Cải bó xôi là loại rau lá xanh với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay cải bó xôi kỵ gì để có thể sử dụng loại rau bổ dưỡng này một cách an toàn hơn nhé!
Bạn đang đọc: Cải bó xôi kỵ gì? 7 thực phẩm không nên kết hợp với cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể
Contents
Lươn
Theo Đông y, thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết. Ngược lại, cải bó xôi có tính lạnh, thường được dùng với công dụng giải nhiệt. Đây đều là những thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi ăn chúng cùng với nhau sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng quý giá, thậm chí còn có thể dẫn đến tiêu chảy. [2]
Cải bó xôi ăn cùng với lươn có thể gây tiêu chảy
Đậu nành
Đậu nành giàu magie, clorua và canxi sunfat, trong khi đó, cải bó xôi lại chứa nhiều axit oxalic. Cải bó xôi và đậu nành khi được chế biến hay ăn cùng nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat, các chất kết tủa này có thể làm tăng hình thành vôi răng và sỏi thận.
Hơn thế nữa, vitamin C trong cải bó xôi cũng làm ức chế sự giải phóng đồng trong đậu nành, gây khó khăn cho việc hấp thụ 2 chất dinh dưỡng này của cơ thể. [2]
Cải bó xôi kỵ với đậu nành vì có thể gây sỏi thận
Sữa và các thực phẩm giàu canxi
Axit oxalic trong cải bó xôi khi kết hợp với canxi trong sữa sẽ tạo thành canxi oxalat, một chất kết tủa không hòa tan cơ thể không hấp thụ được. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và gây đầy bụng, táo bón.
Tình trạng tương tự có thể xảy ra khi bạn ăn cải bó xôi cùng với các thực phẩm giàu canxi khác như đậu phụ, phô mai, trứng… Do vậy, bạn nên hết sức lưu ý khi ăn cải bó xôi cùng các thực phẩm này để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. [2]
Cải bó xôi kết hợp với sữa có thể gây táo bón
Hành ba rô
Hành ba rô còn có tên gọi khác là tỏi tây và một số người nói rằng ăn cải bó xôi xào với hành ba rô rất ngon. Tuy vậy, thực tế là sở thích này có thể khiến bạn dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa, gây cảm giác khó chịu.
Điều này là do cải bó xôi là thực phẩm có tính lạnh, tỏi tây lại có vị cay nồng, tính ấm. Với đặc tính, công dụng khác nhau như vậy, nên bạn sẽ dễ gặp tình trạng đau bụng và tiêu chảy khi ăn 2 loại thực phẩm này cùng với nhau. [2]
Cải bó xôi cùng với hành ba rô có thể gây đau bụng
Dưa chuột
Dưa chuột chứa nhiều enzyme dị hóa gây phân hủy vitamin C, một loại vitamin có rất nhiều trong cải bó xôi. Do vậy, chúng ta không nên ăn 2 thực phẩm này cùng nhau để tránh làm mất đi hàm lượng vitamin C quý giá có trong cải bó xôi. [3]
Enzym trong dưa chuột phân giải vitamin C của cải bó xôi
Đậu, khoai lang
Cả đậu, khoai lang và cải bó xôi đều là các thực phẩm giàu axit phytic, khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành muối. Điều này dẫn đến sự giảm hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời tăng đào thải loại khoáng chất này.
Ăn cải bó xôi cùng khoai lang làm giảm hấp thụ canxi
Bí đỏ
Mọi người thường lầm tưởng bí đỏ giàu các vitamin nên có thể chế biến cùng cải bó xôi để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho món ăn. Tuy nhiên, tương tự với dưa chuột, bí đỏ cũng là loại rau củ chứa các enzym phân giải vitamin C, vì thế việc kết hợp bí đỏ với cải bó xôi sẽ làm mất lượng vitamin C trong rau.
Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tại nhà
Bí đỏ làm giảm lượng vitamin C trong cải bó xôi
Ai không nên ăn cải bó xôi?
Người bị dị ứng
Nếu bạn bị nhạy cảm với nhựa mủ, hay dị ứng với củ cải đường, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ dị ứng với cải bó xôi. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh việc dị ứng xảy ra, bạn nên thận trọng khi ăn cải bó xôi lần đầu, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ trước để xác định mình có bị dị ứng với loại rau này hay không.
Cần thận trọng khi ăn cải bó xôi lần đầu để tránh dị ứng
Người bị thiếu canxi, thiếu sắt
Việc ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat gây cản trở cơ thể hấp thụ các khoáng chất. Cải bó xôi cũng là loại rau giàu oxalat, do đó, nó cũng có thể làm ức chế sự hấp thụ các khoáng chất như canxi hay sắt, bằng cách hình thành các tinh thể canxi oxalat và sắt oxalat mà cơ thể không hấp thụ được. [4]
Bệnh nhân thiếu canxi, thiếu sắt có thể lựa chọn bổ sung các nhóm thực phẩm khác như đạm động vật, các loại đậu như hạnh nhân, hạt điều, hạt đậu tương,…
Người bị thiếu canxi, thiếu sắt có thể thay cải bó xôi bằng các loại đậu
Người bị bệnh gout (gút)
Trong cải bó xôi có chứa một lượng purin, purin qua quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Axit uric khi ở mức bình thường hoàn toàn không có hại, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric tăng cao trong máu, nó sẽ bị dư thừa, dẫn đến lắng đọng ở các khớp và hình thành nên tinh thể urat, nguyên nhân gây bệnh gout (gút). [4]
Người bị gút nên tránh ăn cải bó xôi
Người bị bệnh sỏi thận
100g cải bó xôi chứa đến 970mg oxalat. Oxalat này kết hợp với ion canxi trong cơ thể có thể dễ dàng tạo thành canxi oxalat, không những cản trở cơ thể hấp thụ canxi mà còn làm tăng khả năng hình thành sỏi thận. [4]
Do vậy, những người đang gặp các vấn đề về thận như bệnh nhân viêm thận, sỏi thận không nên ăn loại rau này.
Người bị sỏi thận không nên ăn cải bó xôi
Người bị rối loạn tuyến giáp
Theo nghiên cứu, cải bó xôi có chứa các hợp chất gọi là goitrogens. Nhiều ý kiến cho rằng, tiêu thụ nhiều goitrogens có thể làm cản trở tuyến giáp sản xuất hormone cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác rằng chất này có làm rối loạn hay gây suy giảm chức năng tuyến giáp hay không. [4]
Dù vậy, nếu bệnh nhân mắc các bệnh tuyến giáp muốn bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn uống của mình thì cần cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn, tránh các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Người bị rối loạn tuyến giáp nên tránh ăn cải bó xôi
Người chuẩn bị phẫu thuật
Cải bó xôi chứa hàm lượng lớn vitamin K1. Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể, nhưng nó được biết đến nhiều nhất với vai trò hỗ trợ quá trình đông máu.
Chính vì thế, bệnh nhân cần tránh sử dụng cải bó xôi trước khi phẫu thuật, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật.
Người chuẩn bị phẫu thuật không nên ăn cải bó xôi
Lưu ý khi sử dùng và chế biến cải bó xôi
- Người già, trẻ sơ sinh, bà bầu là các đối tượng có nhu cầu canxi cao, vì thế không nên ăn nhiều cải bó xôi.
- Không ăn cải bó xôi trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống thực phẩm chức năng bổ sung canxi.
- Cải bó xôi giàu chất xơ, không thích hợp cho bệnh nhân bị tiêu chảy, do hàm lượng axit oxalic cao trong cải bó xôi có thể làm tình trạng đi ngoài phân lỏng nặng hơn.
- Chần sơ rau trước khi ăn có thể loại bỏ được 80% axit oxalic có trong cải bó xôi.
- Khi nấu cải bó xôi, nên đậy nắp nồi, và không nấu quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin có trong rau. [2]
- Không nên ăn cải bó xôi trong thời gian dài, liên tục, cần thay đổi đa dạng các loại rau khác.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây xuất tinh muộn có thể bạn chưa biết
Nên chần sơ cải bó xôi trước để loại bỏ axit oxalic
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng cải bó xôi mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe. Để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, bạn nên chú ý kỹ khi chế biến cải bó xôi cùng các thực phẩm khác và cân nhắc kỹ nếu bạn mắc các bệnh nêu trên nhé!