Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Rate this post

Nặn mụn là phương pháp loại bỏ mụn nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng, dễ để lại sẹo và khó phục hồi. Hãy cùng tìm hiểu về cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Nhận biết các loại mụn

Mụn là tình trạng bệnh da được hình thành do tăng tiết chất bã, bít tắc lỗ chân lông và viêm hệ thống nang lông tuyến bã do:

  • Sản xuất quá nhiều dầu thừa và bã nhờn.
  • Vi khuẩn.
  • Hormone.
  • Tế bào da chết.
  • Lông mọc ngược.

Để có thể điều trị mụn bằng phương pháp nặn mụn hiệu quả, bạn cần xác định loại mụn mà cơ thể đang gặp phải:

Mụn có thể tự nặn

Mụn có thể nặn là những loại mụn không viêm gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Những loại mụn này thường không gây sưng tấy và cũng phản ứng tương đối tốt với các phương pháp điều trị không kê đơn (OTC).

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Mụn có thể nặn là những loại mụn không viêm gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng

Mụn không thể tự nặn

Có một số loại mụn không nên cố gắng nặn vì dễ gây sưng viêm, nhiễm trùng và lan ra các vùng da lân cận, như:

  • Mụn đỏ không có đầu trắng.
  • Những nốt mụn to, viêm, sâu gồm mụn bọc và mụn nang vì nhân mụn nằm quá sâu trong da. Trong trường hợp này tốt nhất là bạn để chúng tự lành.
  • Mụn nhọt lớn và gây đau.

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Mụn đỏ, mụn bọc, mụn nang là những loại mụn không thể nặn

Bạn có nên tự nặn mụn không?

Việc tự nặn mụn tại nhà thường không được khuyến khích. Khi tự nặn mụn, bạn đang can thiệp vào khả năng chữa lành của làn da và khiến các nốt mụn có nguy cơ nhiễm trùng, da lâu hồi phục và dễ để lại sẹo.

Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp này làm giảm tình trạng mụn như:

  • Chườm nóng làm dịu cơn đau do mụn viêm. Đồng thời, việc chườm nóng khiến lỗ chân lông được mở và mụn có thể tự bong ra.
  • Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ không cần kê đơn bằng các thành phần có hoạt tính trị mụn như axit salicylic, lưu huỳnh và benzoyl peroxide, giúp đẩy nhanh quá trình lành mụn.
  • Một số biện pháp điều trị tại chỗ mụn viêm tại nhà bằng: Baking soda, Tinh dầu tràm, Mặt nạ than hoạt tính, Hydrogen peroxide.

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Việc tự nặn mụn tại nhà thường không được khuyến khích

Vì sao cần nặn mụn đúng cách?

Mụn viêm thường chứa mủ và có thể kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, cố gắng tự nặn mụn có thể dẫn đến:

  • Nhiễm trùng: Nặn mụn có thể khiến vùng da đó dễ bị vi khuẩn từ tay xâm nhập hơn gây tình trạng nhiễm trùng.
  • Sẹo mụn: Khi nặn mụn, áp lực từ việc nặn mụn có thể làm tổn thương bên dưới da khiến để lại sẹo.
  • Mụn ngày càng trầm trọng hơn: Nặn mụn có thể đẩy mủ và vi khuẩn vào các lớp bì sâu hơn của da gây viêm, đau, sưng tấy và thậm chí tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tăng sắc tố sau viêm: như đổi màu ở vùng bị ảnh hưởng, hình thành các đốm đen hoặc các mảng màu đỏ.

Tìm hiểu thêm: Vitamin K1 là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin K1

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Cố gắng tự nặn mụn có thể dẫn đến sẹo mụn

Cách nặn mụn an toàn

Bước 1: Lựa chọn thời gian nặn mụn

Đợi cho đến khi mụn hình thành đầu trắng để đảm bảo rằng mủ đã được gom lại và đẩy lên gần với bề mặt da, sẵn sàng để loại bỏ ra ngoài.

Bước 2: Vệ sinh

  • Rửa tay kỹ, đặc biệt ở móng tay bằng xà phòng.
  • Làm sạch mặt bằng các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp.
  • Lau khô mặt và tay bằng khăn sạch.

Bước 3: Khử trùng

  • Khử trùng dụng cụ lấy mụn bằng cách hơ nóng qua lửa, sau đó lau sạch lại bằng cồn.
  • Khử trùng tay bằng cồn và đeo bao tay.
  • Thấm cồn vào miếng bông sạch, lau qua vùng da bị mụn.

Bước 4: Nặn mụn

  • Đặt dụng cụ lấy mụn song song với bề mặt da, nhẹ nhàng xuyên qua phần đầu trắng của mụn.
  • Dùng ngón tay hoặc tăm bông nhấn nhẹ lên vùng xung quanh nốt mụn để mủ và còi mụn được đẩy ra bên ngoài.
  • Dùng băng gạc hoặc bông thấm hết toàn bộ mủ, nước mà mụn thoát ra.
  • Nếu mủ và chân mụn không được đẩy ra dễ dàng nghĩa là mụn chưa sẵn sàng để nặn.

Bước 5: Vệ sinh sau khi nặn mụn

  • Làm sạch lại mặt và các vết mụn đã nặn bằng cồn.
  • Có thể bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ bacitracin hoặc kem trị mụn lên vết mụn.

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

Bạn nên vệ sinh tay thật kỹ trước khi tiến hành nặn mụn tại nhà

Các lưu ý khi nặn mụn

Sau khi tiến hành nặn mụn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để giúp da mau phục hồi như:

  • Hạn chế việc chạm vào mặt và luôn rửa tay trước khi chạm vào mặt.
  • Chườm đá có thể giúp giảm mẩn đỏ và tình trạng sưng viêm do mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm điều trị tại chỗ chứa benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc tinh dầu tràm giúp giảm vết thâm do mụn.
  • Hạn chế việc trang điểm sau khi nặn mụn cho đến khi các vết mụn lành hẳn.
  • Duy trì thói quen chăm sóc da, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, tẩy tế bào chết và thoa các sản phẩm trị mụn có thể ngăn ngừa tình trạng mụn.

Cách nặn mụn đúng cách, an toàn không hại da tại nhà và lưu ý khi nặn

>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không? Lưu ý chăm sóc

Chườm đá có thể giúp giảm mẩn đỏ và viêm do mụn

Bạn nên lựa chọn thời điểm nặn mụn chính xác, vệ sinh tay, da mặt và dụng cụ nặn mụn đầy đủ trước khi tiến hành để việc nặn mụn đem lại hiệu quả cao mà không gây hại đến làn da. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *