Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Rate this post

Nhiệt độ cao trong mùa nắng nóng tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển, làm thức ăn dễ ôi thiu hơn, hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tìm hiểu thêm ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng và cách xử trí thông qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn, trúng thực) là bệnh mắc phải khi sử dụng thực phẩm, đồ uống có chứa vi khuẩn gây hại hoặc chất gây ngộ độc.[1]

Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay. Triệu chứng thường khởi phát trong vòng 2 – 3 giờ sau khi ăn thực phẩm ôi thiu.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đôi khi cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như mất nước, co giật đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai. [2].

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Bệnh nhân bị ngộ độc khi sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, chứa vi khuẩn có hại

Vì sao nắng nóng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng nóng sẽ kéo theo nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi các lý do sau:

Thức ăn dễ ôi thiu

Các thực phẩm sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng quá cao thì không nên để thức ăn ở ngoài môi trường trong thời gian dài do bị biến chất, hư hỏng, nhất là ở nhiệt độ từ 40 đến 60 độ C.

Thực phẩm ôi thiu thường có mùi lạ, chua hoặc chuyển màu so với ban đầu. Các loại thực phẩm có nguy cơ cao bị ôi thiu thường có nguồn gốc động vật, có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa… [3]

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Thực phẩm để ngoài môi trường có khả năng cao bị ôi thiu

Vi sinh vật phát triển mạnh

Nhiệt độ từ 34 độ C đến 38 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh. Các vi khuẩn điển hình thường gây ngộ độc thực phẩm như:

  • E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy.
  • Salmonella gây bệnh thương hàn.
  • Clostridium gây tiêu chảy.
  • Vibrio cholerae gây bệnh tả.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Nhiệt độ cao trong mùa nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh

Ăn thực phẩm sống

Thời tiết nóng bức khiến nhiều người ngại nấu ăn hay ngại ăn những món vừa được nấu chín. Việc này có thể dẫn đến ngộ độc do những thực phẩm sống hay chín tái như sushi, nem chua, tiết canh… chứa nhiều vi khuẩn có hại. [4].

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Thực phẩm chưa nấu chín như tiết canh có khả năng cao gây ngộ độc thực phẩm

Hệ miễn dịch bị suy giảm

Nhiệt độ tăng cao kéo dài cũng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị suy giảm, nhất là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổingười suy giảm miễn dịch (bệnh nhân HIV/AIDS, đái tháo đường…).

Hệ miễn dịch suy giảm làm giảm khả năng chống cự của cơ thể khi tiếp xúc với các độc tố của vi khuẩn trong thực phẩm, làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Trẻ em là đối tượng có khả năng cao bị ngộ độc thực phẩm

Ăn thức ăn để qua đêm

Thói quen lưu trữ thức ăn trong môi trường bình thường từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn. Đặc biệt là khi nhiệt độ nắng nóng sẽ càng dễ khiến thực phẩm bị ôi thiu.

Một số loại thức ăn có thể gây độc hại khi để qua đêm như:

  • Hải sản: Vitamin và khoáng chất trong hải sản khi để qua đêm có thể biến thành những chất độc hại, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Rau luộc: Ngoại trừ chất xơ, khoáng chất và vitamin trong rau có chứa nhiều nitrat, khi để qua đêm cùng với sự phát triển và xâm nhập của những loại vi khuẩn, nitrat sẽ được biến đổi thành nitrit – một loại chất gây ung thư.
  • Trứng chiên, trứng luộc: Trứng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là khi để qua đêm trong tủ lạnh sau khi đã nấu chín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
  • Các loại canh: Môi trường nước là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nên so với những món mặn như món kho, món xào thì món canh dễ bị ôi thiu hơn nếu để qua đêm.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Các món từ trứng, rau luộc, món canh và hải sản nấu chín không nên để qua đêm

Bảo quản thực phẩm sai cách

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn rất tiện lợi cho mỗi gia đình, nhưng nếu không bảo quản đúng cách thì vẫn có khả năng bị ngộ độc thức ăn, cụ thể như:

  • Bảo quản chung thức ăn chín với thức ăn sống (rau củ, thịt cá) trong tủ lạnh làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm chéo giữa các thực phẩm.
  • Bảo quản quá nhiều thực phẩm làm chặn luồng khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn gây hư hỏng thực phẩm.
  • Bảo quản chung những món ăn còn sử dụng được với những món đã bị ôi thiu có thể gây ô nhiễm chéo, khiến các món ăn còn sử dụng được dễ bị ôi thiu.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Chứa quá nhiều thực phẩm làm chặn luồng khí lạnh lưu thông gây hư hỏng thực phẩm

Nguồn thực phẩm và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh

Nguồn thực phẩm nhiễm khuẩn ở mức độ cao thì dù thức ăn được nấu chín, đun sôi thì vẫn còn độc tố, người sử dụng vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.

Ở các vùng nông thôn, mọi người thường có thói quen sử dụng nước giếng, ao, hồ, sông, suối để sinh hoạt hay nấu ăn. Những nguồn nước này rất dễ bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh nên không thể sử dụng trực tiếp, phải được lọc qua máy lọc hoặc thực hiện ăn chín, uống sôi để tránh gây ngộ độc.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Các triệu chứng phổ biến là:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Khó chịu, đau quặn bụng từng cơn.
  • Đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày.
  • Sốt nhẹ.
  • Mất nước và rối loạn điện giải (khát nước, khô miệng, tiểu ít hoặc không đi tiểu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi rũ rượi). [5]

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm của nước tiểu bạn cần biết

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Một số triệu chứng điển hình khi bị ngộ độc thực phẩm

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Một số cách để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

Lựa chọn thực phẩm và nguồn nước vệ sinh

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm bị ôi thiu, kém chất lượng, hết hạn sử dụng.
  • Luôn đảm bảo sử dụng các nguồn thực phẩm và nguồn nước sạch, vệ sinh.
  • Không dùng những thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm.
  • Không sử dụng thực phẩm có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ…

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Lựa chọn sử dụng các thực phẩm tươi sống, không chứa chất bảo quản

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Hạn chế để thức ăn thừa và thức ăn chưa sử dụng ở môi trường bên ngoài, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Cần lưu ý:

  • Bảo quản riêng thực phẩm chưa chế biến với thực phẩm đã nấu chín.
  • Thức ăn đã nấu chín nên đóng gói kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
  • Không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh và phải thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp tủ lạnh để tạo không gian cho quá trình lưu thông khí.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Thực phẩm đã chế biến nên đóng gói kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh

Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn

  • Giữ vệ sinh bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và sau khi xử lý thực phẩm.
  • Vệ sinh bề mặt, vật dụng nấu ăn trước và sau khi sử dụng.
  • Ngoài ra, nên rửa sạch nguyên liệu, thực phẩm bằng nước sạch, có thể ngâm nước muối loãng hoặc các nước chuyên dùng rửa thực phẩm trước khi chế biến để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Rửa sạch tay cũng như nguyên liệu trước khi chế biến

Rửa tay trước khi ăn

Do thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồ vật, dụng cụ nên tay có thể chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không rửa sạch tay trước khi ăn sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Chính vì vậy, cần phải thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, nhất là trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh để giảm khả năng bị ngộ độc thức ăn.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng nhà vệ sinh

Thực hiện ăn chín uống sôi

Nấu chín thức ăn giúp khử độc tố, vi khuẩn trong thực phẩm. Luôn luôn thực hiện ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm, nhất là trong mùa nắng nóng.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Không để thực phẩm qua đêm

Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm nóng nhiều lần. Tốt nhất nên chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến. Chưa sử dụng nên che đậy bảo quản cẩn thận bằng màng bọc thực phẩm, hộp nhựa, lồng bàn, tủ lạnh…

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Che đậy bảo quản thức ăn cẩn thận bằng màng bọc thực phẩm

Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp chống lại tác nhân gây ngộ độc thức ăn bằng cách: ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Tập thể dục đều đặn là một cách tăng cường hệ miễn dịch

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, trước tiên cần có biện pháp sơ cứu giúp nôn thức ăn ra ngoài bằng cách tạo phản xạ nôn (nếu bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ không tỉnh táo hoặc co giật thì không được gây nôn, đề phòng bệnh nhân sặc). [6]

Sau khi nôn, nên bù nước cho người bị ngộ độc thức ăn để tránh tình trạng mất nước. Có thể bù nước cho bệnh nhân bằng cách cho uống nước oresol hoặc nước lọc.

Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm không cần can thiệp y tế vì các triệu chứng nhẹ và không kéo dài. Tuy nhiên, đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai) nên được chuyển đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời, tránh xuất hiện biến chứng nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Hoa Thiên Phú của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Tạo phản xạ nôn để đào thải các chất độc, vi khuẩn trong thức ăn ra ngoài

Khi mắc các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện, phòng khám để được điều trị. Dưới đây là một số bệnh viện uy tín có thể tham khảo:

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…

Ngộ độc thực phẩm là bệnh xảy ra khi ăn phải các thực phẩm ôi thiu gây nên các tình trạng nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bản thân và gia đình, hãy tuân thủ các biện pháp vệ sinh, bảo quản thực phẩm đúng cách, hạn chế ăn uống tại các quán ăn lề đường không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn: Suckhoedoisong, Kinhtedothi, Mayoclinic, Healthdirect

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *