Tuyến giáp đảm nhiệm vai trò tổng hợp và bài tiết hormone tham gia vào các quá trình chuyển hóa cơ thể. Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng trả lời câu hỏi “Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và chế độ ăn uống phù hợp với người bị tuyến giáp” qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau
Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Nó chứa nhiều iốt và vitamin D, hai chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động của tuyến giáp.
Iốt giúp sản xuất hormone tuyến giáp, trong khi vitamin D tham gia vào quá trình điều hòa hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh Hashimoto. Vì vậy, sữa chua là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. [1]
Sữa chua là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp
Quả hạch và các loại hạt
Những loại hạt phổ biến như hạnh nhân, hạt điều, và hạt bí là các nguồn cung cấp magie, protein thực vật, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất khác, giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp.
Hạt lanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng của người bệnh tuyến giáp, vì trong hạt lanh chứa axit béo omega-3 quan trọng cho sức khỏe của tuyến giáp. [1]
Những loại hạt giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp
Sữa
Người mắc bệnh cường giáp thường gặp phải rối loạn chuyển hóa canxi trong máu, dẫn đến thiếu hụt canxi trong cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Vì vậy, người mắc bệnh cường giáp nên sử dụng các sản phẩm từ sữa để bổ sung lượng canxi thiếu hụt, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. [2]
Người mắc bệnh cường giáp nên sử dụng các sản phẩm từ sữa
Thịt gà và thịt bò
Thịt gà và thịt bò là các nguồn cung cấp protein rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt gà và thịt bò còn chứa nhiều kẽm – một khoáng chất thiết yếu để cân bằng hoạt động của tuyến giáp trong cơ thể.
Vì vậy, việc bổ sung thịt gà và thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày của người mắc bệnh tuyến giáp khá quan trọng. [2]
Thịt gà và thịt bò là một nguồn cung cấp protein giàu nạc rất tốt cho sức khỏe
Cá và hải sản
Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nên cân nhắc bổ sung thêm cá và các loại hải sản vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Cá và các loại hải sản như tôm, tôm hùm, cua,… là nguồn cung cấp iốt, kẽm, vitamin B và axit béo omega 3, các chất dinh dưỡng có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. [2]
Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với hàm lượng vừa phải để tránh các bệnh như rối loạn tuyến giáp, dị ứng hoặc khiến nhịp tim không ổn định do hấp thụ quá nhiều i-ốt.
Cá và các loại hải sản là nguồn cung cấp iốt
Quả mọng
Các chất chống oxy hóa có trong quả mọng giúp duy trì hoạt động tuyến giáp một cách ổn định. Vì thế, việc bổ sung các loại quả mọng như việt quất, dâu tây và nho có thể giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong các loại quả này còn có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, giảm nguy cơ suy giáp, mệt mỏi và tăng cân trong lúc điều trị bệnh. [2]
Quả mọng có thể giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp
Rau lá xanh
Các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, súp lơ xanh, rau diếp, rau bina… là nguồn vitamin A, vitamin K dồi dào, rất cần thiết để tăng cường chức năng tuyến giáp.
Ngoài ra, rau lá xanh cũng là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Từ đó, cơ thể có thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể để chống lại các loại bệnh, bao gồm bệnh tuyến giáp. [1]
Rau lá xanh tăng cường chức năng tuyến giáp
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ. Khi tiêu hóa chúng, cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn, nhờ đó có thể thúc đẩy tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm như yến mạch, gạo lứt, giá đỗ, bánh mì từ ngũ cốc lên men và hạt diêm mạch vào chế độ ăn của bạn để có thể giúp hỗ trợ tuyến giáp khỏe mạnh. [1]
Ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ tuyến giáp khỏe mạnh
Quả bơ
Bơ là một loại thực phẩm cần thiết cho những người bị bệnh tuyến giáp vì có chứa nhiều dinh dưỡng.
Trong đó, chất béo chưa bão hòa (acid oleic và acid linoleic) là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp và duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp. Omega-3 có khả năng giúp giảm viêm nhiễm và ổn định hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, Vitamin A và E (chất chống oxy hóa) có trong bơ giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Ngoài ra, kali trong bơ sẽ giúp cân bằng nước và điện giải trong cơ thể cùng lượng chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. [1]
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường: Cách nhận biết và phòng ngừa
Bơ là thực phẩm cần thiết cho những người bị bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Đậu nành
Được coi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng đậu nành lại không phải là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp. Vì hàm lượng isoflavone có trong đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ iod của tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất hormone của tuyến giáp.
Do đó, những người mắc u tuyến giáp cần hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như nước tương, đậu phụ, sữa đậu nành, và các sản phẩm có chứa đậu nành khác. [3]
Người mắc u tuyến giáp hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành
Bắp cải và rau họ cải
Bạn nên tránh ăn những loại rau thuộc họ cải như cải bắp, cải bẹ, cải thìa,… bởi vì chúng chứa một loại chất Glucosinolates – là hợp chất có chứa lưu huỳnh và nitơ. Các hợp chất này gây trở ngại cho việc sản xuất hormone tuyến giáp làm giảm khả năng hấp thụ Iot của tuyến giáp. [3]
Bệnh nhân tuyến giáp nên tránh ăn những loại rau thuộc họ cải
Thực phẩm giàu I-ốt
I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng người bệnh cần bổ sung i-ốt ở mức hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.
Nếu người bệnh lạm dụng i-ốt sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, gây viêm tuyến giáp làm tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để bổ sung lượng i-ốt phù hợp. [3]
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để bổ sung lượng i-ốt phù hợp
Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp vốn đã không tốt cho sức khoẻ người dùng vì chứa nhiều chất béo và một số chất phụ gia, chất bảo quản.
Việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình sản sinh thyroxin của tuyến giáp và ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, khiến người bệnh lâu hồi phục hơn.
Bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm nhiều đường, chất xơ
Mặc dù chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hóa nhưng người bệnh cần tiêu thụ một cách hợp lý khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Việc tiêu thụ chất xơ quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị của cơ thể.
Bên cạnh đó, các thực phẩm như bánh kẹo, đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm bạn tăng cân, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Thực phẩm nhiều đường ảnh hưởng đến quá trình điều trị tuyến giáp
Các chất kích thích
Một điều cần lưu ý là các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… hay các đồ uống chứa cafein cũng là nguyên nhân làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Do vậy, bệnh nhân nên uống thuốc trị bệnh tuyến giáp vào lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn 1h.
Các chất kích thích không tốt cho bệnh nhân tuyến giáp
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa một lượng lớn axit lipoic, ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc điều trị tuyến giáp. Vì thế, người bệnh nên lưu ý cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ nội tạng động vật trong quá trình điều trị.
Nội tạng động vật làm giảm tác dụng của thuốc điều trị
Thực phẩm giàu selen
Bạn không nên tiêu thụ quá 200 microgam selen mỗi ngày. Selen là một chất cần thiết để hỗ trợ chức năng tuyến giáp, tuy nhiên bạn không nên bổ sung chất này quá nhiều vì sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, gây viêm tuyến giáp.
Selen có trong các loại thực phẩm như cá, quả hạch, thịt và gia cầm. Vì vậy, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu selen nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng nó để hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp. [3]
>>>>>Xem thêm: Cây sầu đâu là gì? 9 công dụng điều trị bệnh và lưu ý sử dụng
Tiêu thụ quá nhiều Selenium có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp
Các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại lợi ích hoặc gây ảnh hưởng đến các chức năng của tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh tuyến giáp cần phải lưu ý trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì nhé!