Cam thảo là một vị thuốc quý có thể giúp điều trị một số bệnh. Hãy đọc bài viết sau để biết thêm về loại dược liệu này cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
Bạn đang đọc: Cam thảo là gì? Những lợi ích của cam thảo đối với sức khoẻ
Cam thảo được coi là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời nhất trên thế giới. Việc sử dụng cam thảo để trị liệu có từ thời Đế chế La Mã, nó cũng được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị một số bệnh như làm dịu dạ dày khó chịu, giảm viêm và điều trị các tình trạng hô hấp trên như giảm ho, long đàm,…
Contents
Cam thảo là gì?
Cam thảo là một loại cây bụi dài 1,5 m mọc ở vùng khí hậu cận nhiệt đới trên đất giàu dinh dưỡng, được thu hoạch vào mùa thu, 2-3 năm sau khi trồng. Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà sẽ có các tên gọi khác nhau như cam thảo bắc, sinh cam thảo, quốc lão.
Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, họ Đậu (Fabaceae), có vị ngọt, tính bình, bộ phận dùng làm thuốc là thân và rễ. Cam thảo chứa các thành phần hóa học như glycyrrhizin, neo-liquiritin, isoliquiritigenin, liquiritin, isoliquiritin, licurazid, liquiritigenin,… Trong đó, glycyrrhizin, một dạng muối kali hoặc canxi của axit glycyrrhizinic là thành phần làm cho cam thảo có vị ngọt, có tính chống viêm và kháng khuẩn. Glycyrrhizin có nhiều nhất ở rễ cam thảo, đặc biệt là vỏ rễ chứa 4% glycyrrhizin.
Những lợi ích của Cam thảo đối với sức khỏe
Hỗ trợ các tình trạng da: mụn, chàm
Cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất, một số có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng vi-rút mạnh mẽ được sử dụng giúp điều trị nhiều loại bệnh về da, bao gồm cả mụn trứng cá và bệnh chàm.
Giảm trào ngược dạ dày thực quản và chứng khó tiêu
Chiết xuất rễ cam thảo thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó tiêu, chẳng hạn như trào ngược axit, đau bụng và ợ chua. Nghiên cứu chiết xuất của cam thảo làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài 30 ngày ở 50 người lớn bị chứng khó tiêu, dùng viên nang cam thảo 75 mg hai lần mỗi ngày đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, nghiên cứu kết quả ở những bệnh nhân bị bệnh trào ngược được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton và axit alginic ± axit glycyrrhetinic và anthocyanosides kéo dài 8 tuần ở 58 người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản, một liều lượng thấp axit glycyrrhetinic có trong cam thảo kết hợp với điều trị tiêu chuẩn dẫn đến cải thiện đáng kể các triệu chứng trào ngược [1] [2].
Điều trị loét dạ dày tá tràng
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Dongkoo Bio & Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Loét dạ dày tá tràng là những vết loét đau phát triển trong dạ dày, thực quản dưới hoặc ruột non của bạn. Chúng thường gây ra bởi chứng viêm do vi khuẩn H. pylori. Chiết xuất cam thảo có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng, theo nghiên cứu đánh giá tác dụng của việc thêm cam thảo vào phác đồ điều trị tiêu chuẩn của Helicobacter pylori kéo dài 2 tuần ở 120 người lớn cho thấy rằng việc tiêu thụ chiết xuất cam thảo làm giảm đáng kể sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori [3].
Có đặc tính chống ung thư
Theo nghiên cứu tác dụng ngăn ngừa hóa chất của cam thảo và các thành phần của nó, do chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm nên chiết xuất rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư như ung thư da, ung thư vú, ung thư trực tràng và tiền liệt tuyến [4].
Nghiên cứu so sánh màng dính niêm mạc triamcinolone acetonide với màng dính niêm mạc cam thảo trên bệnh viêm niêm mạc miệng do xạ trị cho thấy chiết xuất rễ cam thảo có thể giúp điều trị viêm niêm mạc miệng – vết loét miệng rất đau mà những người bị ung thư đôi khi gặp phải do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị [5].
Làm giảm viêm họng, hỗ trợ bệnh hen suyễn
Nghiên cứu hiệp đồng tác dụng chống hen của glycyrrhizin và salbutamol trên động vật kết luận rằng chiết xuất glycyrrhizin từ cam thảo giúp làm giảm cơn hen suyễn và theo nghiên cứ trà thảo mộc để kiểm soát viêm họng trên người cho thấy rằng trà và chiết xuất từ rễ cam thảo có thể bảo vệ chống lại chứng viêm họng và ngăn ngừa đau họng sau khi phẫu thuật [6][7].
Bảo vệ khỏi sâu răng
>>>>>Xem thêm: Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò
Cam thảo có thể giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn có thể dẫn đến sâu răng. Nghiên cứu giảm S. mutans trên lâm sàng ở trẻ em trước tuổi đi học kéo dài 3 tuần cho 66 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ăn kẹo mút không đường có chứa 15 mg rễ cam thảo hai lần mỗi ngày trong tuần học cho thấy giảm đáng kể số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans, là nguyên nhân chính gây sâu răng [8].
Đây là một loại thảo dược đã được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về cam thảo và các công dụng của cam thảo mang đến cho sức khỏe.
Nguồn: Healthline, drugs
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả
>>>>> Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không