Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Rate this post

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ gây bọng nước trên da. Một số quan niệm cho rằng trẻ bị thủy đậu cần kiêng nước và kiêng tắm. Cùng tìm hiểu xem liệu bị thủy đậu có được tắm không qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp với tổn thương bọng nước đặc trưng

Thủy đậu có tắm được không?

Quan niệm kiêng tắm và kiêng nước cho trẻ bị thủy đậu là sai lầm. Thực tế, việc kiêng tắm có thể khiến vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da, tạo điều kiện cho các vết bọng nước bị tổn thương trở nên nhiễm trùng và gây viêm da nặng hơn.

Ngoài ra, không tắm rửa sạch sẽ khi bị thủy đậu có thể gây ngứa ngáy. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và thường gãi nhiều vào vùng da bị tổn thương, gây trầy xước da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương của bọng nước.

Trẻ bị thủy đậu có thể tắm được bình thường để giữ cho thân thể sạch sẽ. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý khi tắm gội cho trẻ cần nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương gây trợt loét da.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu có thể tắm bình thường

Mẹo tắm thuỷ đậu nhanh khỏi

Tắm bằng baking soda (bột nổi)

Baking soda (bột nổi, bột nở) có thành phần chính là natri bicarbonat (NaHCO3), chúng có khả năng kháng viêm, giúp se khô miệng vết thương. Vì vậy, tắm bằng baking soda hằng ngày giúp nhanh liền vết bọng nước của bệnh thủy đậu.

Cha mẹ có thể pha 1 cốc baking soda với 1 chậu nước ấm, sau đó cho trẻ ngâm và tắm trong 15 – 20 phút hằng ngày. Baking soda giúp cân bằng pH, làm dịu da, giảm cảm giác ngứa rát, đồng thời giúp lành vết thương nhanh chóng.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, từ đó giúp nhanh lành vết thương, bảo vệ da, hạn chế nguy cơ viêm da.

Do đó, việc sử dụng hoa cúc tươi đun nước tắm cho trẻ hằng ngày giúp làm lành nhanh các vết bọng nước do bệnh thủy đậu. Ngoài ra, trà hoa cúc có mùi hương dễ chịu, giúp trẻ thư giãn, giữ da luôn thơm tho.[1]

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Trà hoa cúc giúp nhanh lành vết bọng nước do bệnh thủy đậu

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch là thành phần lành tính với da và có khả năng làm dịu da, giảm ngứa. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hút ẩm nhẹ, giúp các nốt mụn nước thủy đậu mau khô, giảm nguy cơ gây bội nhiễm và nhanh lành vết thương trên da.

Cha mẹ có thể sử dụng bột yến mạch đã xay mịn pha vào chậu nước ấm cho trẻ tắm hằng ngày. Sử dụng một cốc bột cho mỗi lần tắm đối với trẻ lớn, 1/2 cốc cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng bột yến mạch mịn sạch thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy cho trẻ.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Tắm bằng bột yến mạch giúp giảm ngứa và nhanh lành vết thương do thủy đậu

Lá kinh giới

Kinh giới là một loại thảo dược có tính kháng khuẩn và thường được sử dụng trong điều trị mụn nhọt, viêm da ở trẻ nhỏ,… Dùng lá kinh giới đun nước tắm có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ da, ngăn ngừa bội nhiễm và nhanh lành vết thương.

Cha mẹ có con bị thủy đậu có thể sử dụng lá kinh giới để đun nước tắm cho trẻ bị thủy đậu:

  • Rửa sạch 50 gram lá kinh giới và đun cùng 1,5 lít nước trong vài phút để lấy được lượng tinh dầu.
  • Chắt lấy phần nước lá vào chậu.
  • Pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ đến khi đủ ấm để tắm cho bé.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Nước lá kinh giới giúp cải thiện tổn thương da do thủy đậu

Lá chè xanh

Lá chè xanh vừa có tác dụng chống oxy hóa vừa có tính sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Sử dụng lá chè xanh đun nước tắm cho trẻ giúp nhanh khô các vết mụn nước của thủy đậu vừa ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào các vết thương.

Các đun nước tắm cho bé từ lá chè xanh:

  • Rửa sạch 100 gram lá chè xanh.
  • Đun cùng 2 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy phần nước chè và thêm nước lạnh đến khi đủ ấm để tắm cho bé.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Lá chè xanh có tính sát khuẩn và chống oxy hóa giúp nhanh khỏi thủy đậu

Lá tre

Lá tre có khả năng thanh nhiệt, giảm viêm, từ đó giúp hạn chế tình trạng loét do bọng nước và hỗ trợ hạ sốt trong bệnh thủy đậu.

Cha mẹ có con nhỏ bị thủy đậu có thể thực hiện biện pháp dưới đây để tắm cho bé:

  • Lá tre sau khi rửa sạch sẽ được vò nát.
  • Đun sôi cùng 1 – 2 lít nước với lửa nhỏ khoảng 15 phút.
  • Để cho nước nguội bớt rồi chắt lấy phần nước.
  • Pha thêm nước lạnh đủ để tắm cho trẻ.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Lá tre giúp thanh nhiệt, giảm viêm và hạn chế loét da do thủy đậu

Lá xoan

Lá xoan có tính diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, nên thường được sử dụng để chữa bệnh ngoài da như nước ăn chân, ghẻ, nấm móng,… Do đó, dùng lá xoan để tắm cho trẻ giúp làm lành vết loét da và hạn chế viêm nhiễm.

Cách đun nước tắm từ lá xoan:

  • Rửa sạch khoảng 300 gram lá xoan.
  • Đun với 2 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Lọc lấy phần nước vừa đun rồi pha thêm nước lạnh để tắm cho trẻ.

Tuy nhiên, lá xoan chứa alkaloid độc nên cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng. Không tắm nhiều lần trong ngàykhông dùng quá lâu. Để lá xoan và nước lá đun ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh ngộ độc khi ăn hoặc uống.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Lá xoan có thể dùng để đun nước tắm cho trẻ bị thủy đậu

Lá mướp đắng

Mướp đắng có tính hàn, được sử dụng phổ biến trong đông y có tác dụng tiêu viêmthường dùng trong điều trị mụn nhọt, mát gan, tiêu độc,… Lá mướp đắng dùng để đun nước tắm cho trẻ giúp làm mát da và cải thiện tình trạng loét do thủy đậu.

Cha mẹ có thể tham khảo biện pháp dưới đây để đun nước tắm cho bé:

  • Rửa sạch 100 gram lá mướp đắng tươi.
  • Thêm 2 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 15 – 20 phút.
  • Chắt phần nước vừa đun và thêm nước nguội vào chậu để tắm cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Review viên bổ xương khớp Jex Natural Joint Pain Relief

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Tắm lá mướp đắng giúp nhanh khỏi thủy đậu

Lá trầu không

Lá trầu không chứa dẫn xuất của phenol có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Bởi vậy, dân gian thường sử dụng lá trầu không để điều trị các bệnh lý về da và móng như nước ăn chân, nấm da, hắc lào,…

Cha mẹ có thể tham khảo cách dưới đây để đun nước tắm cho bé:

  • Chuẩn bị 50 gram lá trầu không, đem rửa sạch và vò dập.
  • Đun cùng khoảng 2 lít nước trong 15 – 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước vừa đun và thêm nước lạnh để tắm cho bé.
  • Cha mẹ lưu ý không chà xát trực tiếp lá trầu lên da của trẻ gây bỏng da của bé.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Cha mẹ không chà xát trực tiếp lá trầu không lên da trẻ để tránh gây bỏng da

Lá khế

Lá khế vẫn được các mẹ sử dụng để đun nước tắm cho trẻ, giúp dịu da, giảm ngứa, ngừa viêm, thường dùng trong điều trị rôm sảy. Cha mẹ có thể dùng loại lá này tắm cho trẻ thủy đậu hằng ngày, giúp lành các vết loét do thủy đậu và giảm ngứa da.

Cách đun nước tắm cho bé bằng lá khế:

  • Rửa sạch 100 gram lá khế tươi.
  • Đun cùng 2 lít nước trong 15 phút.
  • Lấy phần nước lá vừa đun pha cùng nước nguội để tắm cho bé.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Lá khế giúp làm dịu da, giảm ngừa và nhanh lành vết thương do thủy đậu

Lá lốt

Lá lốt không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm, mà còn là một vị thuốc có công dụng giải cảm dùng trong xông hơi, ngâm chân. Dùng lá lốt đun nước tắm giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa da và mang lại sự thoải mái cho bé.

Có thể dùng cả phần lá, thân và rễ cây lá lốt đem đun nước tắm. Chuẩn bị phần nguyên liệu, đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước để trong 5 – 10 phút. Sau đó, lấy bỏ phần lá và thân cây rồi pha với nước nguội để tắm cho bé.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Dùng lá lốt đun nước tắm giúp giảm viêm và ngứa do thủy đậu

Cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt (cỏ lia thia) có tính mát, không độc, có tác dụng giảm nhanh tình trạng phát ban, viêm da và phỏng nước trong bệnh thủy đậu. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa lây lan thủy đậu và thúc đẩy hồi phục tổn thương da.

Một số lưu ý khi chuẩn bị nước tắm từ cỏ chân vịt:

  • Có thể kết hợp cỏ chân vịt với các loại cây thảo dược khác như cỏ nhọ nồi, rau má,… để đun nước tắm cho bé.
  • Sau khi rửa sạch và làm ráo nước, dùng cối giã nát, thêm một ít nước rồi lọc lấy nước cốt.
  • Sau khi trẻ tắm xong, nhẹ nhàng lau phần nước cốt lên da của bé, tập trung nhiều vào vùng da bị thủy đậu.
  • Nên thực hiện tắm bằng nước cốt này 2 lần/ngày, liên tục trong vài ngày sẽ thấy tình trạng da cải thiện rõ rệt.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Đun nước tắm từ cỏ chân vịt giúp giảm nhanh tổn thương da trong bệnh thủy đậu

Chăm sóc đúng cách bệnh thủy đậu nhanh khỏi

Vệ sinh đúng cách

  • Tắm cho trẻ hàng ngày, nên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ với da em bé.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc cho trẻ và sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bọng nước.
  • Vệ sinh nhà cửa, rửa đồ chơi, giặt quần áo của trẻ sạch sẽ bằng các loại nước giặt chuyên dụng, chính hãng an toàn cho bé như nước giặt Dnee,…
  • Không gãi các nốt bọng nước để tránh làm lây lan phần dịch trong mụn nước ra vùng da lành khác.[2]

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày

Thực phẩm nên kiêng

Thủy đậu gây tình trạng mụn nước trên da và có thể kèm vết loét niêm mạc miệng họng. Do đó, cha mẹ cần chú ý tránh một số thực phẩm dưới đây:

  • Tránh những thực phẩm cay, nóng có thể gây đau, kích thích niêm mạc miệng của trẻ.
  • Tránh những món mặn, chua gây loét nặng.
  • Tránh những thức ăn cứng, khó nhai, gây xầy xước niêm mạc miệng của trẻ.

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu cần tránh các thức ăn cay, nóng

Thực phẩm nên ăn

Những vết loét niêm mạc trong miệng họng do thủy đậu khiến trẻ ăn uống kém, cảm giác khó chịu. Do đó, cha mẹ nên chú ý quan tâm chế độ ăn cho bé để kích thích con ăn ngon miệng.

  • Ăn thức ăn mềm, lỏng, nguội và dễ tiêu như cháo, súp, bún, phở hoặc cơm được nấu mềm, dẻo.
  • Ăn nhiều đồ mát như rau ngót, mồng tơi, bạc hà, dưa hấu, … để làm dịu khoang miệng họng, giúp trẻ đỡ khó chịu.
  • Tăng cường hoa quả tươi và rau xanh để cung cấp nhiều vitamin cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước ép hoa quả, nước dừa,…

Bị thủy đậu có tắm được không? 12 mẹo và lưu ý tắm cho người thủy đậu

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu C. Hedenkamp GmbH & Co. KG của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Trẻ bị thủy đậu nên uống nhiều nước hoa quả để bổ sung vitamin

Chăm sóc da tổn thương sau thuỷ đậu đúng cách

Quá trình đóng vảy và bong vảy của thủy đậu thường gây cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ gãi nhiều, xây xước da. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc da sau khi trẻ đã khỏi thủy đậu, tránh để lại sẹo cho trẻ:

  • Cắt móng tay sạch sẽ, không để trẻ cào xước gây tổn thương da.
  • Bôi kem dưỡng calamine có chứa kẽm để làm dịu da, giảm ngứa, nhanh liền da.
  • Sử dụng kem nano bạc để hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn trong khi hàng rào bảo vệ da đang suy yếu.

Bài viết trên đã chỉ ra sai lầm khi kiêng tắm cho trẻ bị thủy đậu và mách bạn 12 mẹo khi tắm cho bé bị thủy đậu để bệnh mau khỏi. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích trên đến bạn bè, người thân xung quanh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *