Hiện nay, tình hình bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều nước, thậm chí là Việt Nam đã gây lo lắng và hoang mang cho nhiều người. Để đối phó hiệu quả với dịch bệnh này, việc nắm rõ cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Các cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Contents
Đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ (Mpox còn được gọi là monkeypox) là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus đậu khỉ, thuộc họ Poxviridae và chi Orthopoxvirus. Đây là bệnh truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng bị nhiễm virus.
Trường hợp đầu tiên của mpox ở con người được báo cáo tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1970. Từ đó, nó đã xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới và một đợt bùng phát toàn cầu của bệnh này đã xảy ra vào năm 2022 – 2023.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều loài động vật có vú nhỏ như sóc và khỉ có thể là nguồn gốc lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc chính xác của virus Mpox vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.[1]
Bệnh đầu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người
Cần làm gì khi có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ?
Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện trong vòng một tuần sau tiếp xúc với virus, kéo dài từ 2 – 4 tuần và có những trường hợp sẽ kéo dài hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, để đảm bảo không lây nhiễm bệnh cho người khác và tự bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên thực hiện các biện pháp:
- Hãy thông báo cho những người mà bạn đã gặp gần đây để họ tự bảo vệ và theo dõi sức khỏe của mình.
- Tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi vết thương đậu mùa khỉ của bạn hoàn toàn lành và da mới hình thành.
- Để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác và đảm bảo an toàn, hãy che kín vết thương và đeo khẩu trang khi cần thiết.
- Rửa tay thường xuyên và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa lây lan bệnh.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.[2][3]
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh
Cách phòng ngừa đậu mùa khỉ
Để tự bảo vệ và phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo và các biện pháp cần thiết. Dưới đây là các biện pháp quan trọng mà người dân cần chủ động thực hiện:
- Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng mũi bằng khăn vải hoặc khăn giấy sử dụng một lần. Nếu không có khăn, bạn có thể dùng ống tay áo để che.
- Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh.
- Nếu bạn có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân hoặc triệu chứng nghi ngờ, hãy tự cách ly và liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn kịp thời.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc với các dịch cơ thể, giọt bắn và vật dụng bị nhiễm bệnh.
- Nếu bạn đến các quốc gia có dịch đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc với động vật có vú như động vật gặm nhấm, thú có túi và động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Hãy khai báo cho cơ quan y tế nếu bạn trở về Việt Nam để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực và duy trì sức khỏe cơ bản để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật. Đồng thời hãy đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách nấu chín thật kỹ và tránh thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng. [4]
Tiêm vắc-xin phòng bệnh
Có vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ chưa?
Đã có một số loại vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ được phê duyệt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hiện tại việc tiêm vắc-xin này không được khuyến cáo cho mọi người mà chỉ dành cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Ở Việt Nam hiện chưa có chương trình tiêm vắc-xin phòng đậu mùa khỉ cho toàn bộ dân số. Tuy nhiên, vắc-xin phòng bệnh thủy đậu lại được khuyến cáo tại các quốc gia khác như Mỹ có vắc-xin Varivax, Hàn Quốc cũng có vắc-xin Varicella và Bỉ có vắc-xin Varilrix. Lịch tiêm chủng và liều lượng có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và từng đối tượng.[nguon title=”
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ” link=”https://vnvc.vn/cach-phong-benh-dau-mua-khi/”][/nguon]
Tìm hiểu thêm: Máy đo đường huyết nào tốt? Top 12 máy đo đường huyết được tin dùng
Một số loại vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ được phê duyệt trong thời gian gần đây
Ai nên tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ?
Không giống như vắc-xin Covid-19, vắc-xin đậu mùa khỉ không được khuyến khích tiêm cho toàn dân. Một số đối tượng được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin đậu mùa khỉ như[6]:
- Người có tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ trong 14 ngày.
- Người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV.
- Từng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đậu mùa khỉ.
- Các nhân viên ý tế, chăm sóc sức khỏe tiếp xúc gần với người bệnh.
Thông tin về vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động tiêm phòng vắc-xin là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác, từ đó tránh nguy cơ dịch chồng dịch.
Tiêm chủng không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch…
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, vắc xin phòng bệnh thủy đậu được khuyến cáo tiêm như sau:
Đối với vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm vắc-xin 2 mũi:
- Mũi 1: Là mũi đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 3 tháng hoặc khuyến cáo mũi 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm vắc-xin 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất là 3 tháng.
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm vắc-xin 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm HIV ở nam giới sớm nhất để điều trị hiệu quả
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa bệnh
Qua bài viết sau, mong rằng những thông tin về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo vệ bản thân cũng như những người thân xung quanh. Hãy nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh để tránh biến đậu mùa khỉ trở thành dịch bệnh chung của xã hội bạn nhé!