Bí đao là một loại rau củ thuộc họ Bầu bí, thường được sử dụng làm món canh trong bữa ăn hàng ngày hoặc để làm nước giải khát, thanh nhiệt, giải độc. Vậy bí đao bao nhiêu calo? Ăn bí đao có giảm cân không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bí đao bao nhiêu calo? Ăn bí đao có giảm cân không? Các lưu ý khi ăn
Contents
Bí đao bao nhiêu calo?
Một phần bí đao trung bình có trọng lượng khoảng 100g, chứa khoảng 13 calo. Tuy nhiên, lượng calo có thể thay đổi tùy thuộc vào giống của bí đao và cách chế biến. Nếu bạn nấu bí đao với nhiều gia vị hay dầu mỡ, lượng calo trong món ăn có thể tăng lên. [1]
Dưới đây là một số thông tin về lượng calo có trong các loại nước từ bí đao:
- Một ly trà bí đao 100ml (có thêm đường) cung cấp khoảng 80 calo.
- Một ly trà bí đao hạt chia 100ml cung cấp khoảng 120 – 200 calo.
- Một ly nước bí đao nguyên chất 100ml cung cấp khoảng 24 calo.
Trung bình 100g bí đao chứa khoảng 13 calo
Ăn bí đao có giảm cân không?
Bí đao là một loại thực phẩm có lượng calo thấp vì thành phần chủ yếu là nước và chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, tránh mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.
Trong một nghiên cứu, người tham gia được áp dụng chế độ ăn giảm cân (trong thực đơn có hoặc không có bí đao) và đã cho kết quả như sau: những người ăn bí đao giảm trung bình khoảng 1,4kg và những người không ăn chỉ giảm 1,2kg. Từ đó, ta có thể thấy bí đao thực sự có hiệu quả trong quá trình giảm cân.
Tuy nhiên, giảm cân là một quá trình phức tạp và không chỉ dựa vào một loại thực phẩm duy nhất nào. Để đạt được hiệu quả giảm cân, tốt nhất bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống cân đối khoa học và duy trì những thói quen lành mạnh như thường xuyên tập thể dục. [2]
Bí đao nhiều chất xơ giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn nên sẽ giúp giảm cân
Cách ăn bí đao giảm cân
Trong quá trình chế biến bí đao, có một số nguyên tắc chung giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của bí đao và giảm lượng calo tổng của món ăn, từ đó giúp quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn như:
- Hạn chế thêm đường hoặc sữa để tránh hàm lượng calo trong món ăn tăng cao.
- Chế biến đơn giản để tránh làm mất các chất như vitamin và khoáng chất.
- Ưu tiên việc chế biến tại nhà để kiểm soát thành phần dinh dưỡng và chất lượng thực phẩm.
Bí đao luộc
Luộc bí đao là một trong những cách chế biến đơn giản và giúp đạt hiệu quả trong quá trình giảm cân. Dưới đây là các bước làm món bí đao luộc mà ai cũng có thể thực hiện:
- Bước 1: Chọn một quả bí đao chín, màu xanh đậm và không có vết thâm. Rửa sạch bí đao bằng nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Bước 2: Sử dụng dao sắc hoặc đồ bào để gọt bỏ phần vỏ xanh và phần hạt bên trong.
- Bước 3: Thái bí đao thành các miếng vừa ăn.
- Bước 4: Đun sôi nước, rồi cho bí đao vào luộc khoảng 10 phút cho đến khi bí đao mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn.
- Bước 5: Khi bí đao đã chín, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc chấm cùng một ít gia vị (súp, nước mắm,…)
Bí đao luộc là một món ăn thanh mát, không chứa quá nhiều gia vị nên sẽ giúp giảm cân
Canh bí đao
Canh bí đao là một món ăn thanh mát, giàu chất xơ và ít calo, rất phù hợp với chế độ giảm cân. Bạn có thể ăn canh bí đao trong bữa ăn chính hoặc ăn riêng như một bữa ăn nhẹ trong ngày, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn.
Các bước để nấu canh bí đao rất đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và thái miếng vừa ăn.
- Bước 2: Cho dầu vào nồi nóng, phi thơm hành, tỏi băm và cho bí đao vào đảo đều khoảng 2 phút (có thể xào thêm với nấm).
- Bước 3: Đổ nước vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì cho hành lá cắt nhỏ vào rồi tắt bếp (có thể cho thêm đậu hũ).
- Bước 4: Trình bày món ăn ra tô và thưởng thức.
Canh bí đao là một món ăn thanh mát, giàu chất xơ và ít calo
Nước ép bí đao
Bí đao là một loại quả giàu chất xơ và nước, ít calo và không chứa chất béo. Nước ép bí đao có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
Dưới đây là cách bước làm nước ép bí đao thơm ngon:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm bí đao đã gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ cùng các loại rau củ quả khác như cần tây, dứa, bạc hà, chanh, chanh dây, củ dền,…
- Bước 2: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy ép hoặc máy xay sinh tố và nghiền nhuyễn khoảng 1 – 2 phút.
- Bước 3: Lọc bỏ phần bã, lấy phần nước ép, thêm đá hoặc ướp lạnh để thưởng thức.
Nước ép bí đao giàu chất xơ làm tăng cảm giác no, giúp hạn chế việc dung nạp nhiều calo
Trà bí đao
Bí đao chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt chúng lại ít calo và chất béo, vì thế trà làm từ bí đao là một loại đồ uống phổ biến, có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Trà bí đao không chỉ giúp bạn cảm thấy no hơn mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể và tăng cường quá trình tiêu hóa.
Dưới đây là các bước đơn giản để làm trà bí đao hạt chia:
- Bước 1: Bí đao rửa sạch, thái mỏng và đem phơi khô ngoài nắng 2 ngày.
- Bước 2: Cho bí đao đã phơi khô vào chảo rang nhỏ lửa, đều tay khoảng 3 phút cho đến khi vàng và có mùi thơm.
- Bước 3: Ngâm hạt chia khoảng 15 phút cho chúng nở ra.
- Bước 4: Lấy 1 nồi to cho bi đao đã rang, 1/3 quả la hán xé nhỏ, 6 nhánh lá dứa, sau đó đổ 2,5 lít nước vào và đun nhỏ lửa khoảng 1 – 1,5 tiếng.
- Bước 5: Sau khi nấu, lọc bỏ phần bã và lấy phần nước. Sau đó, cho khoảng 100g đường phèn vào khuấy đều.
- Bước 6: Đợi phần nước nguội, rót ra ly và thưởng thức.
Tìm hiểu thêm: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau
Trà bí đao giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe
Tác dụng của bí đao
Ngoài tác dụng giảm cân, bí đao cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật khi bổ sung bí đao vào thực đơn hằng ngày thường xuyên:
- Tăng cường sức đề kháng: Bí đao cung cấp tới 19% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bạch cầu, giúp tấn công các mầm bệnh, chống nhiễm trùng.
- Tăng cường thị lực: Bí đao là một nguồn thực phẩm giàu beta – caroten, một dạng tiền chất của vitamin A. Beta – caroten được chuyển hóa thành retinol trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của võng mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Bí đao chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Hỗ trợ giảm đau đầu: Bí đao cung cấp tới 8% lượng riboflavin cơ thể cần hàng ngày. Riboflavin là một chất chống oxy hóa giúp làm dịu các triệu chứng đau đầu do căng thẳng hoặc viêm. [2]
Ngoài tác dụng giảm cân, ăn bí đao còn mang tới nhiều lợi ích khác cho sức khỏe
Ăn nhiều bí đao có tốt không?
Ăn nhiều bí đao có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Gây khó chịu cho hệ tiêu hóa: Bí đao chứa nhiều kali nên khi ăn quá nhiều chúng có thể dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.
- Gây cảm lạnh: Bí đao có tính hàn nên chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ chỉ xảy ra khi tiêu thụ bí đao quá mức. Các triệu chứng này cũng không quá đáng lo ngại vì chúng sẽ tự thuyên giảm sau đó khi chúng ta ngừng tiêu thụ nhiều bí đao. Tốt nhất, bạn nên ăn bí đao với lượng vừa phải để tận dụng được các lợi ích từ chúng. [3]
Ăn quá nhiều bí đao có thể khiến bạn bị buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
Lưu ý khi ăn bí đao
Đối tượng không nên ăn nhiều bí đao
Các đối tượng sau đây nên hạn chế ăn nhiều bí đao hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ quá nhiều:
- Bệnh nhân tiểu đường: Bí đao chứa lượng đường tự nhiên khá cao, cho nên khi ăn quá nhiều có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu.
- Người có vấn đề về thận: Bí đao có tính mát, chứa nhiều kali, lợi tiểu nhưng khi ăn quá nhiều khiến hệ thống thận phải hoạt động quá mức, từ đó khiến các bệnh tại thận trở nên trầm trọng hơn.
- Người bị huyết áp thấp: Bí đao rất ít calo nên khi ăn bí đao thay bữa ăn chính sẽ khiến hạ huyết áp nhanh chóng và dễ dẫn đến đột quỵ.
- Người có cơ địa bị lạnh: Bí đao có tính hàn vì vậy người đang gặp các vấn đề về dạ dày (tỳ vị hư hàn) như lạnh bụng, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy,… nên tránh ăn bí đao.
- Người bị dị ứng: Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng một số người có thể có phản ứng dị ứng với bí đao. Nếu bạn có biểu hiện như phát ban, ngứa, hoặc khó thở sau khi tiếp xúc với bí đao, hãy ngừng tiêu thụ và tham khảo ý kiến bác sĩ. [4] [5]
Người bị bệnh về thận không nên ăn nhiều bí đao
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản bí đao
Khi chọn mua và bảo quản bí đao, hãy lưu ý những điều sau để đảm bảo bí đao giữ được độ tươi ngon và an toàn cho sức khỏe:
- Chọn bí đao tươi: Bạn nên chọn những quả có vỏ màu xanh đậm, không có vết thâm, vết mốc, vết nứt, lỗ sâu hay dấu hiệu thối rữa.
- Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp: Bạn nên bảo quản bí đao ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, tránh nơi ẩm mốc. Ở nhiệt độ 10 – 13 độ C bí đao có thể giữ được độ tươi ngon khoảng 3 – 6 tháng.
- Tốt nhất nên sử dụng ngay: Bí đao là loại rau củ có tuổi thọ ngắn, do đó nên sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo tận hưởng tối đa những giá trị dinh dưỡng và sự tươi ngon cua bí.
Bí đao nên được sử dụng khi còn tươi để đảm các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn
Lưu ý khi ăn bí đao
Để ăn bí đao một cách an toàn và hiệu quả, mang lại các tác dụng tích cực, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn bí đao sống: Bí đao sống có tính xà phòng hóa rất cao, chúng có thể phá hủy hệ thống tiêu hóa của bạn. Khi được nấu chín, tính xà phòng gần như sẽ mất hết, cho nên bạn cần nấu kỹ bí đao trước khi sử dụng.
- Không nên ăn bí đao bị đắng: Bí đao bị đắng do yếu tố thời tiết, sâu bệnh hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, khiến hàm Cucurbitacin tăng cao. Thông thường Cucurbitacin có lợi cho sức khỏe nhưng với lượng Cucurbitacin quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngộ độc.
- Không nên ăn bí đao giảm cân quá 2 tháng: Bí đao là thực phẩm lành tính, tốt cho cơ thể nhưng ăn bí đao kéo dài khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng và có thể dẫn đến suy nhược nghiêm trọng.
- Không lạm dụng ăn bí đao: Bí đao là một nguồn cung cấp vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn bí đao mà không đa dạng các loại thực phẩm khác sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn hãy duy trì một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và lành mạnh. [6]
>>>>>Xem thêm: 18 tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe bạn nên biết
Không nên ăn bí đao còn sống hoặc bí đao có vị đắng
Bí đao được biết đến là một loại rau củ rất nhiều chất xơ, ít calo và chất béo. Vì vậy, bí đao thường là một loại thực phẩm được ưu tiên trong chế độ giảm cân của nhiều người. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều bí đao cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Do đó, bạn hãy ăn bí đao với lượng vừa phải nhé!