Mùa mưa là mùa mà các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy đây là thời gian mà con người rất dễ bị bệnh. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh hiệu quả
Contents
Bệnh do nhiễm vi rút
Vi rút là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất vào mùa mưa vì rất dễ lây lan. Do đây là vừa thời gian thuận lợi để chúng tăng nhanh về số lượng, vừa là thời điểm dễ phát tán trong không khí.
Cảm lạnh và cúm
Cảm lạnh và cúm là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp do các chủng vi rút khác nhau gây nên. vi rút cúm gây nên bệnh cúm, còn cảm lạnh là do các tác nhân vi rút khác như Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus.
Cảm lạnh và cúm có những triệu chứng giống nhau, rất khó phân biệt. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu như:
- Sốt: vài ngày đầu sốt nhẹ dao động trong khoảng 37,5 – 38 độ C, sau tiến triển có thể sốt cao lớn hơn 38,5 độ C.
- Hắt xì hơi, sổ mũi, chảy nước mũi liên tục, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Ho: có thể gặp tình trạng ho khan, nhưng đa số là ho có đờm.
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, không muốn làm việc gì cả.
- Có thể xuất hiện cảm giác đau mỏi cơ bắp, chán ăn và mệt mỏi.
- Thông thường, các triệu chứng của cảm lạnh thường chỉ ở đường hô hấp trên (mũi, họng) nên nhẹ hơn so với cúm ở đường hô hấp dưới (có thể tác động đến phổi).
Để phòng ngừa các bệnh lý như cảm lạnh và cúm, bạn nên thực hiện tốt các điểm sau:
- Hạn chế tiếp xúc gần với người cảm lạnh hoặc cúm để tránh lây bệnh.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, nhớ vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi xì mũi xong.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để loại bỏ vi khuẩn, vi rút tránh lây nhiễm cho cơ thể.
- Hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng để tránh tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp.
- Tiêm phòng cúm với các đối tượng đặc biệt như các đối tượng nguy cơ cao như người già, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nhân viên y tế.
Một số triệu chứng hay gặp của bệnh cúm
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc (viêm lớp màng mỏng bao quanh mặt trong mi mắt và xung quanh mắt). Bệnh này do một số loại vi rút, vi khuẩn gây nên dẫn đến kích ứng mắt.
Khi mắc viêm kết mạc bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu như ngứa mắt, mắt đỏ, sưng và mắt xuất hiện mủ vàng. Lưu ý, nếu các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong 2 ngày, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Một số biện pháp phòng ngừa được đề cập trong trường hợp này đó là:
- Tuyệt đối không chạm tay vào mắt khi chưa rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
- Vệ sinh mắt bằng thuốc nhỏ mắt, tra mắt mỗi lần từ bên ngoài trở về.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc viêm kết mạc mắt. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay và vệ sinh sạch sẽ mắt.
- Hạn chế sử dụng kính áp tròng vào mùa mưa để tránh gây kích ứng mắt. Đeo kính mỗi khi ra ngoài.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt hoặc mỹ phẩm.
Đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị viêm gây ra tình trạng kích ứng mắt
Bệnh truyền nhiễm do muỗi
Các loài muỗi không trực tiếp gây bệnh, nhưng lại là vật chủ trung gian lây truyền những vi sinh vật có hại cho con người. Chúng thường phát triển nhanh ở vùng ao tù, nước đọng nên thuận lợi phát triển vào mùa mưa.
Sốt rét
Bệnh sốt rét được lây truyền chủ yếu nhờ muỗi Anopheles. Loài vật này đốt và truyền ký sinh trùng sốt rét (plasmodium) vào trong cơ thể con người sau đó chúng nhân lên và gây bệnh.
Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh sốt rét có thể kể đến là:
- Sốt và rét: sốt cao nhưng luôn cảm giác lạnh, phải đắp thêm chăn.
- Cảm giác mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, nôn và buồn nôn.
- Có thể gặp tình trạng thở nhanh nông, mạch nhanh yếu (lớn hơn 100 lần/phút).
- Có thể gặp các bệnh lý nặng hơn như sốt rét thể não, thiếu máu (hồng cầu bị phá hủy), suy đa tạng, phù phổi cấp.
Trong mùa mưa, muỗi rất dễ sinh sôi nên việc đẩy mạnh phòng chống sốt rét là việc cần được quan tâm. Một số việc bạn có thể lưu ý thực hiện như:
- Mặc quần áo dài, đặc biệt là khi lao động bên ngoài.
- Sử dụng các thuốc bôi chống côn trùng như DEET, dầu bạch đàn,… Lưu ý không bôi trực tiếp lên mặt.
- Khi ngủ phải mắc màn, đặc biệt là những khu vực rừng, núi còn phải sử dụng màn tẩm thuốc đuổi muỗi.
- Vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, tránh để ao tù nước đọng, diệt loăng quăng bọ gậy.
- Phun thuốc muỗi theo khuyến cáo của y tế dự phòng.
Một số triệu chứng của bệnh sốt rét
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết dengue do bốn chủng của ký sinh trùng sốt xuất huyết gây ra. Muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti chính là vật chủ trung gian truyền bệnh này thường gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt vào mùa mưa.
Ký sinh trùng sốt xuất huyết xâm nhập vào cơ thể và gây ra những biểu hiện sau 4 – 7 ngày bị muỗi cắn. Cụ thể là:
- Sốt rất cao khoảng 40 độ C, có thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Đau đầu, đau vùng hốc mắt, đau mỏi xương khớp.
- Xuất hiện buồn nôn, nôn, nổi mẩn đỏ khắp người.
- Trường hợp nặng có thể gặp giảm tiểu cầu gây nên sốc, xuất huyết các cơ quan, suy đa tạng, và tử vong.
Do có vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi nên các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết cũng tương tự như phòng sốt rét như:
- Sử dụng các biện pháp tránh côn trùng đốt: mặc quần áo dài, sử dụng các thuốc bôi hoặc xịt đuổi côn trùng.
- Đi ngủ phải mắc màn để tránh côn trùng lây truyền ký sinh trùng cho cơ thể.
- Tuyệt đối không để ao tù, nước đọng nhằm ngăn chặn môi trường phát triển thuận lợi của muỗi.
Một số dấu hiệu có thể gặp của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt vàng
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt vàng là Flaviviridae vi rút. Loại vi sinh vật này lây truyền là do một số chủng muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt và đưa vi rút vào máu người. Bệnh thường gặp ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi, chưa có ghi nhận tại châu Á.
Các đặc điểm của bệnh sốt vàng có thể kể đến như:
- Sốt cao lớn hơn 38,5 độ C kèm tình trạng rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân.
- Mạch chậm không tương xứng với nhiệt độ cao (thông thường nhiệt độ cơ thể tăng lên thì mạch cũng tăng).
- Xuất hiện tình trạng vàng da nhẹ nhưng khó nhận biết.
- Xuất huyết các cơ quan biểu hiện bằng chảy máu mũi, đi ngoài phân đen, nôn máu.
- Có thể gặp trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn, vàng da nặng.
Cách phòng bệnh chủ yếu của sốt vàng là tiêm vắc xin. Đồng thời, theo dõi sức khỏe khi di chuyển từ vùng có dịch về. Mặc dù, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc sốt vàng nào nhưng vẫn luôn phải dự phòng để tránh lây nhiễm từ những nguồn mang bệnh.
Bệnh sốt vàng bao gồm triệu chứng sốt và vàng da
Bệnh đường tiêu hóa
Những cơn mưa lớn và hiện tượng bão, lụt có thể cuốn các chất thải chưa được xử lý và đưa các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt của chúng ta. Vì vậy, tỷ lệ các bệnh lý đường tiêu hóa thường tăng lên vào mùa mưa.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do vi rút, vi khuẩn tấn công đường tiêu hóa nhưng cũng có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây nên tình trạng này.
Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Sốt: tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà người bệnh có thể sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C) hoặc sốt cao (hơn 38 độ C).
- Đau bụng theo từng nguyên nhân gây ra có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
- Có thể nôn hoặc buồn nôn.
- Xuất hiện tình trạng ngứa hậu môn, mót rặn, đau khi đi đại tiện.
- Một vài chủng vi khuẩn có thể gặp máu trong phân.
Bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ các biện pháp sau:
- Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, đặc biệt là khi uống và chế biến thực phẩm.
- Rửa tay sạch sẽ và đúng cách trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Ngâm nước muối hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh hoa quả.
- Hạn chế hoặc ngừng ăn rau sống, nếu muốn ăn nên trần qua.
- Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, phải nấu chín trước khi ăn.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, men vi sinh.
- Hạn chế ăn các món ăn chiên rán và các thực phẩm nhiều đường.
- Cho trẻ uống vắc xin phòng vi rút rota.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiêu chảy
Viêm dạ dày ruột
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do vi rút và vi khuẩn tấn công vào hệ thống đường tiêu hóa. Việc sử dụng các thực phẩm nhiễm Campylobacter, Salmonella và E.coli như thịt, trứng, sữa, thịt gia cầm làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Dấu hiệu chính của bệnh là tiêu chảy và nôn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Phân nhiều nhầy, có thể lẫn máu màu đen hoặc màu bã cà phê.
- Có thể gặp tình trạng sốt cao, nôn, buồn nôn, đau nhức cơ.
- Mệt mỏi, da khô, khô họng, đi tiểu ít hơn bình thường.
Các biện pháp phòng bệnh lý viêm dạ dày ruột tương tự với phòng bệnh tiêu chảy như:
- Sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch để chế biến các món ăn.
- Rửa tay trước khi chế biến để hạn chế vi sinh vật theo thức ăn vào cơ thể.
- Luôn tuân thủ ăn chín và uống sôi. Hạn chế ăn rau sống.
- Người đang mắc bệnh không nên nấu đồ ăn cho gia đình.
Khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh rất dễ gặp phải viêm dạ dày ruột
Thương hàn
Thương hàn do vi khuẩn Salmonella tấn công vào ruột và máu gây nên. Người bệnh khi tiếp xúc với thực phẩm bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn này và mắc bệnh thương hàn.
Các dấu hiệu thường gặp ở người bệnh thương hàn có thể là:
- Sốt cao trên 40 độ C kèm rét run.
- Xuất hiện đau đầu, đau bụng, đau và nhức mỏi cơ.
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Có thể xuất hiện phát ban ở ngực.
Để phòng bệnh thương hàn, các biện pháp phòng ngừa là sử dụng nguồn nước và thực phẩm sạch, rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh và ăn chín uống sôi. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc xin để tăng đề kháng cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì và lưu ý về chế độ ăn trong dịp lễ
Khi bị nhiễm thương hàn người bệnh thường sốt rất cao
Viêm gan E
Khác với viêm gan B hay viêm gan C lây qua đường máu, viêm gan E là bệnh lây qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vào mùa mưa vi rút dễ theo nước lũ tràn về bám vào thực phẩm, nước uống gây bệnh cho con người.
Những dấu hiệu thường gặp của viêm gan E là sốt cao trên 38,5 độ C, đau nhức cơ, chán ăn, nước tiểu sẫm, vàng da, vàng mắt.
Viêm gan E thường bị tiêu diệt khi đun trong nước sôi từ 1-2 phút. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện ăn chín, uống sôi và vệ sinh thực phẩm sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh này.
Viêm gan E là bệnh gan lây qua đường tiêu hóa
Bệnh về da
Vào mùa mưa, khi bạn phải liên tục tiếp xúc với nước mưa hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm, một số bệnh về da bạn sẽ gặp phải như:
- Chàm: là bệnh viêm da kích ứng gây xuất hiện các mảng đỏ trên da, mụn nước, sẩn ngứa. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, vi rút, vi khuẩn, nấm, ánh sáng,…
- Ghẻ: là nhiễm trùng da do Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh thường gây cảm giác ngứa (tăng lên vào ban đêm) và xuất hiện tình trạng sẩn đỏ.
- Nấm kẽ chân: là tình trạng nấm xảy ra ở vùng kẽ ngón chân gây ra tình trạng ngứa và mụn nước vùng này.
Bạn nên thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa các bệnh về da hay gặp trong mùa mưa:
- Không mặc quần áo ướt lâu, nếu bị dính mưa nên thay ngay. Luôn chuẩn bị áo mưa và ô mỗi khi đi ra ngoài.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo,…
- Tránh ăn những đồ cay nóng. Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng các sản phẩm xà phòng, sữa tắm không gây kích ứng cho da.
Khi mùa mưa đến, có thể gặp các tác nhân gây kích ứng da gây nên bệnh chàm
Bệnh đau xương khớp, đau cơ
Vào những ngày mưa dông, nhiệt độ và áp suất khí quyển giảm khiến dịch khớp đặc, quánh hơn làm cho khớp, xương khó di chuyển. Chính điều này đã làm cho các khớp, xương bị đau, nhức.
Mặt khác, vi rút hay vi khuẩn có thể tấn công vào khớp thông qua các vết thương xuyên khớp cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, từ đó khớp hoạt động kém linh hoạt. Trường hợp này gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn.
Để phòng tránh tình trạng này đau nhức xương khớp mỗi mùa mưa tới bạn nên:
- Duy trì chế độ luyện tập thể lực đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần).
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như đậu, rau cải, trứng, sữa,…
Khi trời mưa có thể gặp tình trạng đau nhức xương khớp nhiều
Bệnh hen suyễn
Thông thường hen suyễn hay gặp vào mùa đông do phấn hoa bay theo không khí là tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, độ ẩm trong không khí lớn làm cho vi sinh vật phát triển cũng là yếu tố nguy cơ kích thích tình trạng hen suyễn.
Bạn cần phải lưu ý rằng, hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính, không thể khỏi được nhưng người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nếu không có yếu tố khởi phát làm kích ứng đường thở. Khi gặp cơn hen cấp, các triệu chứng sẽ xảy ra đột ngột, cần phải được hít, xịt các thuốc giúp làm giãn phế quản.
Các triệu chứng có thể kể đến là ho, khó thở, thở khò khè (tiếng rít khi bệnh nhân hít thở), đau tức nặng ngực. Nếu nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn có thể kèm theo sốt cao.
Để phòng ngừa xảy ra cơn hen cấp nên hạn chế các yếu tố gây kích ứng đường thở như:
- Khi độ ẩm trong không khí cao có thể sử dụng điều hòa hoặc máy lọc không khí.
- Dự phòng tốt các bệnh lý đường hô hấp trong mùa mưa bão.
- Luôn mang theo thuốc hít, nếu có dấu hiệu khó thở phải sử dụng ngay.
Khi cơn hen xảy ra cần phải kịp thời sử dụng thuốc làm giãn các phế quản
Dị ứng
Vào mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm luôn thay đổi đột ngột. Điều này làm thay đổi nhiệt độ dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Chính những yếu tố này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng.
Những người có cơ địa nhạy cảm khi thời tiết thay đổi có thể gặp các tình trạng như ho, nhức đầu, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi trong, có thể xuất hiện nổi sẩn ngứa trên da.
Để phòng tránh bệnh này, bạn nên thực hiện một số gợi ý sau:
- Luôn mang theo áo mưa hoặc ô mỗi khi đi ra ngoài.
- Rửa mũi để giảm các vi rút, vi khuẩn gây hại.
- Sử dụng máy điều hòa không khí nếu độ ẩm quá lớn.
- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng, cũng như kem dưỡng ẩm để tránh da nhạy cảm.
Mùa mưa có thể kích thích các tác nhân gây dị ứng
Cách phòng tránh chung của các bệnh mùa mưa
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa bạn nên thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Luôn mang theo áo mưa hoặc ô mỗi khi đi ra ngoài.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh đường hô hấp.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên đồng thời diệt loăng quăng bọ gậy và tránh để hình thành các ao tù, nước đọng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm tránh kích ứng cho da.
- Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi để tránh vi sinh vật sinh sôi.
- Ngủ màn, nếu sống trong vùng dịch lưu hành nên tẩm thuốc vào màn để tránh muỗi đốt.
>>>>>Xem thêm: Calcium Corbière có tăng chiều cao không, có tốt không?
Rửa tay sạch sẽ là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh vào mùa mưa
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về các bệnh hay gặp vào mùa mưa cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm để giữ được sức khỏe tốt nhất vào mùa mưa bạn nhé!
Nguồn: Sức khỏe cộng, AAFA, Chestercounty Hospital, The Health Site.