúng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như tăng cân, huyết áp cao, gây viêm và bệnh tim mạch.
Bạn hãy chọn loại sữa chua ít béo và thêm trái cây tươi, quế hoặc vani để tạo hương vị giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Sữa chua chứa nhiều đường và chất béo không tốt cho bệnh tim
Súp đóng hộp
Súp đóng hộp có thể là một lựa chọn dễ dàng và nhanh chóng để bổ sung protein và chất xơ nhưng bạn cũng nên lưu ý với những thành phần không tốt cho sức khỏe đối với thực phẩm chế biến sẵn. Súp đóng hộp thường có nhiều natri, có thể gây cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và suy tim. Và bất kỳ món súp làm từ kem nào cũng có chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Cách tốt nhất để thưởng thức súp là nấu súp từ đầu với nước dùng có hàm lượng natri thấp. Nếu bạn mua súp chế biến sẵn, hãy kiểm tra nhãn để tìm loại ít muối và chất béo nhất.
Kem
Kem là một món ăn vặt phổ biến trên thế giới nhưng lại chứa nhiều đường, calo và chất béo bão hòa. Vì vậy bạn hãy cân nhắc khi lựa chọn kem làm món ăn vặt và nên thay bằng các thực phẩm lành mạnh khác để hạn chế ăn nhiều chất béo và đường.
Điều mà có thể dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Kem cũng có thể làm tăng triglyceride và dẫn đến đau tim. Bạn nên thay thế kem bằng sữa chua đông lạnh ít béo hoặc không béo, hoặc thanh trái cây đông lạnh.
>>>>>Xem thêm: 11 Biện pháp phòng tránh bệnh hen phế quản mùa mưa
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về các loại thực phẩm cần tránh để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: webmd, healthgrades.com, pubmed