Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất trẻ em dưới 10 tuổi. Nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu xem thủy đậu uống thuốc gì nhé!
Bạn đang đọc: Bị thủy đậu uống thuốc gì mau khỏi? 6 loại thuốc cần biết khi điều trị
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây do virus gây nên
Contents
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10 – 21 ngày, trung bình là khoảng từ 14 – 17 ngày.
Giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng, nên người bệnh vẫn sinh hoạt và giao tiếp bình thường
Giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh, dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn này sẽ thu được hiệu quả cao nhất.
Các triệu chứng của giai đoạn khởi phát gồm:
- Sốt cao từ 39 – 40 độ C, sốt kéo dài, liên tục, kèm theo rét run, vã mồ hôi.
- Co giật, mê sảng: thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt cao.
- Phát ban: thường là ban màu hồng, nổi gồ trên da, ngứa rát với kích thước nhỏ từ vài mm.
- Đa số các triệu chứng của giai đoạn khởi phát sẽ kéo dài trong 1 – 2 ngày sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn khởi phát với triệu chứng sốt cao
Giai đoạn toàn phát
Đặc trưng của giai đoạn toàn phát là các ban phỏng nước của thủy đậu. Lúc đầu, ban thường nhỏ, màu hồng, sau đó vài giờ ban to dần đến khoảng 0.5 – 1cm, chứa chất dịch trong suốt ở trung tâm.
Nốt phỏng nước có thể tự vỡ ra trong 48 – 72 giờ, để lại vết trợt trên da, tự khô đóng vảy. Ở giai đoạn này, các ban sẽ xuất hiện tuần tự, thành từng đợt kế tiếp nhau trong từ 5 – 7 ngày.
Ngoài triệu chứng đặc trưng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng kèm theo như:
- Sốt có thể giảm ở giai đoạn khởi phát nhưng một số người bệnh vẫn còn sốt cao.
- Ngứa rát quanh phỏng nước khiến người bệnh gãi gây ra xây xát và có thể kèm theo bội nhiễm.
- Nếu ban phỏng nước mọc trong niêm mạc miệng có thể gây đau miệng, chán ăn, mệt mỏi,…
- Các triệu chứng ít gặp bao gồm: ho, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết âm đạo,…
Giai đoạn toàn phát với ban phỏng nước
Giai đoạn phục hồi
Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng về hô hấp, thần kinh thì sau 7 – 10 ngày, các ban phỏng nước sẽ khô và bong vẩy, các triệu chứng kèm theo giảm dần, thể trạng người bệnh hồi phục nhanh chóng. Đa số các tổn thương da do thủy đậu sẽ không để lại sẹo.
Giai đoạn phục hồi thể trạng người bệnh sẽ tốt lên
Nguyên nhân bị thủy đậu
Lây qua đường hô hấp
Virus Herpes Zoster gây ra bệnh thủy đậu đa số được phát tán và lây truyền qua không khí, khi tiếp xúc ở khoảng cách gần với người bệnh sẽ có thể nhiễm virus và khởi phát bệnh. Với người chưa từng mắc thủy đậu thì tỷ lệ lây nhiễm có thể lên đến 90%.
Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp
Lây qua dịch tiết
Việc tiếp xúc trực tiếp với dịch vỡ ra từ ban phỏng nước hoặc vùng da có ban của người bệnh là một phương thức lan truyền virus gây bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu lây qua dịch tiết hoặc tiếp xúc trực tiếp
Lây qua đường trung gian
Virus gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường và trên bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa hoặc vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo. Do đó, nếu sử dụng các vật dụng này có thể nhiễm bệnh thủy đậu.
Bệnh lây qua đường trung gian do sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Bị thủy đậu uống thuốc gì?
Thuốc bôi ngoài da
Khi mắc thủy đậu thường có triệu chứng ngứa rát trên da khiến người bệnh gãi thường xuyên làm vỡ ban phỏng nước dẫn đến nguy cơ bội nhiễm các vi khuẩn khác trên da rất cao.
