Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Rate this post

Khi bị mắc tay chân miệng, trẻ thường khó chịu, đau đớn do các vết loét gây ra. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách trị tay chân miệng tại nhà qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Uống nhiều nước

Trẻ bị các vết loét miệng thường cảm thấy đau khi nuốt, điều này khiến trẻ không muốn uống nhiều nước. Vì vậy, hãy đảm bảo cho trẻ uống đủ để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, dùng đá viên cũng có thể làm dịu cơn đau miệng.

Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Đảm bảo trẻ uống đủ nước trong quá trình điều trị

Hạ sốt bằng paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về sản phẩm và liều lượng phụ hợp cho bé. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống aspirin.

Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể sốt cao, mệt mỏi

Ăn thức ăn mềm, lạnh và dễ nuốt

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên tránh các thức ăn chua, cay. Phụ huynh nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, lạnh và loãng giúp trẻ dễ nuốt vì lúc này miệng của trẻ bị loét và rất đau rát, khó chịu.

Tìm hiểu thêm: 14 tác dụng của mật ong với sức khỏe, sắc đẹp và cách dùng hiệu quả

Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Thức ăn mềm dễ nuốt cho trẻ

Khi nào gặp bác sĩ?

Bệnh tay chân miệng không có điều trị đặc hiệu, trẻ có thẻ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, bênh cũng có thể diễn biến nặng hơn nếu trẻ không được chăm sóc cẩn thận.

Trẻ nhỏ có nguy cơ diễn tiến nặng cao hơn trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bệnh để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ.

Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

>>>>>Xem thêm: Liều dùng, cách dùng acid alpha lipoic (ALA) hiệu quả, an toàn

Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ có diễn tiến bệnh nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Sốt cao dai dẳng (trên 38 độ C trong vòng hơn 72 giờ).
  • Co giật/ .
  • Thở nhanh.
  • Mệt mỏi nhiều, buồn ngủ.
  • Cáu kỉnh.
  • Có dấu hiệu bị mất nước (ví dụ như đi tiểu ít hơn bình thường).
  • Các triệu chứng nặng hơn chỉ sau vài ngày.

Nếu thấy người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Chẩn đoán

Bệnh tay chân miệng thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh, sự xuất hiện của các vết loétđộ tuổi mắc bệnh.

Các xét nghiệm cận lâm sàng, ví dụ như xét nghiệm máu thường trong giới hạn bình thường, các chỉ số trong công thức máu tăng thường liên quan đến biến chứng nên ít được sử dụng trong chẩn đoán.

Các bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm uy tín

Nếu trẻ có các triệu chứng mắc bệnh hoặc bệnh trở nặng hơn, cha mẹ nên đưa con đến Khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các cơ sở lớn như:

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,
  • Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý phố biến ở trẻ em, bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau họng và nổi mụn nước ở trẻ tập trung ở vùng tay, chân, miệng. Phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu để kịp thời chú ý điều trị. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẽ cho mọi người nhé!

Nguồn tham khảo: NSW Health, CDC, HealthDirect

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *