Mùa Tết, trẻ thường dễ mắc các vấn đề hô hấp, rối loạn tiêu hoá, bệnh tay chân miệng. Việc bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa Tết là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong các ngày Tết sắp đến nhé!
Bạn đang đọc: Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngày Tết
Contents
Các bệnh thường gặp ở trẻ vào ngày Tết
Cảm
Tết là dịp gia đình, người thân và bạn bè sum họp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc và chia sẻ thức ăn trong các buổi ăn uống có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm từ những người đang mắc bệnh. Đặc biệt là trẻ nhỏ sức đề kháng chưa phát triển hoàn chỉnh, khi tiếp xúc với người lớn có triệu chứng cảm có thể làm trẻ mắc bệnh và phát triển thành các vấn đề sức khoẻ như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Các biểu hiện của bệnh cảm có thể bao gồm ho, sổ mũi, đau họng, sốt, có thể kèm theo đau đầu và đau cơ. Nguyên nhân của bệnh cảm thường là do nhiễm trùng hệ hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, thông qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc do tiếp xúc với dịch tiết chứa vi rút cúm (do người bệnh hắt hơi hoặc ho).
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị mắc bệnh cảm tránh lây nhiễm cho trẻ
Rối loạn tiêu hoá
Trong những ngày Tết, rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra do thay đổi đột ngột chế độ ăn uống, trẻ ăn nhiều các món chiên, xào nhiều dầu, mỡ không cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá như: buồn nôn, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, táo bón,…
Rối loạn tiêu hoá có thể làm trẻ chán ăn
Bệnh tay chân miệng
Trong ngày Tết, việc đưa trẻ đi chơi ở các khu vui chơi trẻ em có thể tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ sau mùa lễ Tết.
Các biểu hiện của bệnh này bao gồm đau họng, biếng ăn, sốt, nổi mẩn đỏ (dạng hồng ban mụn nước) ở miệng, tay, chân hoặc mông, loét họng, lưỡi và miệng. Bệnh thường do enterovirus gây ra và lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mũi, hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh.
Để ngăn chặn sự lây nhiễm, nên giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, đảm bảo rửa tay thường xuyên, và tăng cường vệ sinh cá nhân. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tay chân miệng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị
Dị ứng
Dị ứng thức ăn: Trong dịp Tết, thay đổi chế độ ăn uống và việc trẻ không chú ý đến thành phần thức ăn trong các bữa tiệc có thể gây ra dị ứng thức ăn. Các biểu hiện như nổi mề đay, nổi mẩn ngứa hoặc các phản ứng mạnh như sưng phù vùng: mặt, mắt, môi hoặc khó thở cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay.
Dị ứng da: Thời gian đi chơi nhiều nơi trong dịp Tết có thể làm tăng tiếp xúc của trẻ với các chất gây dị ứng, dẫn đến viêm da dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chàm da nếu trẻ đã có vấn đề này. Nếu da bị sưng đỏ và chảy dịch, bạn nên đưa trẻ đi khám và không tự sử dụng các loại thuốc mà không được bác sĩ hướng dẫn, kê toa.
Dị ứng hô hấp: Thay đổi môi trường và di chuyển nhiều trong dịp Tết có thể làm nặng thêm dị ứng hô hấp như viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Các khu vực với không khí chứa nhiều chất kích thích như phấn hoa, khói thuốc lá và bụi bẩn có thể làm tăng khả năng khởi phát cơn hen.[1]
Dị ứng thức ăn có thể làm trẻ bị phù nề, nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù
Các phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ ngày Tết
Ngủ đủ giấc
Đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ là chìa khóa quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe cho trẻ. Thời gian ngủ phụ thuộc vào độ tuổi, từ 18-22 giờ cho trẻ sơ sinh và giảm dần đối với các độ tuổi sau. Thói quen ngủ đều đặn, ngủ sớm và thức dậy sớm đều quan trọng. Hạn chế các hoạt động sôi nổi, đặc biệt trước giờ ngủ, để đảm bảo môi trường yên tĩnh và không gian ngủ thuận lợi cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số HDL là gì? Chỉ số HDL-cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?
Ngủ đủ giấc giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
- Rửa tay khi chế biến thực phẩm: Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Chọn thực phẩm an toàn: Lựa chọn thực phẩm từ nguồn tin cậy, bảo quản trong tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Phân chia thực phẩm: Tránh phân chia thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín ngăn chặn nhiễm khuẩn chéo.
- Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn.
- Tránh thực phẩm sống: Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ đặc biệt là đối với trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
- Duy trì nhiệt độ an toàn: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (dưới 4°C cho tủ lạnh).
- Sử dụng dụng cụ nấu ăn sạch sẽ.
- Theo dõi ngày hết hạn: Kiểm tra và sử dụng thực phẩm trước ngày hết hạn để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ trong dịp Tết, cần chú ý đến việc cung cấp đủ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Hạn chế đường và không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt, nước ép trái cây có đường để tránh nguy cơ viêm đường hô hấp.
Cho trẻ bú là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phòng tránh các bệnh như viêm họng hay viêm đường tiêu hoá. Các vitamin quan trọng như vitamin C, D, và A từ thức ăn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị bệnh, đặc biệt trong thời tiết lạnh của dịp Tết.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho trẻ
Cho trẻ uống đủ nước
Trẻ thường quên uống nước khi đang vui chơi, gây ra tình trạng thiếu hụt nước, ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc cơ thể khỏi các chất có hại. Việc thiếu nước có thể khiến trẻ mệt mỏi và dễ bị bệnh, đặc biệt trong môi trường thời tiết lạnh khô. Để hệ miễn dịch của trẻ khoẻ mạnh, cần cho trẻ uống đủ nước, ăn các loại trái cây và sữa đồng thời tạo độ ẩm cho đường hô hấp để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.[2]
Uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp hệ miễn dịch bé khoẻ mạnh
Tuy Tết là dịp để trẻ được thoả thích ăn uống, nhưng phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó quý phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể thao để nâng cao thể trạng giúp trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Tăng cường miễn dịch cho trẻ suốt kỳ Tết
http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/3457/tang-cuong-mien-dich-cho-tre-suot-ky-tet.html
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 10 cách giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai – mẹo hay cho mẹ bầu