Tuổi thọ trung bình của người chạy thận có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể sống thêm 20 hoặc thậm chí 30 năm nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về những người chạy thận sống được bao lâu nhé!
Bạn đang đọc: Chạy thận nhân tạo định kỳ sống được bao lâu ? Lưu ý giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ
Contents
Chạy thận nhân tạo là gì?
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị thay thế thận giúp loại bỏ các chất độc và nước dư thừa ra khỏi cơ thể khi thận không còn hoạt động bình thường.
Việc chạy thận nhân tạo có thể được thực hiện tại bệnh viện, các trung tâm lọc máu tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên tình trạng sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân. [1]
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị thay thế thận
Tác dụng của việc chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo có thể được sử dụng để điều trị hai trường hợp khác nhau:
- Chấn thương thận cấp tính (AKI) là một đợt suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải lọc máu trong một thời gian ngắn cho đến khi thận khỏe hơn.
- Suy thận giai đoạn cuối (ESKD) là giai đoạn cuối của bệnh thận, khi thận không còn hoạt động bình thường. Khi bị ESKD, chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống. Người bệnh có thể sẽ phải chạy thận suốt quãng đời còn lại hoặc cho đến khi được ghép thận.[1]
Chạy thận nhân tạo giúp giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu
Người chạy thận sống được bao lâu?
Những người chạy thận sống được bao lâu còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý, mức độ tuân thủ kế hoạch điều trị, tuổi tác của bệnh nhân và nhiều yếu tố khác.
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình khi chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể sống thêm 20 năm hoặc thậm chí 30 năm nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị.
Trong trường hợp được ghép thận thì người bệnh hoàn toàn có thể có một cuộc sống như người bình thường mà không cần phải chạy thận nhân tạo. [1]
Tuổi thọ trung bình khi chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 – 10 năm
Không chạy thận nhân tạo thì bệnh nhân sẽ sống được bao lâu?
Chạy thận nhân tạo chỉ là phương pháp điều trị thay thế thận tạm thời, chỉ có thể duy trì chức năng thận trong một thời gian nhất định. Người bệnh phải đến bệnh viện chạy thận với chi phí rất tốn kém.
Nếu không đủ kinh tế để duy trì việc chạy thận nhân tạo, thì thời gian sống còn lại của bệnh nhân sẽ giảm đi đáng kể. [2]
Thời gian sống còn lại của bệnh nhân sẽ giảm đi đáng kể nếu không chạy thận nhân tạo
Những lưu ý giúp bệnh nhân chạy thận kéo dài tuổi thọ
Đảm bảo dinh dưỡng cho người chạy thận
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người chạy thận nhân tạo. Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh duy trì được cân nặng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống:
- Hạn chế muối, chỉ nên ăn khoảng 2 – 3g/ngày.
- Hạn chế nước nhập.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây, cà chua, đậu.
- Ăn đủ chất đạm như thịt nạc, cá, trứng.
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất.
Người chạy thận nhân tạo cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình chạy thận
Theo dõi sau quá trình chạy thận nhân tạo là rất quan trọng để kịp thời phát hiện và xử lý các biến chứng có thể xảy ra. Các dấu hiệu cần theo dõi sau khi chạy thận nhân tạo như huyết áp, mạch, cân nặng của người bệnh.
Các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi chạy thận nhân tạo: tắc mạch do khí, nhiễm trùng, buồn nôn, nôn, sốt, rét run, đau đầu, chuột rút, tụt huyết áp. [3]
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Thường xuyên theo dõi huyết áp trong quá trình chạy thận nhân tạo
Duy trì một số hoạt động
Duy trì một số hoạt động ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo là rất quan trọng. Các hoạt động này giúp người bệnh cải thiện thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống:
- Tránh tập luyện và làm việc nặng nhọc. Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, bơi lội.
- Thái độ sống lạc quan, giảm căng thẳng: đọc sách, xem phim, nghe nhạc.
- Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.
Bệnh nhân chạy thận nên có thái độ lạc quan, yêu đời
Duy trì cân nặng
Duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của suy thận như cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Do vậy, người bệnh chạy thận nhân tạo cần theo dõi cân nặng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Tăng cường lượng protein
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tăng cường lượng protein để đảm bảo đủ calo cho hoạt động mỗi ngày và ngăn ngừa quá trình mất cơ bắp.
Lượng protein cần thiết cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo được khuyến nghị là 1,4 – 1,5g protein/kg cân nặng mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng protein này có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác của từng người bệnh.
Để tăng cường lượng protein, bệnh nhân chạy thận nhân tạo nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao như: thịt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tăng cường lượng protein
Hạn chế lượng Kali trong máu
Kali là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, nhưng nếu nồng độ kali trong máu quá cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Bệnh nhân chạy thận thường có chức năng thận suy giảm, do đó khó đào thải kali ra khỏi cơ thể gây ra tình trạng yếu tay chân, rối loạn nhịp tim. Dưới đây là một số lời khuyên để hạn chế lượng kali trong máu:
- Tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng kali cao: cam, bưởi, dưa hấu, kiwi, cà chua, cà rốt, khoai tây, các loại hạt, đậu, chocolate, cà phê, trà.
- Ăn rau củ nấu chín có thể giúp giảm lượng kali trong rau củ.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần hạn chế ăn thực phẩm giàu kali
Kiểm soát lượng nước và muối
Việc kiểm soát lượng nước và muối đưa vào cơ thể hợp lý sẽ giúp bệnh nhân chạy thận nhân tạo cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
Nếu nồng độ natri trong máu tăng cao sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp, suy tim, phù phổi,… Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát lượng nước và muối đưa vào cơ thể, như:
- Hạn chế ăn mặn, không nên ăn quá 2 gam muối mỗi ngày.
- Hạn chế uống nước, đặc biệt là vào buổi tối.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng dư nước.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch vành
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần kiểm soát lượng muối và nước trong cơ thể
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ tay chân
Do chức năng thận suy giảm, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm trùng. Vệ sinh tay chân sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh, từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp,…
Một số cơ sở chạy thận nhân tạo uy tín
Hãy đến các trung tâm y tế hoặc các cơ sở khoa Thận nội tiết của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Với sự phát triển của y học, tuổi thọ của bệnh nhân chạy thận nhân tạo ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ và có cuộc sống chất lượng nhé!