Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng của rối loạn đông máu, nó dẫn đến những vết thâm tím dễ dàng hoặc quá nhiều và chảy máu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số thông tin về cách chữa xuất huyết giảm tiểu cầu, mời mọi người tham khảo.
Bạn đang đọc: Cách điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Cách chấm dứt tình trạng bệnh đó là cần đảm bảo số lượng tiểu cầu an toàn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng chảy máu trong, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của điều trị. Ở trẻ em, 80% là tự khỏi mà không cần điều trị. Còn với người lớn, việc xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ có thể theo dõi thường xuyên và kiểm tra tiểu cầu. Nhưng nếu tình trạng vẫn không cải thiện thì cần có sự can thiệp của các loại thuốc, phẫu thuật hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc
Các loại thuốc được dùng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu gồm:
– Corticosteroid: thuốc này sẽ giúp tăng số lượng tiểu cầu bằng cách giảm các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh thường có dấu hiệu tái phát sau khi ngưng thuốc. Nhưng nếu dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đục thủy tinh thể, lượng đường trong máu cao, nguy cơ nhiễm trùng và loãng xương. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định các dùng thuốc an toàn.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau buốt răng bằng muối hiệu quả ngay khi thực hiện
– Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG). Trường hợp bạn bị chảy máu nghiêm trọng hay cần tăng nhanh số lượng máu trước khi phẫu thuật, cần phải dùng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này có hiệu quả nhanh chóng, nhưng nó lại trở về trạng thái bệnh bình thường trong 1 vài tuần. Ngoài ra nó còn có tác dụng phụ là đau đầu, buồn nôn và ói mửa.
– Chủ vận thụ thể Thrombopoietin. Các loại thuốc như romiplostim (Nplate) và eltrombopag (Promacta) sẽ giúp tủy xương sản xuất tiểu cầu nhiều hơn, giúp ngừa vết thâm tím và chảy máu. Nhưng bạn phải đối mặt với tác dụng phụ như: đau đầu, đau cơ khớp, chóng mặt, buồn nôn.
Phẫu thuật
>>>>>Xem thêm: Chanh có tác dụng giảm mụn và sẹo mụn không?
Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bạn cần phẫu thuật cắt bỏ lá lách để chấm dứt tình trạng. Phương pháp này sẽ loại bỏ các nguồn chính tiêu hủy tiểu cầu trong cơ thể, đồng thời cải thiện số lượng tiểu cầu trong 1 vài tuần sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, biến chứng của nó rất nghiêm trọng. Có khả năng bạn phải đối mặt với việc không có lá lách vĩnh viễn hoặc bị tái phát.
Phẫu thuật thường hiếm được áp dụng đối với trẻ em bởi tốc độ giảm hạn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu cao.
Điều trị khẩn cấp
Màu dù chảy máu nặng hiếm khi xảy ra với ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, cần điều trị khẩn cấp và chăm sóc ngay. Một số cách được áp dụng trong tình trạng này thường là truyền tiểu cầu khối, methylprednisolone tĩnh mạch (một loại corticosteroid) và globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Do đó, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng của mình. Dựa vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn: dieutri.vn