Cách xử lý khi đứng trước người bị suy hô hấp cấp

Rate this post

Đuối nước, ngộp thở, biến chứng từ bệnh phổi hay tim mạch… là nguyên nhân khiến con người rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp, cần sơ cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng. Cách xử lý khi đứng trước người bị suy hô hấp cấp thể nào?

Bạn đang đọc: Cách xử lý khi đứng trước người bị suy hô hấp cấp

Dấu hiệu suy hô hấp cấp

Cách xử lý khi đứng trước người bị suy hô hấp cấp

– Thở nhanh do thiếu oxy, nhịp thở khoảng 40 lần/phút kèm sự co kéo các cơ hô hấp, rõ nhất là hõm trên xương ức và các khoảng giãn sườn; ở trẻ còn kèm theo cánh mũi phập phồng.

– Các trường hợp tổn thương do liệt (thần kinh, tứ chi…) thì nhịp thở lại giảm, hô hấp yếu, không ho được gây ứ đọng đờm dãi trong phế quản.

– Tím tái môi, đầu ngón tay chân, mặt hay toàn thân rõ rệt,…

Sơ cấp cứu người bị suy hô hấp cấp

Nguyên tắc: Làm thông thoáng đường hô hấp, hà hơi thổi ngạt kèm theo xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngừng tim), thở oxy; chống nhiễm khuẩn; cân bằng kiềm toan máu (cân bằng độ acid và bazơ).

Hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt:

Tìm hiểu thêm: Phosphalugel uống trước hay sau ăn? Cách uống Phosphalugel hiệu quả

Cách xử lý khi đứng trước người bị suy hô hấp cấp

>>>>>Xem thêm: Mẹo dùng chanh mật ong giảm cân chị em không nên bỏ qua

– Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang 1 bên, dùng gạc hay khăn vải mỏng móc đờm dãi hay dị vật khỏi mũi và miệng.

– Đặt khăn mềm hay gạc qua miệng nạn nhân, dùng 2 ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng.

– Trường hợp ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực: 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim. Nếu 2 người cấp cứu thì 1 người thổi ngạt và 1 người ép lồng ngực (70 – 100 lần/phút). Nếu 1 người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim 10 – 15 nhịp. Thực hiện tới khi tim đập và thở trở lại.

Sơ cứu có kết quả: Nạn nhân thở lại, có cử động hoặc còn mê man nhưng có mạch và nhịp thở. Nhanh chóng gọi cứu thương để nạn nhân được hỗ trợ bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng trên đường đến bệnh viện.

Trong những giây phút sinh tử, việc sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách là cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của người bị nạn. Là không thừa để ghi nhớ những kiến thức sơ cấp cứu cơ bản.

Nguồn thông tin tham khảo: ThS. Phạm Thanh Tùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *