Sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với những biến chủng mới khiến số lượng trẻ nhỏ mắc Covid-19 ngày càng tăng. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong thời gian này đòi hỏi sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ phía người lớn. Vậy làm thế nào để chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19 tại nhà, cha mẹ cần lưu ý gì?
Contents
- 1 Chuẩn bị đầy đủ để chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
- 2 Theo dõi sức khỏe trẻ mắc Covid-19
- 3 Để điều trị trẻ mắc Covid-19 với triệu chứng tại nhà
- 3.1 Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5 độ C hoặc đau đầu nhiều
- 3.2 Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước
- 3.3 Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
- 3.4 Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết
- 3.5 Chăm sóc tâm lý cho trẻ
- 3.6 Hướng dẫn cách thở cho trẻ
- 3.7 Những dấu hiệu cần cấp cứu ngay
- 3.8 Lưu ý
- 4 Về chế độ sinh hoạt
- 5 Các biện pháp phòng lây nhiễm
Chuẩn bị đầy đủ để chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Các vật dụng cần thiết tại nhà
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19, có một số vật dụng cần thiết tại nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ và ngăn ngừa sự lây lan của virus. Các vật dụng này bao gồm:
- Nhiệt kế: để theo dõi thân nhiệt của trẻ.
- Máy đo oxy máu: giúp theo dõi chính xác tình trạng hô hấp của trẻ.
- Khẩu trang y tế: giúp ngăn ngừa lây lan virus qua đường hô hấp.
- Chất tẩy rửa và dung dịch khử trùng: để lau sạch các bề mặt trong nhà và đồ chơi của trẻ.
- Nước rửa tay khô hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn: giúp tiêu diệt virus trên tay người lớn và trẻ em.
- Đồ dùng cá nhân cần thiết.
- Thùng rác có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế hoặc tổ tư vấn cộng động.
Vật dụng cần thiết bố mẹ cần chuẩn bị khi chăm sóc trẻ mắc covid
Thuốc điều trị tại nhà
Khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19 tại nhà bố mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần thiết để giảm các triệu chứng và đảm bảo cho sức khỏe của trẻ được ổn định. Các loại thuốc điều trị tại nhà cho trẻ nhỏ mắc Covid-19 có thể bao gồm:
- Thuốc hạ sốt Paracetamol loại dành cho trẻ em.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho: Thuốc tây y, thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamim,…
- Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): giúp giảm các triệu chứng cảm cúm và viêm mũi họng cho trẻ.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc người bệnh đang sử dụng.
Các loại thuốc nên có số lượng đủ dùng trong khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định cách sử dụng đúng cách.
Các loại thuốc sẽ giảm nhẹ triệu chứng cho trẻ mắc Covid-19
Cách ly
Nếu trẻ nhỏ nhà bạn đã mắc Covid-19, việc cách ly là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan virus cho những người khác trong gia đình hoặc cộng đồng. Dưới đây là một số lưu ý để thực hiện cách ly cho trẻ nhỏ:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với những người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tách riêng phòng cho trẻ.
- Phòng cách ly nên mở cửa sổ thông thoáng, không nên sử dụng điều hòa.
Người chăm sóc trẻ nên tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người trong gia đình .
Trẻ mắc covid nên hạn chế ra ngoài để tránh lây nhiễm cho người xung quanh
Theo dõi sức khỏe trẻ mắc Covid-19
Việc theo dõi sát triệu chứng của trẻ nhỏ mắc Covid-19 là rất cần thiết để đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ được ổn định. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên theo dõi các dấu hiệu sau:
- Các chỉ số quan trọng: nhiệt độ (đo ít nhất 2 lần/ngày), nhịp thở, nhịp mạch, chỉ số SpO2 (nếu có máy đo).
- Các triệu chứng: trạng thái tinh thần, màu sắc da/niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/ đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.
Nếu bé nhà bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần liên lạc ngay với các cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Một số triệu chứng bất thường ở trẻ covid bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:
Trẻ dưới 5 tuổi
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục > 39 độ C. Sốt cao không cải thiện, không giảm sau 48 giờ.
- Trẻ thở nhanh.
- Trẻ thở bất thường (Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…) SpO2 .
- Tím tái.
- Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…
- Nôn mọi thứ.
- Trẻ không bú, không ăn uống được.
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng,…
Trẻ từ 5 đến 16 tuổi
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn…
- SpO2
- Cảm giác khó thở.
- Ho thành cơn không dứt.
- Đau tức ngực.
- Không ăn uống được.
- Nôn mọi thứ.
- Tiêu chảy.
- Trẻ mệt, không chịu chơi.
- Sốt cao không cải thiện, không giảm sau 48 giờ.
Các triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc covid mà cha mẹ cần lưu ý
Để điều trị trẻ mắc Covid-19 với triệu chứng tại nhà
Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5 độ C hoặc đau đầu nhiều
Liều dùng Paracetamol cho trẻ em là 10-15mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn). Nếu tình trạng sốt vẫn còn thì dùng lại thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ cho liều thứ 2.
Lưu ý: Có thể sử dụng liều Paracetamol theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ. Tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.
Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước
Để giúp trẻ mắc Covid-19 mau phục hồi sức khỏe, bố mẹ cần khuyến khích trẻ uống đủ nước. Trẻ có thể uống nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo hướng dẫn) thay thế nước. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước ngọt có gas để bù nước và điện giải cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Uống nước đậu đen có tác dụng gì? 11 công dụng của đỗ đen với sức khỏe
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ uống đủ nước
Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
Để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Theo Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn phải được điều chỉnh phù hợp với từng độ tuổi, bao gồm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là đạm, béo, bột đường và vitamin – khoáng chất.
Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung sữa và sản phẩm từ sữa để cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho trẻ. Chất xơ cũng cần được bổ sung thường xuyên, đây là một lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp hỗ trợ cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cho trẻ uống nước thường xuyên nhưng cũng cần giãn cách thời gian, không để trẻ khát nhưng cũng không nên ép trẻ uống nước.
Xem thêm: Người bị Covid nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Cân bằng dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ mắc covid
Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết
Khi cần thiết, có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng sau:
- Dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… khi ho nhiều.
- Sử dụng xịt rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9% giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic) hoặc men tiêu hóa để giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy.
Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo thận trọng khi sử dụng thuốc. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Chăm sóc tâm lý cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, việc chăm sóc tâm lý cho con là rất quan trọng. Bậc cha mẹ cần động viên và trấn an con, đồng thời tâm sự với con về tình hình dịch bệnh. Nếu con có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh Covid-19, cha mẹ cần giải đáp kỹ lưỡng cho con và chia sẻ với con những thông tin thực tế về bệnh để con hiểu và cảm thấy yên tâm hơn.
Việc hiểu về dịch bệnh sẽ giúp con có thể xử lý tình huống một cách tích cực và mạnh mẽ hơn trong quá trình phục hồi sức khỏe. Khi tâm sự và nói chuyện về dịch bệnh với trẻ, cha mẹ cần tránh đề cập đến những sự kiện hoặc tin tức có thể gây sợ hãi hoặc hoang mang cho trẻ.
Cha mẹ hãy động viên, trấn an và giải thích cho con về tình hình dịch bệnh đang diễn ra
Hướng dẫn cách thở cho trẻ
Khi mắc Covid-19, trẻ nhỏ khó tránh khỏi triệu chứng khó thở. Để giúp trẻ tăng thông khí vào phổi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện một số động tác tập thở nhẹ nhàng và dễ thực hiện, bao gồm:
- Bài tập thở chúm môi: Từ từ hít vào thật sâu bằng mũi, sau đó chúm môi lại và từ từ thở ra cho đến hết khả năng của mình. Việc này giúp tăng lượng không khí đi vào phổi và đẩy bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp.
- Bài tập thở bụng: Đặt một tay lên trên ngực và tay còn lại đặt lên bụng để cảm nhận sự di động của hơi thở. Sau đó, hít thở vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng, trong khi môi được chúm lại giống như khi thổi sáo. Việc tập thở bụng giúp trẻ hít thở sâu hơn, cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
Lưu ý rằng việc thực hiện bài tập thở chỉ là một phương tiện hỗ trợ để cải thiện sức khỏe hô hấp của trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác liên quan đến hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xem thêm: 8 bài tập thở hậu covid và một số mẹo giúp phổi khỏe mạnh
Cha mẹ hãy hướng dẫn bé cách tập thở đúng để con hô hấp dễ dàng hơn
Những dấu hiệu cần cấp cứu ngay
Khi trẻ bị nhiễm Covid-19, nếu có những dấu hiệu sau đây xuất hiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu ngay:
- Thở nhanh: Trẻ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, Trẻ 6 – 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, Trẻ 12 tuổi trở lên: ≥ 20 lần/phút.
- Lồng ngực bị rút lõm.
- Cánh mũi thở phập phồng.
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, sốt li bì, bỏ bú, lờ đờ.
- Có hiện tượng tím tái ở đầu chân tay, môi.
- Chỉ số SpO2
Lưu ý
Sau đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19:
- Không tự ý dùng thuốc: Trẻ em có cơ chế miễn dịch khác so với người lớn, nên việc tự ý dùng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Hãy luôn tuân theo chỉ định và đơn kê của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm khi chưa có chỉ định: Việc sử dụng các loại thuốc này không đúng cách hoặc không cần thiết có thể dẫn đến đề kháng thuốc và gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Không xông cho trẻ em: Xông là một phương pháp điều trị bằng cách thở hơi thuốc trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc xông có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Về chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt là một phần rất quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ sinh hoạt cần cho trẻ:
- Uống nước thường xuyên: Trẻ cần uống nước đầy đủ để duy trì lượng nước cân bằng trong cơ thể. Cha mẹ cần cho trẻ uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.
- Tăng cường dinh dưỡng: Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và tăng cường miễn dịch. Cha mẹ cần cho trẻ ăn trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, không nên cho trẻ bỏ bữa hay ăn quá nhiều đồ ăn có nguy cơ gây béo phì.
- Nên nghỉ ngơi: Trẻ cũng cần thời gian nghỉ ngơi đủ để phục hồi sức khỏe sau một ngày học tập và vui chơi. Cha mẹ cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe.
- Duy trì thói quen hàng ngày của trẻ để giúp trẻ giữ được sự ổn định tinh thần. Cha mẹ cần lập cho trẻ một thời khóa biểu cụ thể về các hoạt động học tập, nghỉ ngơi và giải trí trong suốt thời gian nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Dùng sữa dưỡng thể có mọc lông không? Cách dùng và lưu ý khi dùng
Cố gắng duy trì những thói quen hằng ngày để trẻ tránh bị bất ổn tâm lý
Các biện pháp phòng lây nhiễm
Người chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19 cần thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm:
- Hạn chế để trẻ nhỏ ra khỏi phòng cách ly. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với những người khác trong nhà.
- Đảm bảo phòng cách ly của trẻ thông thoáng.
- Thực hiện việc lau dọn phòng cách ly và các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như tay nắm cửa, bàn ghế bằng dung dịch khử khuẩn chuyên dùng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay.
- Các vật dụng cá nhân (khăn tắm, dao cạo râu, chén đĩa, ly…) cần phải dùng riêng.
- Xử lý chất thải lây nhiễm đúng quy định.
- Người chăm sóc trẻ phải luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với trẻ mắc Covid-19.
Vừa rồi là những hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ để chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19 tại nhà. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả trẻ mắc covid, người chăm sóc và những người xung quanh, hãy nhớ tuân thủ theo các biện pháp phòng lây nhiễm. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Nguồn: Unicef, Bộ Y tế