Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Rate this post

Bệnh chuột rút là một trong những biểu hiện của sự co thắt cơ bắp, xảy ra đột ngột và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Vậy người hay bị chuột rút thiếu chất gì?. Làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Chuột rút là gì?

Chuột rút cơ bắp là sự co thắt đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ. Chứng chuột rút có thể gây ra cơn đau dữ dội. Mặc dù nói chung là vô hại, chuột rút có thể khiến cơ hoặc nhóm cơ đó tạm thời không thể hoạt động bình thường được. Chuột rút có thể kéo dài từ vài giây đến 10 phút.

Phần lớn các trường hợp, bạn thường có thể điều trị chuột rút tại nhà bằng các biện pháp tự chăm sóc. Hầu hết chuột rút xảy ra ở cơ chân, đặc biệt là ở bắp chân. Bên cạnh cơn đau nhói, đột ngột, bạn cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một cục u cứng bên dưới da.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Chuột rút cơ bắp là sự co thắt đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ

Đối tượng dễ bị chuột rút

  • Các đối tượng tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, tập luyện với cường độ cao, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, mất điện giải gây chuột rút.
  • Một số loại thuốc (ví dụ: nhóm statin – thuốc giúp giảm mức cholesterol, thuốc lợi tiểu thải kali) và một số tình trạng bệnh lý (ví dụ: bệnh gan, tiểu đường) cũng có thể gây chuột rút cơ bắp.
  • Người lớn tuổi mất đi một phần khối lượng cơ bắp, chức năng hệ thần kinh cũng suy giảm. Điều này dẫn đến những cơn co thắt cơ nghiêm trọng hoặc tê bì chân tay ở người già.
  • Ở phụ nữ có thai, khối lượng của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên đôi chân của người mẹ, điều đó khiến các mạch máu, các dây thần kinh bị chèn ép, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút. Không chỉ vậy, cơ chế tích nước trong thai kỳ cũng gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải dẫn đến hiện tượng chuột rút.
  • Hoặc đơn giản là bạn giữ một tư thế trong thời gian dài cũng có thể gây ra chuột rút cơ.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Người tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài dễ bị chuột rút

Bị chuột rút là thiếu chất gì?

Canxi

Có một số nguyên nhân gây hạ canxi máu như: thiếu hụt magie, suy thận, hoặc suy tuyến cận giáp. Hạ canxi máu cũng có thể xảy ra khi nồng độ vitamin D máu thấp, vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi.

Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hạ canxi máu. Các yếu tố bao gồm nghiện rượu, bệnh thận hoặc gan, chế độ ăn uống thiếu canxi, suy dinh dưỡng. Khi bị hạ canxi máu một cách đột ngột, người bệnh có thể bị co thắt cơ, chuột rút hoặc cứng cơ gây ra sự đau đớn và khó chịu.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Hạ canxi máu đột ngột, người bệnh có thể bị co thắt cơ, chuột rút

Kali

Kali là chất tham gia vào hoạt động của tế bào đồng thời đảm bảo sự co giãn của cơ. Nồng độ kali trong máu giảm so với mức bình thường sẽ khiến yếu cơ, hoạt động giảm năng suất và thường xuyên co thắt gây chuột rút.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ kali máu là mất quá nhiều kali từ thận (ví dụ: hội chứng Cushing, hạ magie máu) hoặc ống tiêu hóa (ví dụ: nôn kéo dài, tiêu chảy mạn tính), chế độ ăn uống thiếu kali, mất kali qua mồ hôi. Ngoài ra còn có thể do sử dụng một số loại thuốc: lợi tiểu thải kali, các thuốc nhuận tràng,…

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Nồng độ kali máu giảm sẽ khiến yếu cơ và thường xuyên co thắt gây chuột rút

Các khoáng chất

Những khoáng chất khác như magie, natri đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Khi bị thiếu hụt các chất này, cơ thể sẽ thường xuyên bị chuột rút hơn do mất cân bằng điện giải.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Khi bị thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu, cơ thể sẽ thường xuyên bị chuột rút

Thiếu oxy đến các cơ

Vận động nhiều, kéo dài làm tăng các phản ứng yếm khí tại các cơ, gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt. Acid lactic gây rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ, nên dù não muốn cơ thư giãn sau khi vận động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau.

