Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan và để lại di chứng nặng nề như vô sinh, tử vong… Cùng tìm hiểu về triệu chứng giang mai ở nam qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Các triệu chứng giang mai ở nam sớm nhất qua các thời kỳ
Contents
Bệnh giang mai ở nam có nguy hiểm không?
Khi nhiễm giang mai, người bệnh thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên dễ bị bỏ qua. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phát triển và âm thầm phá hủy cơ thể suốt nhiều năm dẫn đến: [1]
- Vô sinh, hiếm muộn.
- Tổn thương đa cơ quan như não, tim, gan, phổi.
- Mất thính lực.
- Giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
- Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu giang mai ở nam giới qua từng thời kỳ
Tùy theo thời gian và mức độ xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai với các cơ quan mà bệnh có thể được chia thành 4 giai đoạn với các triệu chứng đặc trưng: [2][1]
Giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát)
Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn giang mai khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu có biểu hiện lâm sàng đầu tiên là sự xuất hiện của săng giang mai. Đặc trưng của săng giang mai gồm:
- Săng là những vết trợt tròn hoặc bầu dục.
- Có đường kính từ vài mm đến vài cm, viền rõ, đều đặn, đáy sạch.
- Bề mặt săng trơn bóng, màu đỏ, không đau khi chạm vào.
- Thường xuất hiện ở vùng quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, lỗ tiểu và bìu.
- Khoảng 5 – 6 ngày sau khi săng giang mai xuất hiện, người bệnh sẽ thấy sự sưng tấy ở các hạch lân cận như hạch bẹn, hạch cổ.
- Các vết săng sẽ tự lành trong vòng 3 đến 6 tuần sau đó.
Nổi săng trên da và bộ phận sinh dục là dấu hiệu của giang mai giai đoạn đầu
Giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát)
Giai đoạn này rất dễ lây lan cho mọi người do sự lan tràn của vi khuẩn trong máu, gây ra các tổn thương ở nhiều bộ phận của cơ thể như da, niêm mạc và nội tạng. Các tổn thương này thường không để lại sẹo khi lành. Người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:
- Thương tổn ở da: xuất hiện phát ban ở ngực, bụng và lưng sau đó có thể lan rộng sang lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các vết phát ban thường không ngứa, có màu đỏ hoặc nâu đỏ, kích thước nhỏ hơn 1cm.
- Sụt cân, sốt nhẹ.
- Mệt mỏi và rụng tóc.
- Nhức đầu, đau họng và đau mỏi toàn thân.
- Nổi hạch chắc, di động, không đau, không có mủ ở vùng cổ, sau tai, thượng đòn, nách, phân bố đối xứng 2 bên.
- Thương tổn ở niêm mạc: người bệnh có thể gặp sẩn ướt giang mai tại niêm mạc miệng hoặc dương vật với màu hồng nhạt, bề mặt hơi ướt và có thể lan rộng sang xung quanh.
Nổi sẩn ướt trên niêm mạc là dấu hiệu của giang mai giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị giang mai trong 2 giai đoạn trên thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này gần như không có hoặc không rõ ràng cùng một số đợt bùng phát nhẹ.
Giai đoạn này có thể kéo dài đến 20 năm với sự phá hủy âm thầm của vi khuẩn giang mai tại tim, xương khớp, hệ thống thần kinh. Đồng thời, người bệnh giang mai tiềm ẩn cũng rất hiếm khi truyền bệnh sang cho bạn tình do vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào cơ thể. [3]
Giai đoạn 4 (giai đoạn muộn)
Có khoảng 30 – 40% người bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn muộn với tổn thương đa cơ quan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng có thể gặp ở giang mai giai đoạn cuối gồm: [4]
- Đau nhức đầu, nôn mửa, sốt hoặc động kinh nếu tổn thương não.
- Suy giảm thị lực, nhìn đôi nếu tổn thương tại mắt.
- Tê bì, khó kiểm soát chuyển động tay chân khi vi khuẩn giang mai tấn công hệ thống thần kinh và cơ bắp.
- Đau tức ngực, khó thở nếu ảnh hưởng tim và phổi.
Tìm hiểu thêm: 100g thịt bò bao nhiêu calo? Ăn thịt bò có béo không và lưu ý khi ăn
Nhìn mờ là dấu hiệu của giang mai giai đoạn cuối gây tổn thương mắt
Chẩn đoán bệnh giang mai ở nam
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh giang mai ở nam dựa vào các biểu hiện lâm sàng hoặc xét nghiệm như: [5]
- Xét nghiệm huyết thanh: nhằm phát hiện các kháng thể đặc hiệu của xoắn khuẩn giang mai trong máu.
- Xét nghiệm dịch từ vết săng: có giá trị với giai đoạn 1 và 2 khi trên bề mặt da và niêm mạc xuất hiện các vết săng có chảy dịch.
- Xét nghiệm dịch não tủy: với trường hợp giang mai giai đoạn cuối, có tổn thương tại não.
>>>>>Xem thêm: Thói quen đọc sách cực hại cho sức khoẻ mà rất nhiều người mắc phải
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh giang mai
Bệnh giang mai ở nam có chữa được không?
Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng việc sử dụng một số kháng sinh liều cao như penicillin hoặc doxycycline. Tuy nhiên, giang mai giai đoạn cuối với tổn thương đa cơ quan thì sau khi được điều trị vẫn để lại nhiều di chứng vĩnh viễn. [6]
Phương pháp điều trị giang mai
Tùy theo giai đoạn của giang mai và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các liều kháng sinh điều trị bệnh khác nhau. Bệnh giang mai có thể được điều trị đặc hiệu với kháng sinh penicillin, doxycycline hoặc ceftriaxone.[7]
Nơi khám chữa bệnh giang mai uy tín
Khi nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh giang mai, bạn nên đến khám sớm tại khoa Da liễu hoặc Truyền nhiễm của các bệnh viện địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín sau:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức về các triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn khác nhau. Hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả người thân và bạn bè của bạn nhé!