Xã hội ngày càng phát triển, các bệnh lý mạch vành ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Vậy có thể điều trị bệnh mạch vành không? Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả
Contents
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành là một quá trình, không phải là bệnh “đột ngột mắc” tại một thời điểm. Tình trạng tổn thương vi mạch xảy ra âm thầm, lâu dài trước khi bệnh nhân có những triệu chứng đầu tiên của mạch vành.
Chính vì đặc điểm này, vai trò của việc tầm soát – điều chỉnh các yếu tố nguy cơ mạch vành từ sớm là hết sức quan trọng trong quá trinh điều trị bệnh lý này.[1]
Bệnh mạch vành xảy ra trong thời gian dài
Triệu chứng của bệnh mạch vành
Khi tổn thương mạch vành gây ra triệu chứng thì người bệnh có thể cảm thấy những triệu chứng như:
- Đau ngực, nặng ngực diễn ra thường xuyên.
- Khó thở: giảm khả năng gắng sức, tăng lên khi hoạt động thể lực như mang vác vật nặng hoặc leo cầu thang.
Đau ngực là triệu chứng hay gặp trong bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành sống được bao lâu?
Thời gian sống của người mắc bệnh mạch vành sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh nhân có ý thức loại bỏ – kiểm soát được các yếu tố nguy cơ (tập luyện thể thao kiên trì, giữ cân nặng chuẩn, theo dõi kiểm tra huyết áp, kiểm soát đường huyết, tránh căng thẳng, chế độ ăn nhiều cá, chất béo không bão hòa như quả bơ, các loại hạt, dầu thực vật, ngưng thuốc lá, đồ uống có cồn) hay không.
Bệnh nhân có thể tham khảo và tự chấm thang điểm ASCVD để biết khả năng xảy ra biến cố trong tương lai là bao nhiêu và bản thân giảm được bao nhiêu phần trăm nguy cơ sau khi điều chỉnh lối sống.
Thời gian sống của bệnh mạch vành phụ thuộc nhiều yếu tố
Bệnh mạch vành có chữa khỏi không?
Bệnh mạch vành là một bệnh mạn tính không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị các triệu chứng liên quan như đau ngực hay khó thở cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế khả năng xảy ra các biến cố.
Không thể chữa khỏi bệnh mạch vành nhưng có thể kiểm soát các yếu tố gây bệnh
Những phương pháp điều trị bệnh mạch vành
Thay đổi lối sống
Để làm chậm sự tiến triển của bệnh mạch vành, người bệnh có thể tham khảo:
- Không hút thuốc lá.
- Giảm muối, chất béo bão hòa(chất béo dạng rắn, chất béo đã qua nhiệt độ), đường trong chế độ ăn.
- Tập thể dục: lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng, duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần.
- Hạn chế rượu, bia.
- Quản lý các bệnh nền như: tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, béo phì.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt điểm khác nhau giữa đột quỵ và đột tử
Bạn nên bỏ thuốc lá để hạn chế các bệnh mạch vành
Sử dụng thuốc
Dựa vào bệnh nền và triệu chứng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc kiểm soát huyết áp.
- Thuốc điều chỉnh mỡ máu.
- Thuốc kiểm soát cơn đau ngực như nitroglycerin và ranolazine.
Người bệnh phải tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để điều trị các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành
Phẫu thuật
Trong trường hợp, số lượng mạch vành bị tổn hại quá nhiều. Bác sĩ có hai biện pháp để cải thiện triệu chứng:
- Can thiệp mạch vành qua da: giúp thông mạch vành bị bít tắc bằng một ống được luồn qua da.
- Bắt cầu động mạch vành: Phẫu thuật chỉnh sửa vùng mạch vành bị tổn thương.
Can thiệp động mạch vành qua da giúp tái thông động mạch vành
Các biến chứng khi điều trị hẹp mạch vành
Các phương pháp xâm lấn điều trị bệnh mạch vành mặc dù đem lại hiệu quả nhưng trong một số ít trường hợp có kèm theo biến chứng như:
- Chảy máu sau phẫu thuật.
- Tổn thương ống tiêu hóa do phải uống thuốc chống đông kéo dài.
- Tái lập huyết khối
- Tổn thương một đoạn mới của mạch vành.
- Rối loạn nhịp tim.
- Nhiễm trùng.
Điều trị mạch vành có thể làm xuất hiện cục máu đông
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về điều trị bệnh mạch vành. Mặc dù đây là bệnh lý không thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chậm tiến triển của bệnh lý này bằng thói quen sinh hoạt cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Cách tính canh ngày rụng trứng chính xác, an toàn cho chị em