Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, diễn biến nhanh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng. Do đó, việc xây dựng ý thức phòng bệnh cho mỗi người dân là vô cùng quan trọng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách chủ động phòng bệnh Whitmore cho người dân
Contents
Bệnh Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, khiến cho da và mô bị hoại tử nhanh chóng.
Một số đường lây truyền có thể gặp ở bệnh Whitmore là:
- Tiếp xúc trực tiếp: vùng da bị trầy xước với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.
- Đường hô hấp: hít phải không khí chứa những hạt bụi có vi khuẩn gây bệnh.
- Đường ăn uống: ăn những thực phẩm hoặc nguồn nước uống bị nhiễm vi khuẩn.
- Lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người (rất hiếm gặp).[1]
Bệnh Whitmore là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương nhiều cơ quan
Triệu chứng nhiễm Whitmore
Tùy vào từng cơ quan mà vì khuẩn tiếp xúc sẽ gây nên những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 2 – 4 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nhiễm trùng ở da
Khi vi khuẩn tấn công vào da có thể gây ra những tổn thương cục bộ như những vết sưng, đau tấy đỏ, nặng hơn có thể hình thành áp xe hoặc vết loét trên da.
Ngoài ra, người bệnh có thể sốt cao do tình trạng cơ thể phản ứng trước tác nhân vi khuẩn.[2]
Bệnh Whitmore gây nên những vết loét trên da
Nhiễm trùng ở phổi
Nhiễm trùng ở phổi gây ra các tình trạng sau:
- Sốt cao.
- Thở nhanh.
- Khó thở.
- Đau ngực.
- Ăn không ngon miệng.
Khó thở là triệu chứng có thể gặp của bệnh Whitmore
Nhiễm trùng máu
Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây bệnh, các triệu chứng có thể gặp là:
- Sốt cao.
- Đau đầu.
- Khó thở.
- Đau bụng.
- Đau khớp.
- Lơ mơ.
Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu nếu vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập vào máu
Nhiễm trùng lan rộng
Khi vi khuẩn tiếp xúc với hầu hết các cơ quan, các triệu chứng thường trở nên rầm rộ với các đặc điểm như:
- Sốt cao.
- Sụt cân nhanh.
- Đau đầu.
- Đau khớp.
- Đau cơ.
- Co giật.
- Có các đặc điểm viêm não như rối loạn tri giác, cứng gáy (không gập được cổ),…
Tình trạng nhiễm trùng lan rộng có thể làm xuất hiện tình trạng co giật ở người bệnh Whitmore
Nhiễm virus Whitmore có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tỷ vong. Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 40%.[3]
Bệnh Whitmore nếu không được điều trị có thể xuất hiện những biến chứng như:
- Viêm tủy xương.
- Viêm xương khớp.
- Áp xe tại da, phổi, gan, não.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính.
- Nhiễm khuẩn huyết.[4]
Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên tới 40%
Cách phòng tránh bệnh Whitmore
Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu. Chính vì vậy, mọi người nên tuân thủ theo một số biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh cá nhân
Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, đặc biệt chú ý rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm sau để phòng chống vi khuẩn gây bệnh:
- Trước khi ăn.
- Trước và sau khi chế biến thực phẩm.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi đi làm ruộng.[5]
Tìm hiểu thêm: 7 cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo, công dụng và cách dùng hiệu quả
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Ăn chín, uống sôi
Nguồn lây của vi khuẩn có thể xuất phát từ thực phẩm bẩn, chính vì vậy việc lựa chọn thực phẩm sạch sẽ kết hợp với ăn chín, uống sôi là việc làm không thể thiếu.
Lưu ý, không được ăn thịt gia súc, gia cầm đã bị bệnh để tránh nhiễm vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa.
Rèn thói quen ăn chín, uống sôi để cơ thể khỏe mạnh
Hạn chế tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm
Đất và nước bị ô nhiễm chính là nguồn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, cần phải thực hiện những vấn đề sau để hạn chế lây lan trong trường hợp này:
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động, đặc biệt là ủng, găng tay khi làm việc ở ruộng, ao, hồ.
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm khi có vết thương hở.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi lao động, tránh để bùn đất bám.
Đi ủng và mặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với môi trường bẩn
Lưu ý với người mắc bệnh mạn tính
Với những người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh phổi mạn tính sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường.
Chính vì vậy, những đối tượng này cần sự chăm sóc đặc biệt để kiểm soát bệnh nền, tránh những ảnh hưởng không tốt khi có vi khuẩn xâm nhập.
Chăm sóc tốt người mắc bệnh mạn tính để tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh Whitmore
Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh
Người đang ở trong vùng lưu hành của bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, vết loét da, đau đầu, khó thở, đau cơ, đau khớp nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Những đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già có hệ miễn dịch yếu hơn cần được theo dõi và chăm sóc bệnh kỹ càng. Lưu ý, đây là bệnh lý nguy hiểm cần được đặc biệt quan tâm và chăm sóc.
Khi xuất hiện đau ngực nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám
Bệnh Whitmore điều trị như thế nào?
Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh qua đường tĩnh mạch trong ít nhất hai tuần để loại bỏ hầu hết vi khuẩn. Một số thuốc thường được sử dụng là:[4]
- Ceftazidim.
- Meropenem.
- Imipenem.
Lưu ý, sử dụng kháng sinh sẽ song song với việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng khác đi kèm, tránh những biến chứng xảy ra.
Truyền kháng sinh đường tĩnh mạch ít nhất trong 2 tuần
Giai đoạn sau
Khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, bác sĩ có thể chỉ định chuyển đường dùng kháng sinh thì đường truyền sang đường uống để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.
Thông thường, thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 3 tháng. Một số loại kháng sinh hay được sử dụng là:[4]
- Trimethoprim kết hợp với sulfamethoxazole.
- Amoxicillin kết hợp với axit clavulanic.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Aupa Biopharm Co. Ltd của nước nào? Có tốt không?
Điều trị duy trì bằng kháng sinh đường uống ít nhất 3 tháng
Bệnh Whitmore là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nên mọi người cần nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh phù hợp để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.