Bách bộ là một loại thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về liều dùng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng bách bộ an toàn, hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: Các lưu ý về liều lượng, cách dùng khi sử dụng bách bộ làm thuốc
Contents
Công dụng của bách bộ
Theo y học cổ truyền
Cây bách bộ theo y học cổ truyền có tính ấm, vị ngọt, đắng, quy kinh Phế nên có khả năng nhuận phế chỉ khái, bổ phổi, sát trùng và diệt rận. Do đó, vị thuốc bách bộ được ứng dụng chữa bách nhật khái (ho gà), lao, chàm lở, loại bỏ giun kim và chấy rận.
Cây bách bộ theo y học cổ truyền có tính ấm, vị ngọt, đắng, quy kinh Phế
Theo y học hiện đại
Nhờ vào những thành phần hóa học, bách bộ có thể mang đến những công dụng theo y học hiện đại như:
- Diệt ký sinh trùng như muỗi, ấu trùng ruồi, chấy rận, bọ chét,… và kháng khuẩn Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus aureus, Hemolytic Streptococcus và Neisseria Meningitidis.
- Hoạt chất alkaloid stemonin trong bách bộ có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, giảm ho do ức chế phản xạ ho, mang đến tác dụng giãn cơ, thông khí và trị ho.
- Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột già, giúp kháng vi khuẩn của bệnh phó thương hàn và lỵ.
- Điều trị giun và diệt côn trùng nhờ hoạt chất stemonin.
Bách bộ có thể mang đến nhiều công dụng hữu ích trong y học hiện đại
Liều lượng sử dụng bách bộ
Bách bộ có thể được dùng dạng tươi, dạng thuốc sắc, nấu thành cao hoặc nghiền thành bột với liều lượng tùy thuộc vào từng bệnh lý như:
- Ho: 6 – 20 gram mỗi ngày dưới dạng nấu thành cao hoặc sắc thuốc.
- Trị giun đũa với 7 – 10 gram, giun kim 40 gram bách bộ tươi sắc thuốc.
- Trị rận, rệp, bọ chét, chí dùng từ 4 – 20g bách bộ tươi nghiền nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Bánh xèo bao nhiêu calo? Ăn bánh xèo có mập không? Cách ăn ít tăng cân
Bách bộ có thể được dùng dạng tươi, dạng thuốc sắc, nấu thành cao hoặc nghiền thành bột
Cách dùng bách bộ
Rễ củ bách bộ có thể được chế biến và sử dụng dưới dạng:
- Dạng tươi sau khi vừa thu hoạch xong.
- Dạng khô: Bách bộ sau thu hoạch được rửa sạch, thái mỏng thành lát và tẩm mật qua một đêm. Sau đó đem sao vàng, phơi hoặc sấy khô.
- Dạng cao lỏng: Bách bộ có thể được nấu từ khi dược liệu còn tươi hoặc dược liệu khô.
Một số bài thuốc có chứa bách bộ điều trị bệnh cụ thể mà bạn có thể áp dụng:
- Trị ho dữ dội, lâu năm: 20kg rễ củ bách bộ tươi, giã lấy nước và sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng canh, ngày 3 lần.
- Trị cảm mạo gây ho, ngứa họng, có ít đờm: Sắc uống 16g bách bộ, 12g kinh giới, 12g bạch tiền, 12g cát cánh.
- Trị lao phổi: Sặc 16g bách bộ, 12g hoàng cầm, 12g đan sâm, 12g đào nhân. Ngày uống 1 thang, liên tục trong 2 – 3 tháng.
- Trị ho sốt phế nhiệt ở trẻ em: Sử dụng 30g mỗi loại bách bộ, thạch cao, cát căn và bối mẫu tán thành bột mịn. Cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần 12 gram.
- Trị rận, rệp, bọ chét, chí: Dùng hỗn hợp bách bộ, tần giao nghiền nhỏ thành bột, xông khói hoặc có thể nấu thành nước giặt.
- Trị giun: Sắc 40g bách bộ tươi hoặc 20g bách bộ khô với 200ml nước trong nửa giờ đến khi cô lại còn khoảng 30ml. Dùng nước thuốc thụt lưu đại tràng liên tục 2 – 3 tối để đạt kết quả tốt.
- Sát khuẩn vết côn trùng đốt: Giã nát bách bộ, xoa vào chỗ mẩn ngứa, muỗi đốt, viêm da, sâu bọ đốt.
Rễ củ bách bộ có thể được chế biến, sử dụng dưới dạng khô và dạng cao lỏng
Các lưu ý khác khi dùng
Tuy bách bộ có tác dụng hỗ trợ bổ phổi, chữa ho nhưng vị thuốc này cũng dễ làm thương tổn tới tỳ vị nên không dùng với những người tỳ hư hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp ngộ độc bách bộ có thể giải độc bằng cách uống nước ép gừng tươi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm xoang có lây không? Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả
Không dùng bách bộ với những người tỳ hư hoặc tiêu chảy
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về cách sử dụng, liều dùng cũng như là những lưu ý gì khi sử dụng bách bộ – một loại dược liệu lâu đời và rất hữu ích trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!