Nước chanh được mọi người truyền tai rộng rãi như một phương pháp trị mụn và sẹo mụn hoàn toàn tự nhiên, đơn giản và rẻ tiền. Nhưng thực sự chanh có giúp giảm mụn và sẹo mụn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm một số lưu ý khi sử dụng chanh để trị mụn và sẹo mụn nhé.
Bạn đang đọc: Chanh có tác dụng giảm mụn và sẹo mụn không?
Contents
Chanh là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong chanh
Chanh (có tên khoa học là Citrus limon) là một trong những loại trái cây có múi phổ biến nhất thế giới.
Chanh là loại quả thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, được sử dụng như một gia vị trong nhiều món ăn, trang trí trong các bữa ăn hoặc được chế biến thành đồ uống yêu thích của nhiều người.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g chanh sống đã gọt vỏ gồm:
- Nước: 88 – 89%.
- Calo: 29 calo.
- Carbohydrate: 9,3g.
- Chất xơ: 2,8g.
- Đường: 2,5g.
- Đạm: 1,1g.
- Chất béo: 0,3g.
Carbohydrate trong chanh chủ yếu là chất xơ và đường đơn như glucose, fructose và sucrose. Chất xơ có trong trái chanh chủ yếu là pectin làm giảm lượng đường máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
Chanh còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất. Chanh cung cấp lượng lớn vitamin C, vitamin B6 và kali.
Ngoài ra, chanh còn chứa các hợp chất thực vật (chất có hoạt tính sinh học tự nhiên) mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng phòng bệnh ung thư, bệnh tim mạch và chống viêm hiệu quả. Một số hợp chất thực vật trong chanh bao gồm:
- Acid citric: Acid hữu cơ tự nhiên, có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
- Hesperidin: Là chất chống oxy hóa, có tác dụng củng cố mạch máu và ngăn hình thành mảng xơ vữa động mạch.
- Diosmin: Là chất chống oxy hóa có ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, cải thiện trương lực cơ và giảm tình trạng viêm mãn tính trong mạch máu.
- Eriocitrin: Có nhiều trong vỏ chanh và nước ép chanh.
- D-limonen: Là thành phần chính trong tinh dầu vỏ chanh, tạo mùi thơm đặc trưng của chanh, có khả năng trị chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày.[1]
Chanh giàu chất chống oxy hóa mạnh
Chanh có giúp giảm mụn và sẹo mụn không?
Chanh có khả năng giảm mụn nhờ thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh. Một số đặc điểm nổi bật giúp chanh có công dụng điều trị mụn như:
- Giảm bã nhờn, làm khô da, thoáng dầu nhờ khả năng trung hòa dầu thừa của acid citric.
- Khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá trên da (như P. Acnes).
- Giảm viêm, giảm sưng đỏ.[2]
Chanh không có khả năng điều trị sẹo mụn lồi hay làm đầy sẹo mụn lõm. Tuy nhiên, chanh có khả năng làm giảm thâm mụn nhờ chứa thành phần acid alpha hydroxy (AHA). AHA được biết đến nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm nhờ khả năng loại bỏ các tế bào da chết, thúc đẩy tái tạo da, từ đó làm mờ vết tăng sắc tố do mụn viêm, tạo cảm giác da mịn màng và tươi sáng.
Tuy nhiên hàm lượng AHA trong chanh không cao như trong các sản phẩm trị mụn chuyên dụng, do đó Axit alpha hydroxy có thể hiệu quả hơn nước chanh trong việc làm mờ vết thâm.[3]
Nếu bạn muốn sử dụng chanh để trị sẹo mụn tại nhà, trước hết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Họ sẽ cung cấp lời khuyên và thảo luận về các yếu tố cá nhân, như tiền sử tăng sắc tố.
Bác sĩ da liễu có thể đề xuất phương pháp lột da bằng hóa chất hoặc mài mòn da tại phòng khám, đây là những lựa chọn được nghiên cứu rộng rãi cho việc điều trị các vết sẹo.
Chanh có chứa AHA, làm mờ thâm mụn và tăng tái tạo da
Lợi ích của chanh trong điều trị mụn trứng cá
Chanh được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Chống viêm
Vỏ chanh và một số loại quả họ cam quýt khác có khả năng chống viêm hiệu quả. Thành phần limonene trong tinh dầu vỏ chanh có tác dụng chống viêm bằng cách giảm sự di chuyển tế bào, sản xuất cytokine và thoát mạch protein do carrageenan gây ra.[4]
Tinh dầu vỏ chanh có khả năng chống viêm
Kháng khuẩn
Nước ép chanh có chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên. Trong một nghiên cứu đánh giá khả năng kháng khuẩn của nước ép chanh, quýt và nho trên 5 chủng vi khuẩn và 3 chủng nấm cho thấy hiệu quả kháng khuẩn tương đối. Các thành phần alkaloid, flavonoid, steroid, terpenoid, saponin, glycosid có trong tất cả các loại nước ép cô đặc có khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl).[5]
Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng nước cốt chanh và các loại trái cây có múi khác có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm trong phòng thí nghiệm. Các tác giả cho rằng các tác dụng kháng khuẩn này cho các hợp chất thực vật đặc biệt mà trái cây có múi có chứa rất nhiều. Những hợp chất này bao gồm phenols, flavonoids và tinh dầu.
Chanh có khả năng kháng khuẩn hiệu quả
Cách dùng chanh giảm mụn, ngừa sẹo mụn
Nước chanh được sử dụng tốt nhất như một chất làm se khít lỗ chân lông, giảm nhờn. Tùy vào công dụng mong muốn, bạn có thể sử dụng chanh theo hướng dẫn dưới đây:
Nếu bạn mong muốn sử dụng như một chất làm se khít lỗ chân lông trên da, bạn có thể kết hợp nước cốt chanh tươi với lượng nước bằng nhau. Dùng 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để điều trị sẹo mụn, mặc dù bạn có thể chưa thấy kết quả ngay tức thì.
Nếu bạn dùng chanh để loại bỏ mụn tại chỗ, bạn hãy dùng khăn bông hoặc bông tẩy trang thoa nước chanh lên vết mụn. Để trong vài giây và rửa sạch mặt bằng nước ấm. Có thể lặp lại một vài lần trong ngày nếu cần. Khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn cho đến khi hết mụn.
Chanh có tính acid, do đó bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Sử dụng trong thời gian dài có thể gây kích ứng da, khiến da khô, rát, đỏ và tình trạng mụn có thể trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi sử dụng chanh, bạn lưu ý phải che chắn da cẩn thận và sử dụng kem chống nắng để tránh tăng sắc tố cho da.
Tìm hiểu thêm: 13 dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên
Bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm nước chanh và thoa lên nốt mụn
Tác dụng phụ của việc bôi chanh lên da
Chanh có chứa thành phần acid bao gồm acid citric, AHA,… nên chanh có tác dụng mạnh trên da. Do đó khi bôi chanh lên da, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:
- Khô da.
- Ngứa da, châm chích da.
- Đỏ da.
- Cảm giác bỏng, nóng rát.
- Chanh có thể loại bỏ cả lượng vi khuẩn có lợi sống cộng sinh trên da.
- Tăng nhạy cảm với ánh nắng của mặt trời, tăng nguy cơ bị cháy nắng và tình trạng vết đen da, tăng sắc tố da khi ra ngoài trời nắng.[6]
Nguy cơ phải đối mặt với những tác dụng phụ này có thể tăng lên nếu bạn sử dụng nước chanh trên da hàng ngày.
Cách điều trị mụn trứng cá này cũng có thể không phải là sự lựa chọn tốt nhất đối với những người có tông màu da tối, vì trái cây cam quýt có thể dẫn đến tăng sắc tố.
Chanh có thể gây khô da, đỏ, ngứa rát da
Lưu ý khi sử dụng chanh để trị mụn, ngừa sẹo mụn
Một số lưu ý khi sử dụng chanh để trị mụn và ngừa sẹo mụn:
- Không nên sử dụng nước cốt chanh nếu bạn có làn da nhạy cảm do chanh có tính acid, dễ gây kích ứng cho da. Bạn có thể pha loãng nước chanh cùng nước lọc trước khi dùng.
- Tránh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
- Không thoa trực tiếp lên da, thay vào đó bạn có thể trộn nước cốt chanh với sữa chua, bột yến mạch, mật ong,…. Điều này có thể tránh nước chanh tác động mạnh trên da.
- Không để chanh trên da quá lâu. Bạn chỉ nên thoa và để nước chanh trên da trong vài phút và rửa lại với nước sạch. Không nên để qua đêm.
- Không sử dụng quá thường xuyên để tránh da bị khô, kích ứng và có thể bong tróc da.
- Không sử dụng trên nốt mụn viêm, mụn lớn và sâu để tránh kích thích mụn tổn thương nặng thêm, thậm chí không lành được.
- Ngừng sử dụng ngay lập tức nếu da kích ứng hoặc phát ban.
Bạn có thể pha loãng chanh với nước trước khi dùng trên da
Giống như nhiều phương pháp điều trị mụn và sẹo mụn tại nhà khác, không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh chanh là một lựa chọn điều trị khả thi. Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được cho lời khuyên hữu ích
Do Lemons Relieve Acne and Acne Scarring?
https://www.healthline.com/health/lemon-for-acne
Can You Use Lemon Juice for Acne Scars?
https://www.verywellhealth.com/lemon-juice-for-acne-and-acne-scars-4135671#toc-astringent-and-antibacterial
Anti-Inflammatory Properties and Chemical Characterization of the Essential Oils of Four Citrus Species
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4835072/
Phytochemical, antimicrobial, and antioxidant activities of different citrus juice concentrates
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4708628/
Do Lemons Relieve Acne and Acne Scarring?
https://www.healthline.com/health/lemon-for-acne#side-effects
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