Dị ứng thời tiết gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu các hạn chế triệu chứng và phòng tránh dị ứng thời tiết hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Cách hạn chế triệu chứng và phòng tránh dị ứng thời tiết hiệu quả
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện đột ngột khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên
Contents
Các triệu chứng dị ứng thời tiết
Các triệu chứng của dị ứng thời tiết thường xuất hiện đột ngột khi có sự thay đổi thời tiết. Các dấu hiệu bệnh thường khá rõ ràng và dễ nhận biết như:
- Đỏ da: Da nổi mẩn đỏ, thường rải rác toàn thân, đặc biệt nhiều ở những vùng da hở như cánh tay, cẳng chân.
- Nổi mày đay: Trên da người bệnh nổi những sẩn cục to nhỏ không đều, ngứa nhiều.
- Ngứa: Người bệnh thường bị sẩn ngứa nhiều và gãi nhiều, khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, da tổn thương xuất hiện mụn nước hoặc rỉ dịch vàng, dịch mủ.
- Viêm mũi dị ứng: Mũi là cửa ngõ của cơ quan hô hấp, do đó khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hay bị ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi liên tục, dụi mũi và chảy nước mũi nhiều.
- Viêm kết mạc dị ứng: Người bệnh thường gặp phải tình trạng ngứa mắt, dụi mắt nhiều và chảy nước mắt. Kết mạc mắt thường đỏ ửng do xung huyết.
- Khò khè, khó thở: Đây là triệu chứng nặng trong dị ứng thời tiết, gây ra bởi tình trạng xung huyết phù nề niêm mạc đường hô hấp. Không khí khó di chuyển qua đường dẫn khí bị chít hẹp gây khó thở, thở rít, khò khè. [1]
Người bệnh thường bị ngứa mũi, ngạt mũi khi bị dị ứng thời tiết
Các cách hạn chế triệu chứng dị ứng thời tiết
Một số biện pháp giúp hạn chế triệu chứng dị ứng thời tiết bao gồm:
- Ghi chép nhật ký triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên hoặc khi thời tiết thay đổi để xác định chẩn đoán.
- Khám và làm các xét nghiệm như công thức máu, định lượng IgE,… tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể.
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, bụi cỏ, lông thú cưng hoặc hóa chất.
- Đóng kín cửa phòng, cửa sổ và sử dụng máy lọc không khí khi đến mùa dị ứng.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, nên sử dụng máy hút bụi để giảm nguy cơ phát tán rộng bụi, lông vật nuôi.
- Vệ sinh mắt, mũi, sử dụng nước súc miệng thường xuyên.
- Tắm và thay đồ sạch hằng ngày, đặc biệt sau khi ra ngoài trở về.
- Nên là ủi và cất quần áo gọn gàng ngăn nắp.
- Mặc quần áo dài tay để che phủ tốt bề mặt da, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.
- Dưỡng ẩm da hằng ngày.
- Đeo khẩu trang và kính mắt khi ra ngoài để bảo vệ mắt, mũi của bạn.
Bạn nên đóng kín cửa phòng ngủ để hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi
Cách điều trị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện đột ngột và tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể diễn biến cấp tính và khó dự đoán. Do đó, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám và nghe bác sĩ tư vấn các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Việc điều trị dị ứng thời tiết tùy thuộc vào mức độ biểu hiện triệu chứng của bệnh và sự ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Các biện pháp điều trị dị ứng thời tiết bao gồm:
- Dùng thuốc chống dị ứng: Khi bị bệnh, yếu tố dị nguyên kích thích cơ thể gây phản ứng dị ứng và sản xuất các chất trung gian hóa học như histamin. Sử dụng thuốc kháng histamin đường uống, nhỏ mắt, mũi hoặc bôi da giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một số thuốc chống dị ứng thường dùng như cetirizin, loratadin, fexofenadin.
- Thuốc corticoid: Một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhóm steroid để giảm phản ứng viêm của cơ thể như prednisolon, betamethason, dexamethason.
- Liệu pháp miễn dịch: Sau khi xác định yếu tố dị nguyên, bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp giải mẫn cảm bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với dị nguyên với liều lượng nhỏ và tăng dần đến ngưỡng cơ thể chịu được. Sau khi tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài, cơ thể sẽ dần thích nghi và không còn gây ra phản ứng miễn dịch. [2]
Người bệnh có thể sử dụng các thuốc chống dị ứng để cải thiện triệu chứng
Lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết
Một số điều bạn cần lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết:
- Không nên nhổ lông mũi: Lông mũi có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, côn trùng, phấn hoa có trong không khí trước khi đi vào đường thở.
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc: Các sản phẩm này có thể gây kích ứng da và khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài: Khẩu trang có thể giúp ngăn ngừa phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác xâm nhập vào cơ thể.
- Uống nước ép trái cây tươi: Nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng dị ứng.
- Dùng vaseline: Vaseline có tác dụng dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng da khô, thô ráp. Sử dụng vaseline hằng ngày giúp củng cố hàng rào bảo vệ của da, hạn chế bong tróc và giảm nguy cơ mẩn ngứa. [nguon title=”
How to prevent and treat hay fever” link=”https://www.mikedilkes-entlaser.co.uk/single-post/how-to-prevent-and-treat-hay-fever”][/nguon]
Cách phòng tránh dị ứng thời tiết
Triệu chứng của dị ứng thời tiết thường xuất hiện đột ngột, khó dự đoán trước, do đó bạn cần có kế hoạch chủ động phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh dị ứng thời tiết hiệu quả bao gồm:
Giảm nguy cơ tiếp xúc với chất kích ứng
Môi trường xung quanh luôn tồn tại các yếu tố nguy cơ như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa mà mắt thường khó quan sát thấy. Việc hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, tuy nhiên khá khó khăn. Một số cách giúp bạn giảm được nguy cơ tiếp xúc bao gồm:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Mặc quần áo dài để che chắn da tốt.
- Hạn chế ra ngoài trong những ngày gió to.
- Cởi bỏ khẩu trang và áo khoác ngoài mỗi khi về nhà.
- Đóng cửa phòng trước khi đi ngủ.
Bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Thường xuyên theo dõi thời tiết
Việc thường xuyên theo dõi để cập nhật thời tiết hằng ngày giúp người bệnh có phương án chủ động phòng ngừa. Người bệnh nên hạn chế ra ngoài trong những ngày được cảnh báo gió to hoặc lượng phấn hoa cao.
Tìm hiểu thêm: Top 14 viên uống bổ não cho trẻ em được nhiều mẹ tin dùng
Theo dõi thời tiết hàng ngày giúp người bệnh chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết
Giữ không khí trong nhà sạch sẽ
Môi trường nhà ở đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh dị ứng thời tiết. Bạn nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bặm, côn trùng và lông thú cưng. Sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí giúp giảm nguy cơ mắc triệu chứng dị ứng trên đường hô hấp.
Sử dụng máy hút bụi giúp hạn chế phát tán bụi bẩn vào môi trường
Tắm trước khi ngủ
Bạn nên tắm trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc hoặc vi khuẩn gây bệnh bám trên da, tóc sau một ngày. Điều này giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân gây dị ứng và giúp ngủ ngon hơn. [4]
Bạn nên tắm gội và thay quần áo sạch hằng ngày
Vệ sinh mũi, họng
Vệ sinh mũi họng hằng ngày không chỉ giúp loại bỏ yếu tố dị nguyên gây dị ứng mà còn giúp bảo vệ hệ hô hấp của bạn khỏi những tác nhân gây bệnh bao gồm virus, vi khuẩn. Bạn nên vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các loại xịt rửa mũi chuyên dụng.
Giữ vệ sinh mũi họng giúp phòng dị ứng và các bệnh lý hô hấp
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Lựa chọn các thực phẩm tươi mới, giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây dị ứng.
Một số loại quả có nguy cơ gây dị ứng thời tiết do phản ứng chéo với phấn hoa. Do đó, bạn cần rửa sạch hoa quả trước khi ăn để loại bỏ lượng phấn hoa và bụi bẩn bám trên bề mặt. [5]
Bạn nên rửa sạch hoa quả trước khi ăn để loại bỏ phấn hoa và bụi bẩn trên bề mặt
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục bằng máy tập trong nhà với cường độ vừa phải giúp giảm tình trạng ngạt mũi, cải thiện chức năng hô hấp. Bạn có thể dành thời gian khoảng 30 – 60 phút để tập luyện hằng ngày.
>>>>>Xem thêm: Sorbitol có tác dụng gì? Sử dụng có an toàn không?
Chế độ tập luyện hằng ngày giúp cải thiện chức năng hô hấp
Hy vọng bài viết trên giúp bạn biết cách điều trị triệu chứng khó chịu của dị ứng thời tiết cũng như biết các phòng bệnh hiệu quả ngay tại nhà. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh bạn nhé!