Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Rate this post

Cận thị là một tật khúc xạ gây giảm thị lực phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu xem cận thị mấy độ là nặng và các biến chứng của cận thị nặng là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Cận mấy độ là nặng?

Việc xác định độ cận được thông qua việc đo mắt bằng các thiết bị chuyên dụng. Đơn vị thể hiện độ cận thị được gọi D (diop). Theo như định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2015 thì cận thị nặng là khi độ cận của mắt từ 5 diop trở lên. [1] [2]

Khi phát hiện mắt nhìn không rõ vật, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện mắt để được xác định độ cận chính xác và an toàn nhất, tránh những trường hợp đeo kính không đúng độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mắt.

Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Cận thị từ 5 độ trở lên được gọi là cận thị nặng

Các biến chứng của cận thị nặng

Ngay cả đã được điều chỉnh để có thể nhìn rõ khi bị mắc cận thị nặng, thì tình trạng này vẫn mang lại nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác sau này, bao gồm:

Bệnh cườm nước (glaucoma)

Theo một nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh cườm nước cao hơn gần 50% ở những người cận thị từ trung bình đến nặng so với những người bình thường hoặc những người chỉ có độ cận nhẹ. Do đó, người bị cận thị nắng sẽ dễ mắc biến chứng liên quan đến bệnh cườm nước. [3]

Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Nguy cơ mắc bệnh cườm nước cao ở những người cận thị nặng

Đục thủy tinh thể

Tỷ lệ trường hợp cần phải phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể xuất hiện cao hơn ở những người bị cận thị độ nặng. Dựa trên một số nghiên cứu, người cận thị nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 17% so với những người bị cận thị vừa đến nhẹ.[3]

Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao ở những người cận thị nặng

Bong võng mạc

Nguy cơ phát triển bệnh bong võng mạc ở những người cận thị độ nặng cao gấp 5 hoặc 6 lần so với những người cận thị ở mức độ nhẹ.[3]

Những người cận thị độ nặng có mắt dài hơn (độ dài trục), có nghĩa là võng mạc căng hơn và do đó dễ bị rách võng mạc ngoại biên. Ngoài ra, mắt cận thị có thủy tinh thể thoái hóa cũng dễ bị sụp và tách khỏi võng mạc, sẽ làm tăng nguy cơ rách võng mạc.

Cận thị mức độ cao cũng có thể gây ra những thay đổi liên quan đến thoái hóa võng mạc trung tâm như tụ cầu sau và teo màng đệm, từ đó dẫn tới suy giảm thị lực nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Dược Phẩm Quốc Tế CTT của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Nguy cơ phát triển bệnh bong võng mạc cao gấp 5 đến 6 lần ở những người cận thị nặng

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD)

Nguy cơ thoái hóa điểm vàng do cận thị tăng mạnh theo độ tuổi và mức độ cận thị. Bệnh thoái hóa điểm vàng làm xuất hiện tình trạng teo màng đệm từ đó dẫn đến hình thành màng tân mạch tại vùng điểm vàng.

Bệnh tiến triển sẽ gây mất thị lực trung tâm và hiện tại không có phương pháp điều trị cho hình thức teo. Với tỷ lệ cận thị ngày càng cao, tình trạng suy giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng sẽ tiếp tục gia tăng và trẻ hóa, khác với trước đây chỉ gặp ở những bệnh nhân cao tuổi.

Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

Cận thị nặng làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về cận thị nặng, đặc biệt là các biến chứng có thể gặp phải. Khi xuất hiện cận thị, bạn nên theo dõi và chăm sóc mắt thường xuyên để tránh dẫn đến độ cận tăng cao. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

  • High myopia and its risks

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6688422/

  • Glaucoma

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6688422/

  • Xem thêm Cận thị mấy độ là nặng? Các biến chứng của cận thị nặng

    >>>>>Xem thêm: Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *