Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Rate this post

Bỏng là tình trạng tổn thương da thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Nắm được những kỹ năng cơ bản trong sơ cứu có vai trò quan trọng trong điều trị bỏng. Cùng tìm hiểu bị bỏng nên làm gì qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Sơ cứu khi bị bỏng mức 1

Bỏng mức độ 1 thường chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da nên có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ và làm lành ngoài da như:

  • Hạ nhiệt cho vết bỏng bằng cách ngâm với nước lạnh trong khoảng 15 phút hoặc đặt vết bỏng dưới vòi nước chảy, sử dụng vải lạnh, khăn lạnh.
  • Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng da hoặc lô hội, thuốc mỡ kháng sinh mỏng lên vết bỏng (được bác sĩ kê toa).
  • Chú ý không thoa bơ, dầu mỡ hoặc bột lên vết bỏng.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Hạ nhiệt cho vết bỏng dưới vòi nước khi bỏng mức độ 1

Sơ cứu khi bị bỏng mức 2

  • Hạ nhiệt và giảm đau vết bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh ít nhất 15 phút, có thể đắp một miếng vải ướt lên vùng da bỏng. Sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bỏng.
  • Dùng băng gạc y tế băng vết bỏng lại và thay mới mỗi ngày.
  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài vì khi da lành rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Với vết bỏng mức độ 2, cần phải ngâm trong nước

Sơ cứu khi bị bỏng mức 3

Bỏng mức độ 3 là tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm vì lúc này vết bỏng gây tổn thương phần lớn lớp da bên ngoài.

Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh cho vải, quần áo dính vào khu vực vết bỏng, không nhúng vết bỏng vào nước và bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết bỏng. Đặt phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể sử dụng băng gạc y tế ẩm, mát băng lại. [1]

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Có thể sử dụng băng gạc y tế ẩm để băng vết bỏng độ 3

Cởi bỏ đồ trang sức

Người bị bỏng cần nhanh chóng loại bỏ các đồ dùng trang sức tại vị trí vết bỏng một cách nhẹ nhàng trước khi khu vực bỏng bị sưng lên.

Khi bị bỏng vết thương sẽ sưng phồng lên nhanh chóng, lúc này nếu người bệnh có đeo trang sức thì chúng sẽ siết chặt cản trở việc lưu thông máu cũng như làm da bị tổn thương thêm. [2]

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Vết bỏng có thể sưng phồng nên cần loại bỏ trang sức ở khu vực bỏng

Không nên cố gắng loại bỏ quần áo bị dính

Khi bị bỏng việc quan trọng nên làm là nhanh chóng loại bỏ quần áo khỏi khu vực bỏng, tuy nhiên nếu quần áo đã dính chặt vào da thì bạn không nên cố gắng loại bỏ chúng. Điều này không giúp cải thiện tình hình mà còn có thể khiến vết thương nặng hơn và có thể bị nhiễm trùng. [3]

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Cần nhanh chóng loại bỏ quần áo tuy nhiên không nên cố loại bỏ quần áo đã dính vào vết bỏng

Dùng nước lạnh

Làm mát vết bỏng là phương pháp đơn giản, hiệu quả trong sơ cứu vết bỏng giúp làm dịu cảm giác nóng rát và hạn chế các tổn thương trên da.

Giữ vùng da bị bỏng bên dưới vòi nước mát hoặc dùng một chiếc khăn vải thấm nước đặt lên vết bỏng trong khoảng 15 phút giúp cải thiện tình trạng bỏng nhẹ. [4]

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Dùng nước làm mát vết bỏng là phương pháp hữu hiệu

Dùng khoai tây

Khoai tây có đặc tính làm dịu và chống kích ứng nên rất có hiệu quả trong việc cải thiện cảm giác đau rát và tổn thương da khi bị bỏng. Đây là thành phần hỗ trợ tốt cho việc điều trị các vết bỏng nhỏ như vết bỏng ở trên tay.

Sử dụng khoai tây đã cắt thành lát mỏng thoa lên vết bỏng trong khoảng 15 phút, để đặt hiệu quả cao nhât thì bạn nên áp dụng phương pháp này càng sớm càng tốt.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Dùng lát khoai tây đắp lên vết bỏng khoảng 15 phút để làm dịu cơn bỏng

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có thành phần giàu chất béo bão hòa và vitamin E giúp dưỡng ẩm rất tốt cho da. Sử dụng dầu dừa giúp làm mát và làm dịu cho da, cải thiện cảm giác nóng rát của vết bỏng. Đặc biệt, kết hợp dầu dừa với nước chanh có thể giúp gia tăng hiệu quả.

  • Trộn hỗn hợp gồm dầu dừa và nước cốt chanh.
  • Thoa đều 1 lớp mỏng hỗn hợp trên lên vết bỏng.
  • Để khô tự nhiên.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Dầu dừa giúp trị bỏng

Dùng lô hội

Lô hội (nhiều nơi gọi là nha đam) có chứa vitamin E, vitamin, khoáng chất, enzyme và các saponin có hiệu quả rất tốt trong việc dưỡng ẩm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng viêm. Sử dụng lô hội có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng nóng rát ở vết bỏng nhẹ.