Việc chèn ép các động mạch cung cấp máu cho chân có thể gây ra cơn đau như chuột rút. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế, phụ nữ có thai và người mắc các bệnh lý như xơ cứng động mạch có thể bị chuột rút do điều này.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Thiếu oxy đến các cơ gây chuột rút ở phụ nữ có thai

Thiếu hoặc thừa nước

Tình trạng thiếu hoặc thừa nước trầm trọng sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này khiến các cơ dễ bị co thắt hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút.

Khi vận động, lao động cường độ cao trong thời tiết nắng nóng, việc đổ mồ hôi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và muối khoáng. Từ đó dẫn đến những cơn co cơ hay chuột rút.

Trung bình, người lớn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng khi uống quá ít nước, điều này sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước và gây ra các tình trạng đau đầu, đau bụng, táo bón, khô mắt, mỏi cơ,…

Còn khi uống quá nhiều nước, cơ thể sẽ thừa nước và gây ra tình trạng tràn dịch, tăng huyết áp, chóng mặt, mất cân bằng điện giải, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nên uống nước đủ mức và định kỳ mỗi ngày, tránh uống quá nhiều nước trong một lần và uống theo từng đợt thay vì uống hết cùng một lúc.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp các thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ giúp hiểu rõ bệnh

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Thiếu hoặc thừa nước đều có thể gây chuột rút

Một số nguyên nhân khác

  • Căng thẳng, stress kéo dài: Cortisol là một hormone chống stress, khi cơ thể gặp phải những căng thẳng, lo lắng sẽ kéo theo tình trạng cortisol tăng cao. Tăng cortisol nguyên phát hay thứ phát đều dẫn đến tăng bài tiết kali ở các đoạn ống thận (quai Henlle, ống lượn xa) do đó gây chuột rút.
  • Giãn tĩnh mạch ở chân: Có đến 70% trường hợp người thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm là do nguyên nhân suy giảm hệ thống tĩnh mạch ở chân. Sự tắc nghẽn máu tĩnh mạch khiến các cơ dễ bị kích thích và gây ra hiện tượng chuột rút khi đang ngủ.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Giãn tĩnh mạch ở chân có thể gây chuột rút

Các thực phẩm cần bổ sung để tránh bị chuột rút

Thực phẩm giàu kali

Những thực phẩm chứa nhiều kali bạn có thể lựa chọn như: chuối, nho, các loại đậu, cải bắp, cam quýt, cà chua, cá ngừ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều kali bạn cũng cần lưu ý về tình trạng sức khỏe thận của mình.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Bổ sung các thực phẩm giàu kali để tránh tình trạng chuột rút

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Sữa và chế phẩm sữa, phô mai là thực phẩm giàu canxi, sau đó là đậu hũ, hải sản, đậu các loại, rau xanh có lá màu đậm… Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là canxi từ các nguồn thực phẩm khác.

Cần lưu ý sữa, sữa chua, phô mai có chứa nhiều canxi, nhưng cũng chứa một lượng không nhỏ chất béo động vật (chất béo bão hòa), vì vậy cần lưu ý trên những người tăng mỡ máu vì có thể gây ra các bệnh tim mạch.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Các thực phẩm giàu canxi giúp hạn chế chứng chuột rút, co cơ

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng

Đôi khi việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không đạt được hiệu quả cao nên bạn có thể dùng thêm các viên uống bổ sung canxi, magie, kali và các vitamin, khoáng chất khác. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng chuột rút thường xuyên của mình thực sự là do đâu, từ đó có hướng giải quyết đúng đắn.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng để ngăn ngừa chuột rút

Phòng ngừa nguy cơ bị chuột rút

  • Uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất điện giải như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… trước, trong và sau khi luyện tập, lao động.
  • Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện.
  • Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
  • Khi ngồi làm việc, hãy lựa chọn tư thế thoải mái để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.

Bị chuột rút thiếu chất gì? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Khởi động tốt trước khi vận động để ngăn ngừa chuột rút

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Triệu chứng cần gặp bác sĩ

Thông báo với bác sĩ nếu chứng chuột rút đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên bị chuột rút ở chân hoặc chúng cản trở giấc ngủ của bạn.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và kiểm tra chân của bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và nước tiểu, để loại trừ các tình trạng chuột rút thứ phát.

Một số bệnh viện uy tín

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân dân 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lê Hồng Phong, Bệnh viện Việt-Pháp,…

Hy vọng bài viết đã chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

Nguồn: NHSinform, Mayoclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *