Cây ngũ gia bì là một loại cây cảnh phổ biến được sử dụng để trang trí trong nhà và sân vườn. Đáng chú ý là ngoài việc thanh lọc không khí, loại cây này còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem liệu cây ngũ gia bì có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cây ngũ gia bì có tác dụng gì? 14 bài thuốc từ cây ngũ gia bì
Contents
- 1 Giới thiệu về cây ngũ gia bì
- 2 Tác dụng của cây ngũ gia bì
- 3 Một số bài thuốc từ cây ngũ gia bì
- 3.1 Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
- 3.2 Bài thuốc trị huyết áp thấp
- 3.3 Bài thuốc trị thấp khớp
- 3.4 Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
- 3.5 Bài thuốc trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm
- 3.6 Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
- 3.7 Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
- 3.8 Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
- 3.9 Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
- 3.10 Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược
- 3.11 Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
- 3.12 Bài thuốc chữa chứng thống phong (gout)
- 3.13 Bài thuốc chữa chứng ngứa da, chân tay tê buốt, sưng đau
- 3.14 Rượu ngũ gia bì giúp bổ gân xương
- 4 Lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì
Giới thiệu về cây ngũ gia bì
Mô tả cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì là một loại cây thuốc nam quý, có chiều cao từ 2-8 mét. Đặc điểm của cây là lá kép hình chân vịt, mọc so le, với 6-8 lá chét hình trứng.
Hoa cây mọc thành chùm tán, nhỏ và màu trắng. Quả của cây có hình cầu và có đường kính từ 3-4 mm, khi chín có màu tím đen và bên trong có 6-8 hạt.
Cây ngũ gia bì là một loại cây thuốc nam quý
Phân loại ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì được phân thành ba loại khác nhau: [1]
- Ngũ gia bì hương (tế trụ gia bì): Loại cây này mọc bụi và có chiều cao lên vài mét. Nó được phát hiện lần đầu tiên tại Phó Bảng, Hà Giang vào năm 1969. Sau đó, loại cây này được xếp vào danh sách dược liệu quý và hiện đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng tại Viện dược liệu. Cây ngũ gia bì hương có tác dụng bổ khí huyết và trị suy nhược cơ thể.
- Ngũ gia bì gai: Đây là loại cây mọc bụi, có rất nhiều gai xuất hiện ở phần mép lá. Cây này có tác dụng kiện tỳ và ích thận, chữa yếu sinh lý.
- Ngũ gia bì chân chim (Ngũ gia bì cẩm thạch): Loại cây này thuộc họ nhà ngũ gia bì, có lá có màu sắc lạ. Được nhiều người ưa chuộng để bày biện trong nhà ở hoặc phòng khách. Cây ngũ gia bì chân chim có tác dụng khu phong trừ thấp, chữa đau lưng và nhức xương, cũng như trị bệnh thể phong hàn. [2]
Ngũ gia bì chân chim được nhiều người ưa chuộng để trưng bày trong nhà
Tác dụng của cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì là một loại cây cảnh phổ biến được sử dụng để trang trí trong nhà và sân vườn để thanh lọc không khí. Đáng chú ý là loại cây này còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, cụ thể là:
Cải thiện giấc ngủ
Cây ngũ gia bì trở thành một loại cây có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ trở nên dễ chịu hơn nhờ khả năng cải thiện giấc ngủ bằng cách cân bằng giữa hai quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh.
Chữa bệnh xương khớp
Theo Đông Y, cây ngũ gia bì có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, hoạt huyết thông kinh. Dược liệu này được sử dụng trong trị liệu bệnh phong thấp, gân xương, các bệnh lý về xương khớp và đau xương khớp.
Cây ngũ gia bì giúp làm mềm cơ, thư giãn cơ và hạn chế những cơn đau do bệnh xương khớp gây ra. Đây được coi là tác dụng lớn nhất của loại cây này.
Cây ngũ gia bì có tác dụng chữa bệnh xương khớp
Tăng cường miễn dịch
Cây ngũ gia bì tăng cường miễn dịch nhờ thành phần kích thích tạo kháng thể giúp chống lại viêm, các loại vi khuẩn và virus gây hại.
Loại cây này thường được sử dụng như một bài thuốc có hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể, đặc biệt trong việc chống viêm ở các trường hợp bệnh viêm cấp và mạn tính.
Cây ngũ gia bì có hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể
Giảm mệt mỏi
Cây ngũ gia bì giúp giảm mệt mỏi bằng cách điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp. Điều này làm tăng sức chịu đựng của cơ thể, đặc biệt hữu ích đối với những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và thiếu oxy.
Cây ngũ gia bì giúp giảm mệt mỏi, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể
Xua đuổi muỗi
Lá của cây ngũ gia bì khi vò lại sẽ tạo ra mùi hương đặc biệt, đây là một mùi hương mà muỗi rất sợ và thường tránh xa. Do đó, nhiều người sống ở khu vực ẩm thấp thường trồng cây ngũ gia bì trong nhà hoặc vườn để vừa trang trí, vừa đẩy lùi muỗi hiệu quả.
Cây ngũ gia bì có khả năng chống muỗi hiệu quả
Làm sạch không khí
Cây ngũ gia bì giúp làm sạch không khí và chống ô nhiễm bằng cách điều hòa khí hậu và loại bỏ khí độc formaldehyd. Trồng nhiều cây ngũ gia bì ở cửa ra vào nhà giúp cải thiện chất lượng không khí đáng kể.
Cây ngũ gia bì giúp làm sạch không khí và chống ô nhiễm
Một số bài thuốc từ cây ngũ gia bì
Trong dân gian, cây ngũ gia bì được làm thành nhiều bài thuốc để hỗ trợ sức khỏe và chữa trị bệnh. Một số bài thuốc có thể kể đến là:
Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
- Chuẩn bị: 100g ngũ gia bì đã được sao vàng và 1 lít rượu 30 độ.
- Cách làm: Đem dược liệu ngâm với rượu khoảng 10 ngày.
- Cách dùng: Uống 30ml mỗi ngày trước khi ăn tối.
Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
Bài thuốc trị huyết áp thấp
- Chuẩn bị: Ngũ gia bì đã được tán thành dạng bột.
- Cách làm: Đem bột ngũ gia bì trộn với một lượng nước vừa đủ, vo tròn thành dạng viên và bảo quản trong lọ kín.
- Cách dùng: Một liệu trình thường kéo dài khoảng 20 ngày. Mỗi lần sử dụng từ 4-5 viên, ngày uống 3 lần.
Bài thuốc trị huyết áp thấp
Bài thuốc trị thấp khớp
- Chuẩn bị: Tùng tiết, mộc qua và ngũ gia bì, mỗi thứ khoảng 120gr.
- Cách làm: Tán các dược liệu thành dạng bột.
- Cách dùng: Mỗi lần dùng 4g, uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc chữa thấp khớp từ dược liệu ngũ gia bì
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
- Chuẩn bị: 40g mẫu đơn bì, 40g ngũ gia bì, 40g đương quy và 40g xích thược.
- Cách làm: Tán các vị thành bột mịn.
- Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g.
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
Bài thuốc trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm
- Chuẩn bị: Cát căn, bưởi bung, ngải diệp, ngũ gia bì, trinh nữ, mỗi loại khoảng 16g và 20g nam tục đoạn.
- Cách làm: Sắc các vị thuốc này cùng với 4 chén nước cho đến khi nước còn khoảng 2 chén thì ngưng đun.
- Cách dùng: Chia thành 2 lần sử dụng, uống hết trong ngày, mỗi lần dùng một phần.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể
Bài thuốc trị khớp sưng đau, làm giảm khả năng vận động
Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
- Chuẩn bị: Cam thảo 10g, phòng sâm 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, thục địa 12g, khởi tử 12g, hạt sen 12g, phá cố chỉ 10g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g.
- Cách làm: Sắc với 1.8l nước cho đến khi còn lại khoảng 400ml, bỏ bã.
- Cách dùng: chia thuốc đã sắc thành 2 phần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
- Chuẩn bị: 12g liên nhục, 12g khởi tử, 12g thục địa và 12g cẩu tích, 16g ngũ gia bì, 16g đương quy, 16g hắc táo nhân và 16g tục đoạn, 10g quế chi, 10g xuyên khung, cam thảo 11g.
