Biotin là một vitamin có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng biotin hợp lý đối với cơ thể qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Biotin: Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Contents
Biotin là gì?
Biotin (Vitamin B7 hay vitamin H) là một dạng vitamin B tan trong nước. Cơ thể không lưu trữ được các vitamin tan trong nước, do đó, chúng ta cần cung cấp chúng thông qua chế độ ăn uống.
Biotin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các enzyme phân hủy chất béo, carbohydrate và protein thành năng lượng.[1]
Biotin thường được khuyên dùng và có nhiều trong sản phẩm mỹ phẩm để tăng cường độ chắc khỏe cho tóc và móng. Ngoài ra, biotin cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (MS) và viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, bệnh tiểu đường, trầm cảm, đau dây thần kinh,…[2]
Biotin là một dạng vitamin B tan trong nước được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm
Cách sử dụng Biotin đúng cách an toàn và hiệu quả
Biotin được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang hoặc dung dịch uống. Do đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng biotin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ.
Đặc biệt không sử dụng các công thức biotin khác nhau cùng lúc mà không có lời khuyên của bác sĩ bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ quá liều biotin
Không nuốt viên thuốc tan trong miệng hoặc viên ngậm dưới lưỡi. Đặt viên ngậm dưới lưỡi để nó tan ra mà không cần nhai.
Ăn quá nhiều lòng trắng trứng sống trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ biotin trong cơ thể.
Biotin có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hãy thông báo với nhân viên phòng thí nghiệm về việc bạn đang sử dụng biotin.
Lưu trữ biotin ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt.
Bạn nên sử dụng biotin dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Liều dùng của biotin theo từng độ tuổi
Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam, bạn có thể bổ sung biotin tùy thuộc vào từng trường hợp sức khỏe cụ thể dựa trên chỉ định của bác sĩ như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng: Uống 30 – 100mcg biotin mỗi ngày đối với người lớn, 30mcg mỗi ngày đối với trẻ em.
- Nuôi dưỡng kéo dài ngoài đường tiêu hóa: Dùng các chế phẩm vitamin có chứa biotin, 60mcg mỗi ngày cho người lớn và 20mcg cho trẻ em.
- Tăng tiết bã nhờn của trẻ nhỏ và người có rối loạn di truyền về enzym phụ thuộc biotin: 5 – 10 mg hàng ngày.
- Thiếu hụt biotin: 5 – 20 mg/lần/ngày.
- Thiếu hụt biotinidase: 5 – 10 mg/lần/ngày cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.
Người lớn từ 19 tuổi trở lên cần cung cấp 30mcg biotin mỗi ngày
Thiếu Biotin ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tình trạng thiếu hụt biotin rất hiếm xảy ra vì hầu hết mọi người đều ăn uống và bổ sung đủ biotin trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng khi thiếu hụt biotin vẫn có thể xuất hiện chậm với các biểu hiện như:[3]
- Rụng tóc.
- Móng tay dễ gãy.
- Biểu hiện ở da như phát ban đỏ quanh mắt, mũi, miệng và vùng sinh dục.
- Các triệu chứng thần kinh gồm co giật, tê và ngứa ran ở các chi, chậm phát triển, trầm cảm, ảo giác,…
- Hôn mê.
- Mất kiểm soát các chuyển động của cơ thể, được gọi là mất điều hòa và suy yếu chức năng miễn dịch.
- Teo thị giác, giảm thính lực và các vấn đề về hô hấp.
- Các triệu chứng về đường ruột như buồn nôn, nôn và chán ăn.
Sự thiếu hụt biotin thường có thể xảy ra khi:
- Đang trong thời kỳ mang thai.
- Những người được truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch kéo dài.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có lượng biotin thấp.
- Người có khả năng hấp thụ biotin kém do mắc phải các tình trạng bệnh viêm ruột hoặc rối loạn đường tiêu hóa khác.
- Người hút thuốc lá.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt biotin cũng có thể ảnh hưởng đến:
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh như phenobarbital, phenytoin hoặc carbamazepine.
- Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan.
Rụng tóc là một trong những biểu hiện thiếu biotin
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng biotin
Tác dụng phụ tiêu cực
Mặc dù biotin có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung nhưng bạn chỉ nên bổ sung nếu nhận được chỉ định của bác sĩ. Phần lớn mọi người đều hấp thụ đủ biotin từ chế độ ăn hàng ngày bởi vitamin và chất bổ sung có thể có tác động tiêu cực đến một số loại thuốc và tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Nghiên cứu năm 2004 đã phát hiện ra rằng phụ nữ hút thuốc lá có thể làm tăng tốc độ phân hủy và quá trình chuyển hóa biotin trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt biotin ở mức độ nhẹ.[4]
Một báo cáo khác năm 2007 cho thấy tiêu thụ trứng sống – đặc biệt là lòng trắng trứng – thường xuyên và kéo dài có thể gây ra tình trạng liệt tứ chi khởi phát cấp tính do thiếu hụt biotin.[5]
Tìm hiểu thêm: Coenzyme Q10 là gì? 12 tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Coenzyme Q10
Tiêu thụ trứng sống kéo dài có thể gây ra tình trạng liệt tứ chi do thiếu hụt biotin
Tác dụng phụ tích cực
Biotin là một nguồn cung cấp quan trọng để tạo ra năng lượng cũng như duy trì chức năng của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là gan, hệ thần kinh, tóc, móng, mắt,…
Ngoài ra, biotin có thể có hiệu quả trong điều trị một số bệnh trạng như:[6]
- Biotin có tác dụng kích thích đối với các gen hỗ trợ hạ đường huyết như insulin, thụ thể insulin, tuyến tụy và glucokinase gan.
- Tăng lipid máu.
- Kiểm soát glucose ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường (khi kết hợp với crom picolinate).
Biotin có thể giúp kiểm soát glucose ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường
Thực phẩm giàu Biotin
Nhiều loại thực phẩm có chứa một lượng lớn biotin tự nhiên như:
- Thịt nội tạng như gan, thận.
- Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng.
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng.
- Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó,…
- Cà rốt, súp lơ và nấm.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua.
- Cá hồi.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
Có nhiều loại thực phẩm chứa biotin trong tự nhiên
Những lưu ý khi sử dụng biotin
Lượng biotin bổ sung qua thức ăn hằng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể người bình thường nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu hụt biotin.
Biotin là một dạng vitamin tan trong nước, được chuyển hóa tại gan và thải trừ qua thận nên có khả năng dung nạp tốt và dễ đào thải qua nước tiểu. Do đó, việc bổ sung biotin, ngay cả với liều lượng cao có rất ít rủi ro.[7]
Tuy nhiên, biotin có thể gây các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy hoặc một số trường hợp có thể bị nặng hơn nếu xảy ra phản ứng quá mẫn với biotin. Đồng thời, biotin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc, làm cho kết quả kiểm tra không chính xác:
- Một số thuốc có thể làm giảm sự hấp thụ biotin như các thuốc động kinh, một số loại kháng sinh.
- Ăn lòng trắng trứng sống thường xuyên làm giảm mức biotin trong cơ thể. Avidin – protein này được tìm thấy với số lượng đáng kể trong lòng trắng trứng sống có khả năng liên kết với biotin trong ruột non và ngăn chặn sự hấp thụ biotin, lâu dần gây thiếu hụt biotin.
Biotin có thể gây các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy
Bài viết đã giới thiệu về tác dụng và việc cần thiết của biotin cho cơ thể, nhấn mạnh việc tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy thông tin hữu ích!
Biotin
https://www.drugs.com/mtm/biotin.html
Biotin Deficiency
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK547751/
Smoking accelerates biotin catabolism in women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15447901/
Biotin responsive limb weakness
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17413203/
Pharmacological effects of biotin
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0955286305000926?via%3Dihub
Health Benefits of Biotin
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-biotin
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt do nắng