Các rối loạn đường tiêu hóa do vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng là vấn đề thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nếu không biết cách phòng chống thì bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá an toàn, hiệu quả
Contents
Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá thường gặp
Tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp là tình trạng rối loạn đại tiện có thể gây mất nước, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, vi-rút Rota, dị ứng sữa, dị ứng thức ăn,…
Biểu hiện của tiêu chảy cấp là đi cầu phân lỏng hoặc té nước, số lần đi tiêu nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ và có thể kéo dài đến 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Buồn nôn, nôn.
- Quấy khóc (với trẻ nhỏ), mệt mỏi.
- Chán ăn, khát nước.
- Co giật.[1]
Biểu hiện của tiêu chảy cấp là đi cầu phân lỏng hoặc té nước
Viêm gan A
Viêm gan A là bệnh tổn thương tế bào gan do vi-rút viêm gan A (HAV) gây nên. Vi-rút viêm gan A lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi ăn hoặc uống phải thức ăn có nhiễm vi-rút HAV.
Ngoài ra, vi-rút viêm gan A cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc thân thể gần gũi như quan hệ tình dục bằng miệng-hậu môn với người bị nhiễm bệnh.
Trước khi có triệu chứng đầu tiên, bệnh viêm gan A có thời gian ủ bệnh khoảng 14 – 28 ngày. Các triệu chứng của viêm gan A có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, bao gồm: sốt, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu và vàng da, vàng mắt…[2]
Tuy nhiên, tùy trường hợp bệnh mà bệnh nhân có thể có tất cả các triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện có một vài triệu chứng.
Viêm gan A là bệnh tổn thương tế bào gan do vi-rút viêm gan A (HAV)
Bệnh tả
Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường ruột do vi khuẩn tả (Vibrio Cholerae) gây ra, có thể bùng phát, lây lan thành dịch bệnh. Vi khuẩn tả thường tồn tại ở thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh và sẽ gây bệnh khi con người nuốt phải.
Bệnh tả thường ở mức độ nhẹ, thậm chí không có bất kỳ triệu chứng gì. Nhưng đôi khi tình trạng bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chiếm 10% như đi cầu té nước liên tục, nôn mửa, khát nước, chuột rút, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp…[3]
Cứ 10 người mắc bệnh tả thì 1 người có triệu chứng nặng như tiêu lỏng, nôn liên tục
Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ hay bệnh lỵ là một tình trạng tổn thương đường ruột do trực khuẩn lỵ Shigella hoặc ký sinh trùng lỵ amip Entamoeba histolytica gây ra, có thể mắc ở mọi lứa tuổi.
Hầu hết bệnh lỵ amip đều không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Một số ít người mắc lỵ amip có thể xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn, sụt cân, đau bụng… Một số trường hợp có thể gây biến chứng Áp-xe ở các cơ quan khác như Áp-xe gan.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và nghiêm trọng hơn lỵ amip với các biểu hiệu như tiêu chảy, phân có nhầy máu, sốt cao, nôn mửa, đau bụng từng cơn…[4]
Tìm hiểu thêm: Sốt phát ban và cách điều trị ở trẻ em – 6 điều bố cần lưu ý
Đau đầu, đau bụng, nôn, đặc biệt tiêu lỏng nặng kèm nhầy máu gợi ý bệnh lỵ
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây tổn thương đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella gây ra. Vi khuẩn Salmonella là một trong những tác nhân hay gặp trong các vụ ngộ độc thực phẩm.
Bệnh thương hàn gây ra các triệu chứng nổi bật là sốt cao liên tục, đau đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, ho… Khi vi khuẩn tấn công làm tổn thương nặng đến đường tiêu hóa sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… thậm chí dẫn đến tử vong.[5]
Vi khuẩn Salmonella là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc thực phẩm
Cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá
Các bệnh lây truyền đường tiêu hóa chủ yếu do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút hoặc ký sinh trùng có trong thức ăn. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng nhất để phòng ngừa các bệnh trên.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh qua đường tiêu hóa hiệu quả và dễ dàng mà bạn có thể áp dụng:
- Rửa tay với xà phòng cả trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, khi cho trẻ ăn hoặc khi chăm sóc người bệnh.
- Bảo đảm thực phẩm được lựa chọn và chế biến an toàn, sạch sẽ.
- Nguồn nước sinh hoạt, ăn uống phải sạch và được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan chức năng.
- Thực hiện phương châm “ăn chín, uống sôi”.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt nhà vệ sinh phải được cọ rửa thường xuyên.
- Đổ rác đúng nơi quy định, không tập kết rác ở gần nguồn nước.
- Tiêm hoặc uống vắc-xin phòng các bệnh như vi-rút Rota, tả, viêm gan A, thương hàn…[6]
Lưu ý giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cần tạo điều kiện phù hợp để cân bằng hệ vi khuẩn này ở đường ruột.
Vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể. Thực phẩm tươi, sạch,nguyên chất như trái cây, rau xanh, đậu và ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm rất phù hợp với khuẩn lợi đường ruột mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.[7]
>>>>>Xem thêm: Ung thư máu có di truyền không? 6 dấu hiệu và yếu tố nguy cơ
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột để duy trì sức khỏe đường ruột
Để phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thì quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thường xuyên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột. Hãy lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và đảm bảo nguồn nước sử dụng đạt tiêu chuẩn nhé!