Vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh được coi là cách tốt nhất ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lo lắng rằng vệ sinh tai cho bé có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ sau này. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn nhé!
Bạn đang đọc: Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn mẹ cần biết
Contents
Cách vệ sinh tai cho bé bằng bông gòn
Để làm sạch tai cho bé hàng ngày, bạn sẽ cần một miếng bông gòn y tế đã thấm nước ấm. Bạn cũng có thể dùng khăn mềm thấm nước ấm (không nóng).
Các bước bao gồm:
- Thấm ướt khăn mềm hoặc bông gòn y tế bằng nước ấm, sạch.
- Vắt khăn thật kỹ nếu sử dụng.
- Nhẹ nhàng lau phía sau tai của bé và xung quanh bên ngoài mỗi tai.
Không bao giờ nhét khăn hoặc bông gòn vào trong tai của bé. Điều này có thể gây tổn thương lên ống tai.
Để làm sạch tai cho bé hàng ngày, bạn sẽ cần một miếng bông gòn đã thấm nước ấm
Cách vệ sinh tai cho trẻ bằng thuốc nhỏ tai
Nếu con bạn đã được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai hoặc bạn muốn dùng chúng để loại bỏ ráy tai tích tụ, hãy làm theo các bước sau:
- Đặt trẻ nằm nghiêng, tai cần vệ sinh ở phía trên.
- Nhẹ nhàng kéo thùy dưới xuống và ra sau để mở rộng lỗ tai.
- Nhỏ 5 giọt vào tai cần vệ sinh (hoặc mức liều mà bác sĩ đã kê trong đơn).
- Giữ thuốc trong tai của bé bằng cách giữ bé ở tư thế nằm trong tối đa 10 phút, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng theo hướng ngược lại sao cho bên tai có thuốc hướng xuống dưới.
- Để thuốc nhỏ tai chảy từ từ chảy ra khỏi tai của bé vào khăn giấy khô mẹ chuẩn bị từ trước.
Luôn sử dụng thuốc nhỏ tai theo khuyến nghị của bác sĩ nhi khoa
Khi nào nên vệ sinh tai cho bé?
Tai, mắt và mũi của bé nên được lau rửa sạch sẽ mỗi ngày. Tất cả những gì bạn cần là một ít bông gòn và nước ấm. Không sử dụng xà phòng vì nó có thể làm khô da và gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.
Thời điểm thích hợp để làm sạch tai là ngay trước khi bạn tắm cho bé. Trẻ sơ sinh không cần tắm hàng ngày, 2 hoặc 3 lần một tuần là đủ, vì vậy vào những ngày khác, bạn chỉ cần rửa mặt và mông cho trẻ.
Một số em bé khó chịu khi bạn rửa mặt, vì vậy hãy chọn thời điểm khi chúng cảm thấy thoải mái. Tốt nhất không nên rửa mặt khi đói hoặc ngay sau khi bú. Nói chuyện hoặc hát trong khi bạn đang rửa cho con có thể giúp con bình tĩnh lại.
Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì? Phái nữ nên biết
Tai, mắt và mũi của bé nên được lau rửa sạch sẽ mỗi ngày
Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ
Không dùng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ
Đưa tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác vào quá sâu trong tai trẻ để loại bỏ ráy tai có thể gây tổn thương và khiến trẻ đau.
Nhiều phụ huynh sử dụng tăm bông để lấy ráy tai cho bản thân mình, nhưng tăm bông có thể vào sâu hơn bên trong tai trẻ so với tai người lớn, do đó có nguy cơ gây tổn thương ống tai, ảnh hưởng đến thính lực của bé.
Sử dụng tăm bông vệ sinh quá sâu cho tai của bé rất nguy hiểm
Không lấy ráy tai của trẻ trừ khi ráy tai tích tụ nhiều gây khó chịu
Thông thường không cần lấy ráy tai thường xuyên cho bé. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai của bé. Nó chặn vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng xâm nhập vào màng nhĩ và ngăn bụi bẩn xâm nhập vào tai của bé.
Ráy tai thường chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Bạn có thể nhẹ nhàng lau đi khi vệ sinh tai cho bé. Đừng bao giờ chọc ngón tay, tăm bông, hoặc bất cứ thứ gì lạ vào tai của bé.
>>>>>Xem thêm: 10 lợi ích bất ngờ của chanh mật ong giúp cải thiện sức khỏe
Không lấy ráy tai của trẻ trừ khi ráy tai tích tụ nhiều gây khó chịu
Nguồn: Pregnancybirthbaby.org, Healthline