Các thuốc bôi ngoài da thường dùng cho người bệnh thủy đậu bao gồm:
- Thuốc sát trùng ngoài da: xanh methylen hoặc thuốc tím KMnO4, gel su bạc, povidine,…
- Thuốc bôi giúp ngăn ngừa sẹo.
Lưu ý: Không được bôi thuốc mỡ tetracyclin, penicillin hoặc thuốc đỏ vì có thể làm chậm quá trình thoát dịch và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Thuốc bôi ngoài da giúp điều trị thủy đậu
Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt được dùng trong các trường hợp sốt từ 38,5 độ C trở lên. Các loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng gồm paracetamol, ibuprofen,…
Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng liều lượng theo từng độ tuổi, cân nặng và đúng khoảng cách từ 4 – 6 giờ/lần uống thuốc.
Bạn nên dùng thuốc hạ sốt khi có sốt cao
Thuốc kháng Histamin
Nếu người bệnh ngứa rát nhiều có thể được bác sĩ kê thêm thuốc kháng histamin để giảm khó chịu, ngứa ngáy cho da có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thuốc kháng histamin có thể bôi trực tiếp trên da hoặc uống thuốc. Các thuốc histamin thường dùng gồm: clorpheniramin, cetirizin, loratadin,…
Thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm ngứa
Thuốc kháng virus
Thủy đậu là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng virus có tác dụng điều trị nhanh chóng, giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể tự khỏi mà không cần điều trị thuốc, do đo, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Thuốc kháng virus có thể dùng để điều trị thủy đậu
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định bởi bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng bội nhiễm ở trên ban phỏng nước đã vỡ như sưng tấy, nóng đỏ hoặc có mủ vàng, mủ đục chảy ra từ ban, thậm chí là nhiễm trùng huyết,…
Mỗi loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định và đều có những tác dụng phụ kèm theo. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà.
Người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm
Vitamin và khoáng chất
Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm bổ sung sẽ giúp nâng cao được khả năng miễn dịch của người bệnh.
Nhờ đó, thời gian lành bệnh sẽ được rút ngắn và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện biến chứng. Người bệnh cần chú trọng bổ sung các loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm và selenium,…
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau
Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng của người bệnh
Acyclovir có tác dụng gì?
Acyclovir là thuốc kháng virus giúp điều trị đặc hiệu dành cho bệnh thủy đậu cũng như các bệnh gây ra bởi họ virus Herpes.
Tuy nhiên, không cần thiết phải dùng cho các trường hợp mắc thủy đậu thông thường. Acyclovir thường được dùng với các trường hợp sau:
- Điều trị thủy đậu có biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm thận, xuất huyết nội,…
- Điều trị do người bệnh thủy đậu có suy giảm miễn dịch như mắc HIV/AIDS, ung thư, ghép tạng,..
- Người bệnh đang điều trị đái tháo đường, suy gan, suy thận,…
- Đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Ngoài ra, có thể dùng acyclovir cho trẻ em, trẻ vị thành niên hoặc người trưởng thành nếu muốn rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế biến chứng.
Acyclovir giúp chữa thủy đậu
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi thủy đậu
Thời gian
Thuốc bôi thủy đậu Acyclovir thường được dùng trong 5 – 7 ngày khi xuất hiện ban phỏng nước, tùy theo đáp ứng điều trị của người bệnh. Cần sử dụng một lượng thuốc nhỏ bôi vào các phỏng nước với khoảng cách 4 giờ/lần (từ 5 – 6 lần/ngày).
Người bệnh cần chú ý về thời gian sử dụng thuốc
Tiền sử dị ứng
Với những người có cơ địa dị ứng, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thuốc cần rất thận trọng khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bôi thuốc chữa thủy đậu.
Người có tiền sử dị ứng phải thận trọng khi sử dụng thuốc
Tương tác thuốc
Thuốc bôi thủy đậu Acyclovir có thể tăng/giảm hoặc gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng với một số thuốc sau:
- Acyclovir và zidovudin (thường dùng trong điều trị HIV) có thể gây ra trạng thái lơ mơ hoặc ngủ lịm.
- Thuốc kháng nấm ketoconazol và amphotericin B có thể làm tăng tác dụng của Acyclovir nên cần điều trị liều dùng của thuốc.
