Sỏi bàng quang là một trong những căn bệnh phổ biến về đường tiết niệu. Liệu bạn đã thực sự biết biểu hiện như thế nào để nhận diện bệnh? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay những triệu chứng sỏi bàng quang điển hình qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cảnh báo 6 triệu chứng sỏi bàng quang điển hình bạn cần lưu ý
Contents
Cảm thấy đau rát khi đi tiểu
Một số sỏi bàng quang có kích thước nhỏ khi ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng với sỏi bàng quang lớn có thể kích thích bàng quang và gây cảm giác đau rát mỗi lần đi tiểu.[2]
Ngoài trường hợp đi tiểu đau ra thì người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở phần dưới của bụng khi đứng lại. Nam giới đôi khi sẽ cảm thấy đau ở dương vật hoặc tinh hoàn.
Những cơn đau này có thể âm ỉ hoặc đau với tần suất dữ dội tùy thuộc vào kích thước viên sỏi và sự di chuyển vận động của người bệnh. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần ngay khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
Tiểu buốt, khó tiểu
Bàng quang là nơi dùng để chứa đựng nước tiểu trước khi được cơ thể đào thải ra bên ngoài. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm điều này sẽ kích thích gây tiểu buốt, khó tiểu cho người bệnh. Mỗi lần đi tiểu, người bệnh sỏi bàng quang thường xuyên có tâm lý sợ hãi.
Tiểu ngắt quãng
Trường hợp bệnh nhân thường gặp nhất là tiểu ngắt quãng, hay bị ngừng ngang dòng nước tiểu, lượng nước tiểu ít, tiểu nhiều lần. Hiện tượng này xảy ra khi viên sỏi bít tắc tại cổ bàng quang.
Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp người bị bệnh sỏi bàng quang họ vẫn có thể đi tiểu bình thường, nhưng đôi khi dòng nước tiểu có thể gặp tình trạng bị tắc, kèm theo cơn đau buốt ở bộ phận sinh dục.
Tiểu rắt, thường xuyên phải đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm
Dấu hiệu tiểu rắt, người bệnh thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần, nhất là vào về đêm (hay còn được gọi là tiểu rắt ban đêm).
Tuy nhiên, lượng nước tiểu đào thải ra bên ngoài lại rất ít so với bình thường và có màu vàng đục bất thường, có thể đi tiểu ra máu. Mỗi lần người bệnh đi tiểu tiện, lại cảm giác rất khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Gừng giúp chữa cảm cúm như thế nào?
Nước tiểu có màu khác thường
Đối với các trường hợp người bệnh mắc sỏi bàng quang. Lúc này thận hoặc bàng quang sẽ bị nhiễm trùng điều này khiến cho nước tiểu có màu sắc đục, màu đậm hơn mức bình thường. Thậm chí, khi các viên sỏi bàng quang cọ xát vào thành đường tiểu chúng cũng có thể dẫn tới tình trạng trầy xước chảy máu và gây ra hiện tượng máu trong nước tiểu.
Đôi khi do sự tắc nghẽn của sỏi gây ứ đọng lại bàng quang khiến viêm nhiễm dẫn đến sự bất thường ở nước tiểu. Đặc biệt, có những trường hợp người bệnh còn thấy xuất hiện cả dịch mủ trắng điều này chứng minh tình trạng viêm nhiễm đã chuyển biến nặng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như niệu quản, niệu đạo, thận và bàng quang.
Trong đó, hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường liên quan đến đường tiết niệu dưới gây ra các triệu chứng bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang.
- Đau bụng vị trí dưới.
- Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nước tiểu có màu đục, sẫm bất thường.
- Tiểu ra máu.
- Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.
- Ở nam giới có thể đau dương vật hoặc 2 bên tinh hoàn.
- Nước tiểu có lẫn máu.
Các xét nghiệm bệnh sỏi bàng quang
- Xét nghiệm nước tiểu: phương pháp xét nghiệm nước tiểu là một phân tích được thực hiện dựa trên mẫu nước tiểu của người bệnh, dùng để phát hiện tình trạng bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, cũng như sự tồn tại của máu, các tinh thể khoáng chất hay vi khuẩn có hại.
- Xét nghiệm hình ảnh (Siêu âm, chụp X-quang, CT Scanner): phương pháp này giúp bác sĩ có thể dễ dàng xác định được vị trí chính xác của sỏi trong bàng quang cũng như kích thước viên sỏi.
- Nuôi cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.
- Soi bàng quang: lúc này bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ chuyên dụng để đưa vào niệu đạo cơ thể người bệnh di chuyển lên bàng quang để tìm sỏi.
>>>>>Xem thêm: Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có béo không? Cách ăn giảm cân
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi bàng quang
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên các chuyên khoa Thận – Tiết Niệu tại các cơ sở bệnh viện uy tín:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại thành phố Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện 103, bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội,…
Hy vọng qua bài viết trên đã góp phần giúp mọi người nhận biết được những triệu chứng khi nghi ngờ mình có nguy cơ mắc sỏi bàng quang. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Clevelandclinic, Mayoclinic