Hoàng liên là một dược liệu quý với dược tính mạnh và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy hãy cùng tìm hiểu về công dụng của cây Hoàng liên và những bài thuốc này nhé.
Bạn đang đọc: Cây hoàng liên có tác dụng gì? 16 bài thuốc đơn giản từ hoàng liên
Contents
- 1 Giới thiệu về cây hoàng liên
- 2 Tác dụng của hoàng liên trong Y học hiện đại
- 3 Tác dụng của hoàng liên trong Đông Y
- 4 Một số bài thuốc từ hoàng liên
- 4.1 Trị mắt đau đỏ, do phong nhiệt
- 4.2 Trị bệnh mắt, mắt có màng, thong manh
- 4.3 Trị các loại trệ đọng, đi ngoài ra máu
- 4.4 Trị nổi mề đay, chàm da
- 4.5 Trị nhiệt miệng, lở miệng
- 4.6 Trị kiết lỵ, tiêu chảy
- 4.7 Trị đổ mồ hôi trộm về đêm
- 4.8 Trị ói ra dịch có vị chua, sườn trái đau
- 4.9 Trị cam nhiệt cho trẻ em
- 4.10 Trị bệnh trĩ ngoại
- 4.11 Trị ốm nghén cho bà bầu
- 4.12 Trị bỏng
- 4.13 Trị bệnh giun chui ống mật
- 4.14 Cải thiện chức năng tiêu hóa
- 4.15 Trị sốt phát ban, sốt cao
- 4.16 Trị viêm họng, tưa lưỡi ở trẻ em
- 5 Lưu ý khi sử dụng hoàng liên
Giới thiệu về cây hoàng liên
Hoàng liên (tên khoa học là Coptis teeta Wall.) là một loại dược liệu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh theo Y học cổ truyền. Sở dĩ nó có tên Hoàng liên là do vị thuốc này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại và có màu vàng.
Mô tả cây hoàng liên
Hoàng liên là một loại cây thảo thân nhỏ, sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 35cm với:
- Thân cây mọc thẳng phân thành nhiều nhánh.
- Lá mọc so le, có cuống dài, mọc từ thân rễ trở lên, hai bên mép lá có răng cưa.
- Thân rễ hình trụ, có nhiều rễ con, màu nâu hoặc vàng nhạt, có hình dáng giống chân gà nên còn được gọi là “hoàng liên chân gà”, có vị đắng.
- Hoa màu trắng, mọc ở ngọn cán hoa.
- Quả to có cuống, khi chín có màu vàng, bên trong có hạt màu nâu đen. [1]
Một số đặc điểm nhận dạng cây Hoàng liên
Thành phần hóa học
- Berberin (5,56 – 7,25%).
- Ethanol.
- Coptisine.
- Epiberberine.
- Berberrubine.
- Palmatine.
- Columbamine.
- Worenine.
- Jatrorrhizine.
- Magnofoline.
- Ferulic acid.
- Obakunone.
- Obakulactone. [2]
Hoàng liên là loại dược liệu quý với thành phần hóa học đa dạng
Tác dụng của hoàng liên trong Y học hiện đại
Nhờ vào thành phần hóa học chứa nhiều chất có tác dụng sinh học tuyệt vời mà cây Hoàng liên có rất nhiều công dụng cho nền y học hiện đại như:
Kháng viêm
Thành phần berberin và chiết xuất ethanol từ cây hoàng liên có đặc tính kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Hoàng liên có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng viêm
Kháng khuẩn
Bên cạnh tác dụng kháng viêm, berberin có trong Hoàng liên còn giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Shigella, bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
Berberin có trong hoàng liên có tác dụng ức chế sử phát triển của vi khuẩn
Kháng vi-rút
Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng berberin có hoạt tính kháng vi-rút mạnh đối với các loại virus khác nhau như vi-rút herpes, vi-rút cúm và vi-rút hợp bào hô hấp đã được khoa học ghi nhận.
Hoàng liên có tác dụng kháng vi-rút mạnh
Kháng nấm
Dịch chiết hoàng liên đã được thử nghiệm trên các loại nấm khác nhau bao gồm: Penicillium digitatum, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus, Candida albicans… cho thấy tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại nấm.
Hoàng liên có thể ức chế sử phát triển của một số loại nấm trong đó có nấm Candida
Phòng ngừa bệnh ho gà
Nghiên cứu trên hoàng liên cho kết quả nó có tác dụng ức chế sự phát triển của Haemophilus pertussis (vi khuẩn gây bệnh ho gà) cao hơn các loại thuốc kháng sinh như Streptomycin hoặc Chloramphenicol.
Có thể sử dụng Hoàng liên để phòng ngừa bệnh ho gà
Giảm huyết áp
Nghiên cứu khi sử dụng berberin cho mèo, chó và thỏ cho thấy tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều bình thường thì kết quả không cao, dùng lặp lại còn gia tăng nguy cơ lờn thuốc. Do đó, hoàng liên chỉ có tác dụng hạ áp tạm thời, bạn không nên lạm dụng thay thế cho các thuốc điều trị bệnh.
Điều hòa nội tiết
Một công dụng tuyệt vời nữa của hoàng liên đó là giúp điều hòa sự rối loạn nội tiết trong cơ thể nhờ khả năng kháng và điều hòa adrenalin của berberin.
Adrenalin là một hormon trong cơ thể có thể được điều hòa bởi hoàng liên
Tác động trên hệ mật
Berberin có trong hoàng liên còn có tác dụng lợi mật và làm tăng tạo mật cũng như làm giảm độ nhớt của mật, đặc biệt rất hiệu quả đối với những bệnh nhân bị viêm mật mạn tính.
Berberin có trong Hoàng liên có công dụng cải thiện hệ mật
Tác động trên hệ thần kinh trung ương
Khi dùng liều nhỏ berberin có tác dụng kích thích vỏ não. Trong khi đó, liều lớn Berberin lại làm tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não.
Liều nhỏ Berberlin được chiết xuất từ cây Hoàng Liên có tác dụng kích thích vỏ não
Tác dụng của hoàng liên trong Đông Y
Theo Đông y, Hoàng liên có vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Tỳ, Đởm, Phế vị, Đại trường, Túc Thiếu âm Thận. Vậy nên Hoàng liên có rất nhiều công dụng như an thần, trấn can, giải độc kinh phấn, trừ thấp nhiệt ờ tỳ vị, khử nhiệt độc, tả hỏa, giải độc, sát trùng. [1]
Hoàng liên, một vị thuốc có rất nhiều công dụng trong Đông y
Một số bài thuốc từ hoàng liên
Trị mắt đau đỏ, do phong nhiệt
Dùng hoàng liên 10g, địa hoàng 12g, cam cúc 10g, hoa kinh giới 8g, ngọn cam thảo 6g, xuyên khung 8g, sài hồ 8g, thuyền thoái 4g, mộc thông 8g. Sắc uống sáng và tối, ngày 1 thang. [3]
Hoàng liên có thể được sử dụng để giảm tình trạng mắt đau đỏ
Trị bệnh mắt, mắt có màng, thong manh
Dùng bột hoàng liên 40g, 1 bộ gan dê đực, giã nhuyễn làm viên bằng hạt ngô đồng 0,3g. Mỗi lần uống 21 viên với nước ấm.
Hoàng liên kết hợp với gan dê đực có thể trị được một số bệnh về mắt
Trị các loại trệ đọng, đi ngoài ra máu
Dùng hoàng liên 12g, thược dược 10g, hạt sen 8g, biển đậu 10g, thăng ma 8g, cam thảo 4g, hoạt thạch 8g. Sắc uống trong ngày.
Hoàng liên kết hợp với một số vị thuốc để trị tình trạng đi ngoài ra máu
Trị nổi mề đay, chàm da
Dùng 12g hoàng liên, 12g ngưu bàng tử, 12g hoàng bá, 12g khổ sâm, 12g mộc thông, 4g bạc hà, 16g sinh địa, 8g bạch tiễn bì, 16g mã đề, 8g phục linh, 8g thương truật. Sắc thuốc chia 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
Hoàng liên kết hợp với các vị thuốc khác để trị mề đay
Trị nhiệt miệng, lở miệng
Hoàng liên, cam thảo, ngũ vị tử đun nấu sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi lở miệng khỏi hẳn.
Tìm hiểu thêm: Các loại hoạt huyết dưỡng não tốt trên thị trường
Hoàng liên có thể được sử dụng để trị nhiệt miệng
Trị kiết lỵ, tiêu chảy
Dùng 12g hoàng liên tán bột, trộn chung với mật ong, vo thành viên nhỏ cỡ 2g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên kết hợp lấy hoàng liên, mộc hương, hoàng bá và bạch đầu ông sắc uống.
Trị đổ mồ hôi trộm về đêm
Kết hợp 20g hoàng liên với 2g vỏ quế khô cạo sạch biểu bì (nhục quế tâm). Tán cả hai thành bột mịn rồi trộn chung với mật ong lượng vừa đủ, vo tạo viên hoàn. Uống bằng nước muối nhạt khi đói bụng.
Hoàng liên kết hợp với vỏ quế khô để trị tình trạng đổ mồ hôi trộm về đêm
Trị ói ra dịch có vị chua, sườn trái đau
Kết hợp hoàng liên và ngô thù du theo tỷ lệ 6:1. Tán bột, trộn chung làm hoàn, trọng lượng mỗi viên khoảng 4g. Mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ngày. Pha với nước nóng uống hoặc nuốt cả viên.
Sử dụng hoàng liên giúp giảm tình trạng ói ra dịch có vị chua
Trị cam nhiệt cho trẻ em
Dùng hoàng liên 12g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g. Sắc uống.
Hoàng liên sắc chung với một số vị thuốc khác trị cam nhiệt cho trẻ
Trị bệnh trĩ ngoại
Bài 1: Trộn bột hoàng liên với bột xích tiểu đậu, rồi bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp tiêu sưng, giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh trĩ ngoại.
Bài 2: Dùng hoàng liên 12g, trạch tả 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, vân quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc thuốc uống 3 lần trong ngày.
Hoàng liên có thể được sử dụng để trị trĩ ngoại
Trị ốm nghén cho bà bầu
Dùng hoàng liên 4g, trần bì 6g, trúc nhự 8g, tô diệp 4g, bán hạ chế 6g. Sắc thuốc chung với 1 lít nước đến khi cạn còn 1/3. Uống 2 – 3 lần trong ngày.
Hoàng liên được sử dụng để giảm tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai
Trị bỏng
Khi bị bỏng, việc đầu tiên là nhanh chóng chườm đá hoặc xối nước lạnh vào khu vực bị bỏng. Sau đó lấy kim ngân hoa, hoàng liên, địa hoàng, mạch môn, hoàng thảo dẹt mỗi vị 16g, chi tử 8g, vỏ mộc hồ điệp 12g tán thành bột, sắc với 1 lít nước trong 20 phút. Chia uống 3 lần.
Hoàng liên có thể được sắc chung với các vị thuốc khác để trị bỏng
Trị bệnh giun chui ống mật
Dùng 12g hoàng liên, 12g nghiệt bì, 12g đảng sâm, 12g vân quy, 8g quế chi, 8g hoàng liệt, 8g can khương, 2g tế tân, 5 quả ô mai. Sắc thuốc với 1 lít nước chia 3 phần uống trong ngày.
Hoàng liên có thể được kết hợp với các vị thuốc khác để trị tình trạng giun chui ống mật
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Dùng 0,5g hoàng liên, 0,75g quế chi, 1g đại hoàng. Tán thuốc thành bột mịn, trộn với mật ong hoặc hồ giấm tạo thành viên hoàn, chia uống 3 lần.
Hoàng liên còn có công dụng giúp cải thiện tiêu hóa
Trị sốt phát ban, sốt cao
Chuẩn bị 8g hoàng liên, 8g hỏa sâm, 8g hạt dành dành. Sắc uống cho đến khi khỏi bệnh.
Hoàng liên có thể được dùng để hạ sốt
Trị viêm họng, tưa lưỡi ở trẻ em
Tán hoàng liên thành bột trộn chung với mật ong làm thuốc bôi vào vị trí lưỡi bị tưa. Trường hợp bị viêm họng thì lấy ngậm trong miệng và nuốt nước từ từ.
Hoàng liên có thể được dùng để trị viêm họng
Lưu ý khi sử dụng hoàng liên
Cách dùng và liều lượng sử dụng
Có thể sử dụng hoàng liên đơn trị liệu hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để sắc uống hoặc bôi ngoài. Tuy nhiên, hoàng liên có vị đắng sẽ gây táo nếu như dùng lâu ngày. Liều lượng khuyên dùng là 4 – 12g một ngày.
Hoàng liên có thể kết hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh
Đối tượng chống chỉ định và cần thận trọng khi sử dụng hoàng liên
Hoàng liên có tính hàn mạnh nên không dùng cho những đối tượng sau:
- Khí hư, thiếu máu, suy nhược tỳ vị, âm hư.
- Mất ngủ sau sinh.
- Phiền nhiệt táo khát, huyết hư gây sốt.
- Trẻ em bị lên đậu.
- Tiêu chảy do dương hư hoặc do tỳ vị hư hàn.
- Nội nhiệt phiền táo.
- Chân âm bất túc.
- Hư tiết tả.
Mặc dù hoàng liên là một dược liệu ít độc tố, tuy nhiên dược tính của nó tương đối mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Phụ nữ mang thai và trẻ em cần thận trọng khi sử dụng hoàng liên
Kiêng kỵ khi dùng hoàng liên
Hoàng liên nên tránh dùng chung với các loại thực phẩm hay dược liệu như: thịt heo, cúc hoa, bạch cương tằm, huyền sâm, ngưu tất, nguyên hoa, bạch tiễn bì.
Không nên sử dụng hoàng liên chung với thịt heo
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Cây hoàng liên có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp quá mức, buồn nôn, nhiễm độc gan nếu dùng sai cách. Trong quá trình sử dụng hoàng liên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên ngừng dùng ngay và đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện.
>>>>>Xem thêm: Bổ sung kẽm cho bé đúng cách, an toàn, hiệu quả bố mẹ không nên bỏ qua
Hoàng liên có thể sẽ gây chóng mặt, mệt mỏi khi sử dụng
Bài trên đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về công dụng tuyệt vời của cây hoàng liên và 16 bài thuốc đơn giản từ loại dược liệu quý này. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!