- Cách làm: Đem tất cả vị thuốc trên cho ngâm với nước, đựng trong bình sành và ngâm trong khoảng 15 ngày.
- Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 20ml và uống trước bữa ăn.
Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
- Chuẩn bị: 16g kinh giới, 16g thổ phục linh, 16g ngũ gia bì, 16g tang ký sinh và 16g rễ cỏ xước, 10g quế chi, 10g phòng phong và 10g cố chỉ, tế tân 6g.
- Cách làm: Đem sắc với nước.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
- Chuẩn bị: Trần bì 10g, lệ chi 16g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 12g, bạch linh 10g, quế chi 6g, và xa tiền tử 10g.
- Cách làm: Sắc các vị thuốc trên với 4 chén nước cho đến khi còn lại 2 chén.
- Cách dùng: Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược
- Chuẩn bị: Ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, hoài sơn 12g, trần bì 10g, cao lương khương 10g, 5 quả táo tàu và 6g sinh khương.
- Cách làm: Sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thuốc thành 2 phần.
- Cách dùng: Uống 2 lần/ngày.
Ngũ gia bì đem sắc với đương quy, bạch truật giúp chữa trị tỳ vị hư nhược
Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
- Chuẩn bị: Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng, lá đắng, mỗi loại 16g và trần bì 10g.
- Cách làm: Sắc các vị trên với nước.
- Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
Bài thuốc chữa chứng thống phong (gout)
- Chuẩn bị:16g xương bồ, 16g ngũ gia bì, 16g trinh nữ, 16g kinh giới, 16g cà gai leo, 16g đơn hoa, 16g cát căn, 16g bồ công anh, 16g đinh lăng, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g và quế chi 10g.
- Cách làm: Sắc các vị thuốc.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc trị bệnh gout từ ngũ gia bì và các dược liệu khác
Bài thuốc chữa chứng ngứa da, chân tay tê buốt, sưng đau
- Chuẩn bị: Ngũ gia bì chân chim, hạt cau, lõi thông, củ gấu, chỉ xác, tử tô, ké đầu ngựa mỗi vị khoảng 8-16g.
- Cách dùng: Sắc các vị trên và uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa chứng ngứa da, chân tay tê buốt, sưng đau
Rượu ngũ gia bì giúp bổ gân xương
- Chuẩn bị: 180gr ngũ gia bì chân chim và 1 lít rượu.
- Cách làm: Ngâm ngũ gia bì chân chim trong rượu sau và sử dụng sau 20 ngày.
- Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 15-30ml trước bữa cơm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngũ gia bì ngâm rượu rất tốt cho gân xương
Lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì
Liều sử dụng của ngũ gia bì
Liều sử dụng của ngũ gia bì thường được dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người, cũng như mục đích điều trị mong muốn.
Liều sử dụng thông thường của ngũ gia bì là từ 6-12g mỗi ngày, có thể dùng dưới dạng hòa tan với nước, thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe trước khi dùng dược liệu để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
Mặc dù là dược liệu đã tự nhiên đã được sử dụng lâu đời, việc sử dụng không đúng cách hoặc quá liều cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Liều sử dụng thông thường của ngũ gia bì là từ 6-12g mỗi ngày
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng ngũ gia bì
Cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng ngũ gia bì đối với những người có biểu hiện nóng trong người (âm hư hỏa vượng), vì loại cây này có tính nhiệt nên không phù hợp cho những người có tính chất nóng trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi dùng cây ngũ gia bì, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: 8 loại thức uống bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy vào ngày lễ
Người âm hư hỏa vượng hoặc mang thai không nên dùng ngũ gia bì
Mặc dù ngũ gia bì được biết đến với nhiều tác dụng đặc biệt trong việc trị đau nhức xương khớp, nhưng việc sử dụng cần lưu ý phối hợp đúng đối tượng và có thể kết hợp với các vị khác để tăng hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết này bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn để cùng nhau hiểu rõ hơn về những lợi ích của cây Ngũ gia bì nhé!