Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy bạn biết gì về bệnh đậu mùa khỉ và cách chữa bệnh đậu mùa khỉ là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chẩn đoán
Contents
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Dấu hiệu thường gặp
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có thể lây lan giữa động vật với người hoặc người với người. Virus có thể truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua đồ vật hoặc bề mặt mà người bệnh chạm vào.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh có thể kể đến như: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng và sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra da cũng xuất hiện phát ban kéo dài trong 2 đến 4 tuần. Các nốt phát ban giống như mụn nước.
Các nốt phát ban trên da theo thời gian sẽ khô, đóng vảy và dần bong ra, xuất hiện các vết loét trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc thậm chí là miệng, cổ họng, hậu môn,… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo từng đối tượng. Các triệu chứng này có thể biến mất sau khoảng 3 – 4 tuần điều trị đặc biệt theo chỉ định. Những đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và bệnh nhân mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ gặp phải biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên hoặc tiếp xúc gần với những người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và thăm khám kịp thời.[1]
Những nốt phát ban trên tay, chân là triệu chứng cơ bản của bệnh đậu mùa khỉ
Điều trị đậu mùa khỉ tại nhà
Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị. Nếu được phép chữa trị tại nhà, bạn cần nghiêm thủ thực hiện theo các bước sau:
- Cách ly với các thành viên còn lại trong gia đình.
- Tránh chạm vào hay gãi vào các vùng da phát ban.
- Tuyệt đối không chạm vào vùng da bị tổn thương trên mắt hay miệng.
- Chăm sóc, bảo vệ các vùng da bị tổn thương.
- Làm sạch bề mặt thường chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa,… bằng xà phòng hay chất tẩy trùng gia dụng.
- Tự giặt giũ quần áo, khăn mặt
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay có cồn.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh sự lây nhiễm của virus
Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp phải sử dụng thuốc để điều trị, các bác sĩ có thể phát thuốc kháng virus để ngăn ngừa sự phát triển của virus đậu mùa trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần nhận chỉ định trực tiếp từ bác sĩ điều trị về liều và tần suất sử dụng các loại thuốc này.
Cụ thể, những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tecovirimat, là thuốc đặc trị virus đậu mùa khỉ. Đây là một loại thuốc được phê duyệt sử dụng vào năm 2022 trong điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em và người lớn.
Tecovirimat hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt động protein vỏ virus, qua đó ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của virus trong cơ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ phát tecovirimat kết hợp với brincidofovir để điều trị nhiễm virus.
Ngoài ra, vaccine globulin miễn dịch (VIG) cũng được cho phép sử dụng như một phương pháp điều trị. Tuy nhiên chưa có nhiều dữ liệu về tác dụng của thuốc này đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả
Tecovirimat hiện là thuốc đầu tay trong việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Khi nào nên gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh nguy hiểm. Vì thế, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao, đau nhức cơ hoặc sưng hạch bạch huyết.
- Xuất hiện phát ban trên da và những vết loét mới.
- Tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ hoặc đồ vật nghi ngờ mang virus bệnh.
Cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị, tránh việc tự ý điều trị tại nhà vì có thể đem tới những biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.[2]
Cần tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu gặp phải các biểu hiện nghi là nhiễm virus đậu mùa khỉ
Chẩn đoán
Năm 2022, Bộ y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người. Theo đó, nội dung chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Ca bệnh nghi ngờ là những ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa hoặc đồ vật bị nhiễm virus như quần áo, đồ dùng cá nhân trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng; có tiền sử di chuyển đến vùng dịch tễ trong vòng 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng; có bệnh cảnh lâm sàng nghi là bệnh đậu mùa khỉ.
- Ca bệnh xác định: Có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt các đặc điểm triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ với một số bệnh như bệnh đậu mùa, thuỷ đậu hoặc Herpes lan toả như hình dạng, kích thước, phân bố và thời gian tồn tại của ban.[3]
>>>>>Xem thêm: Chỉ dẫn chi tiết phương pháp pha klacid cho con yêu
Xét nghiệm sinh học phân tử để xác định liệu có nhiễm virus đậu mùa khỉ hay không
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể được thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương…
- TPHCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới…
Trên đây là những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ cũng như cách chữa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, do đó khi gặp phải các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.