  • Cắt bỏ phần vỏ ngoài của lá cây lô hội để lấy phần keo bên trong và bôi lên vết bỏng.
  • Có thể trộn thêm bột nghệ vào keo lô hội để bôi vào khu vực bị bỏng.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Dược vật tư Y tế Hải Dương của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Có thể dùng lô hội trị bỏng

Dùng mật ong

Mật ong là một loại dược liệu với công dụng chữa lành rất tốt nên rất hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ điều trị bỏng. Mật ong nổi bật với khả năng kháng khuẩn, giảm viêm thúc đẩy quá trình phục hồi.

Sử dụng mật ong trong điều trị vết bỏng:

  • Dùng một chiếc băng gạc y tế và thoa mật ong lên đó.
  • Đắp băng gạc trên lên vùng da bị bỏng.
  • Để vài giờ và thay băng có thoa mật ong 3 – 4 lần mỗi ngày.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Mật ong giúp trị bỏng

Dùng nước ép hành tây

Trong thành phần của nước ép hành có chứa hợp chất lưu huỳnh với tác dụng giảm đau cùng khả năng ngăn chặn hình thành mụn mụn nước nên rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng của vết bỏng.

Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng nước ép hành tươi. Thoa một lớp nước ép hành tây lên bề mặt vết bỏng và có thể lặp lại phương pháp này vài lần mỗi ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Nước ép hành tây có thể trị bỏng

Dùng giấm

Giấm có tính acid nhẹ nên có khả năng khử trùnglàm săn se bề mặt vết bỏng nên ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùnggiảm cảm giác đau rát.

Phương pháp sử dụng giấm để chữa bỏng:

  • Pha loãng giấm với nước.
  • Rửa sạch vùng da bị bỏng.
  • Dùng một chiếc băng gạc được ngâm trong dung dịch giấm pha loãng quấn lên vết bỏng.
  • Thay băng sau mỗi 2 – 3 giờ.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Có thể sử dụng giấm táo để trị bỏng

Tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương nổi bật với khả năng kháng khuẩn, chống viêmgiảm đau tự nhiên giúp thúc đẩy sự phát triển và tái tạo mô mới. Điều này có hiệu quả tốt trong việc chữa lành vết bỏng giúp làm giảm vết sẹo.

Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương còn có tính an thần nên có thể làm dịu cảm giác khó chịu và giúp bạn thư giãn.

Cách để sử dụng cây oải hương để chữa lành vết bỏng:

  • Hòa vài giọt tinh dầu oải hương vào ly nước.
  • Dùng một chiếc khăn vải mềm ngâm vào hỗn hợp trên, sau đó chấm lên vùng bị bỏng nhiều lần.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Tinh dầu oải hương giúp trị bỏng

Trà đen

Trong trà đen chứa hợp chất acid tannic có khả năng giảm đau làm săn bề mặt vết bỏng, giúp bạn cải thiện cảm giác khó chịu.

Cách sử dụng như sau:

  • Ngâm túi trà vào nước ấm trong vòng vài phút.
  • Để nguội và dùng một miếng băng gạc ngâm trong nước trà pha, sau đó quấn nhẹ lên vùng da bị bỏng.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Trà đen giúp trị bỏng

Lá mã đề

Giống như các phương pháp chữa bỏng đã nêu, lá cây mã đề có hiệu quả tốt trong điều trị bỏng vì loại dược liệu này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp cải thiện cảm giác khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách sử dụng lá mã đề để chữa bỏng:

  • Nghiền nhuyễn lá cây mã đề.
  • Thoa đều lên bề mặt vết bỏng và dùng băng gạc y tế quấn lại.
  • Có thể thay băng mới khi băng khô.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Lá mã đề giúp điều trị bỏng

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bỏng mức độ 3 hay bỏng mức độ 2 trên diện tích da lớn là tình trạng nghiêm trọng và cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp do đó, cần đưa người bị bỏng nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Một số dấu hiệu cần gặp bác sĩ bạn cần lưu ý:

  • Sốt trên 38 độ C.
  • Xuất hiện chất lỏng chảy ra từ vết bỏng và có mùi hôi.
  • Vết bỏng sưng to và đỏ bất thường.
  • Bỏng một khu vực lớn trên da.
  • Vết bỏng không lành.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

Sốt có thể cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi bị bỏng

Các xét nghiệm bệnh

Chụp X-quang ngực có thể được chỉ định đối với bệnh nhân bỏng nhập viện. Ngoài ra, các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để theo dõi bệnh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như:

  • Đo huyết sắc tố, hematocrit và chất điện giải trong huyết thanh.
  • Đo nitơ urê máu, creatinin, albumin.
  • Điện tim, xét nghiệm nước tiểu.

Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, bỏng lửa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Chụp X-quang ngực có thể được chỉ định

Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám

  • TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,…
  • Hà Nội: Viện Bỏng Quốc Gia, Bệnh viện Xanh Pôn,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích trong trị bỏng. Tuy nhiên, với trường hợp bị bỏng nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Nếu thấy nội dung bài viết hay, hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *