Chỉ số đường huyết thai kỳ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ bầu và thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số đường huyết thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu an toàn và nguy hiểm cho mẹ bầu
Contents
Phụ nữ mang thai nên kiểm tra đường huyết khi nào?
Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, khi đi khám thai bạn sẽ được các bác sĩ và điều dưỡng thăm khám để xác định có bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Nếu bạn có các yêu tố như thừa cân, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, bạn sẽ được kiểm tra đường huyết và các xét nghiệm liên quan tới tiểu đường.[nguon title=”Gestational diabetes
” link=”https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/”][/nguon]
Với những người không có yếu tố nguy cơ thì từ tuần 24 đến tuần 28, cần phải đi kiểm tra đường huyết bằng phương pháp dung nạp glucose đường uống để xác định có mắc bệnh hay không.[2]
Phụ nữ đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên đi kiểm tra đường huyết trong vòng 6 đến 12 tuần sau khi sinh và định kỳ 1 đến 3 năm một lần để đảm bảo đường huyết nằm trong phạm vi an toàn cũng như được tư vấn các biện pháp phòng ngừa tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau này.[3]
Mẹ bầu nên đi kiểm tra đường huyết đúng thời gian để tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Chỉ số đường huyết an toàn nên duy trì trong thai kỳ
Chