Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ không biết cách xử lý hoặc xử lý không đúng cách làm cho tình trạng nghẹt mũi của trẻ không thuyên giảm thậm chí có xu hướng ngày càng nặng hơn. Để tình trạng nghẹt mũi của bé thuyên giảm, cha mẹ cần thực hiện các cách sau.
Bạn đang đọc: Cách xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi mà cha mẹ nên biết
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bị nghẹt mũi sẽ khiến cho bé không thể hít thở bình thường được. Điều này sẽ khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy khi trẻ bị nghẹt mũi cha mẹ nên làm gì?
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Mục đích của việc nhỏ nước muối là vệ sinh mũi sạch sẽ, ngăn chặn các vi khuẩn tấn công gây nên những triệu chứng nặng nề. Bên cạnh đó, việc nhỏ nước muối giúp cho những dịch nhầy đã đông lại được mềm ra, điều này sẽ giúp chúng dễ dàng được đẩy ra ngoài hơn.
Đây là cách được nhiều bà mẹ áp dụng nhất vì cách làm này đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt. Mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa và nhỏ nước muối vào từng bên lỗ mũi của trẻ.
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi và giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không nhỏ nước mũi cho con quá 3 ngày vì lạm dụng nước muối có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Không tự pha nước muối và đặc biệt ko dùng nước muối sinh lý đã hết hạn sử dụng.
Hút mũi
Hút mũi cũng là một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Hút mũi đơn giản là cách hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ.
Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ, sau khi nhỏ mũi cho bé, đợi khoảng 2-3 phút, rồi dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy trong mũi của bé ra ngoài, lặp lại với mũi bên kia.
Lưu ý: Trước và sau khi sử dụng dụng cụ hút mũi phải rửa sạch phải vệ sinh dụng cụ hút mũi bằng nước sạch.
Không lạm dụng phương pháp này, nghĩa là cha mẹ không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Vì hút mũi nhiều lần có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Nâng cao đầu khi ngủ
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu PT. Dexa Medica của nước nào? Có tốt không?
Tuy là mẹo nhỏ nhưng lại có hiệu quả cao, khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ có thể dùng một chiếc khăn hoặc một cái gối mềm để nâng cao đầu cho bé trong lúc ngủ và đặc biệt để trẻ ngủ với tư thế thoải mái.
Đưa trẻ đi khám
>>>>>Xem thêm: 5 lý do nên dùng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà
Trong trường hợp tình trạng ngạt mũi kéo dài nhiều ngày và mức độ ngày càng tăng, bé có biểu hiện khó thở, bỏ bú, bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác và có hướng điều trị hiệu quả cho trẻ.
Trên đây là một số cách xử lý dành cho các bậc cha mẹ khi trẻ bị nghẹt mũi. Tuy đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhưng không được xử lý một đúng đắn thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.