- Probenecid (giúp đào thải acid uric) có thể làm giảm khả năng thải trừ của Acyclovir qua thận.
- Thận trọng các biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân đang điều trị methotrexate khi dùng thêm Acyclovir.
Acyclovir có thể tương tác với một số thuốc
Biến chứng bệnh thủy đậu
Nhiễm trùng da
Đây là biến chứng hay gặp nhất ở người bệnh mắc thủy đậu, thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu gây ra.
Nhiễm trùng da sẽ có các triệu chứng như: sốt cao kéo dài, da sưng đỏ, đau nhiều, ban phỏng nước có chứa mủ đục hoặc mủ vàng, áp xe dưới da,…
Biến chứng của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da
Viêm phổi
Biến chứng viêm phổi hay xuất hiện ở người lớn hơn trẻ em, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh. Các triệu chứng của viêm phổi do thủy đậu gồm: sốt cao, khó thở, nhịp thở nhanh, đau tức ngực, ho hoặc khạc ra máu lẫn với đờm,…
Viêm phổi là một trong những biến chứng của thủy đậu
Viêm màng não
Viêm màng não là biến chứng hiếm gặp (khoảng 0,1 – 0,2 % trường hợp) nhưng có thể để lại di chứng nguy hiểm. Bệnh có các biển hiện như sốt cao kéo dài, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, đau đầu liên tục kèm theo nôn và buồn nôn,…
Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Dị tật thai nhi
Ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối nếu mắc thủy đậu có thể gây thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi với triệu chứng sẹo trên da, tật đầu nhỏ, giảm sản da, tổn thương mắt,..
Dị tật thai nhi có thể gặp khi phụ nữ mang thai mắc thủy đậu
Cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà
Tắm rửa, giữ vệ sinh
Khi mắc thủy đậu cần phải tắm rửa và vệ sinh cá nhân hàng ngày để loại bỏ nấm, vi khuẩn trên da tránh tình trạng bội nhiễm, viêm da kèm theo. Tuy nhiên, cần tắm với nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà sát để làm vỡ phỏng nước.
Tắm rửa, giữ vệ sinh có thể giúp bệnh thủy đậu nhanh lành
Hạn chế gãi mụn nước
Do ngứa ngáy, khó chịu nên người bệnh thường hay gãi tại vùng da có mụn nước, nhất là ở trẻ em.
Việc này làm cho da trầy xước nhiều, dễ bị nhiễm trùng cũng như làm tăng nguy cơ để lại sẹo sau này. Với trẻ em có thể hạn chế gãi bằng cách cắt sạch móng tay cho trẻ.
Hạn chế gãi mụn nước để tránh làm nặng bệnh
Mặc quần áo thoáng mát
Trong thời gian mắc thủy đậu nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt để làm giảm ngứa ngáy, khó chịu trên da. Đồng thời, quần áo rộng rãi sẽ giúp giảm cọ sát vào nốt phỏng nước giúp giảm đau và hạn chế vỡ phỏng nước sớm.
Mặc quần áo thoáng mát để nhanh khỏi bệnh
Dinh dưỡng
Người bệnh thủy đậu cần ăn đầy đủ dinh dưỡng với đa dạng các nhóm chất như đạm, carbohydrate, chất béo, chất xơ, đặc biệt là các khoáng chất và vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
Người bệnh thủy đậu cần ăn đầy đủ dinh dưỡng
Uống nhiều nước
Khi có triệu chứng sốt cao sẽ làm người bệnh mất nước nhiều và rối loạn điện giải. Do đó, người bệnh cần uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày hoặc uống thêm sinh tố, nước điện giải,.. để bù lại lượng nước cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Thiên Nhiên Việt Group của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Người bệnh nên uống nhiều nước để bù lại nước mất đi
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị bệnh thủy đậu. Các bậc phụ huynh khi có con bị bệnh thủy đậu cần phải theo dõi trẻ chặt chẽ, kịp thời phát hiện các triệu chứng nguy hiểm và đưa trẻ đến các bệnh viện/phòng khám chuyên khoa để được điều trị bệnh nhé!
[1]