Dù đã rất cẩn trọng trong việc chăm sóc bé yêu nhưng trẻ vẫn bị cảm lạnh khi mùa mưa tới, bố mẹ phải làm sao để trẻ vượt qua cơn bệnh này “nhẹ nhàng” hơn? Xem nội dung bên dưới ngay nào!
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ khi bị cảm lạnh
Với hệ miễn dịch kém, trẻ rất dễ bị cảm lạnh vào mùa mưa, mùa lạnh, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, chăm sóc trẻ đúng cách, chữa trị và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả, bạn hãy tham khảo kỹ các thông tin được chia sẻ sau đây.
Contents
Thay đổi chế độ ăn uống
Trung bình, sau khi bị mắc cảm lạnh, trẻ sẽ mất tầm 7 ngày để hồi phục và trong quá trình này các bác sĩ thường khuyên bố mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
Trong thực đơn những ngày bệnh này của trẻ, mẹ nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều protein như sữa, trứng gà, bông cải xanh, đậu và các chế phẩm từ đậu… Ngoài ra, bé cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung khoáng chất, vitamin tăng sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe tốt hơn.
Bố mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước, hạn chế ăn hải tôm, cua, ốc, những thực phẩm có tính hàn để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Giúp cải thiện đường hô hấp, đỡ nghẹt mũi cho bé
– Sử dụng khăn nóng lau hai bên cánh mũi của trẻ nhẹ nhàng trước khi cho trẻ ngủ, hơi nóng từ khăn sẽ giảm tắc nghẽn ở mũi cho trẻ thở thoải mái hơn.
– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu rửa mũi cho bé hằng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
– Đặt trẻ nằm tư thế nghiêng, tư thế này giúp giảm áp lực cho 1 bên mũi, giữ cho 2 lỗ mũi thông khí tốt, mẹ cũng thường xuyên vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng để giảm ho, long đờm.
Đặt hỗn hợp gừng + hành + tiêu ở rốn trẻ để xuất mồ hôi
Tìm hiểu thêm: Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 15 tác dụng và thận trọng khi sử dụng
– Nếu bạn không muốn dùng thuốc tây cho trẻ, bạn có thể tự chế bài thuốc dân gian rồi đặt ở rốn của trẻ bị cảm lạnh để kích thích tiết mồ hôi.
– Hỗn hợp thuốc gồm 30g hành trắng nghiền nát, 5 – 7 hạt tiêu hột, 1 lát gừng tươi đặt vào 1 túi vải nhỏ, cột chặt miệng túi vải và đặt thuốc lên rốn trẻ cho tới khi trẻ xuất mồ hôi thì lấy túi vải ra. Bạn nên tăng cường cho trẻ uống thêm nước ấm để khu hàn, giải cảm lạnh hiệu quả hơn.
Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Quốc Tế Thăng Long của nước nào? Có tốt không?
– Giữ ấm phần đầu, ngực và chân cho trẻ khi mùa mưa đến, thường xuyên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép trái cây, rau củ tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
– Bố mẹ hỗ trợ hoặc yêu cầu trẻ tự tập thể dục hằng ngày trong nhà và ngoài trời với những bài tập đơn giản.
– Chú ý rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng để diệt khuẩn trước mỗi bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, làm sạch mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
– Khi đi ra đường, bố mẹ cần đeo khẩu trang cho trẻ.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo, không mở cửa sổ, cửa chính vào buổi chiều để tránh gió lạnh, gió độc lùa vào nhà.
Những mẹo chăm sóc trẻ ở trên sẽ giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh, hết cảm lạnh nhanh qua mùa mưa này đấy. Cho nên, bố mẹ hãy lưu lại bài viết này và ghi nhớ kỹ thông tin để chăm sóc bé tốt nhé.
Có thể bạn quan tâm
>>> Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh
>>> Các loại đồ uống làm ấm cơ thể trong những ngày mưa
>>> Cách điều trị cảm lạnh không cần dùng thuốc
>>> Các mẹo chữa nghẹt mũi khi bị cảm lạnh ngay tại nhà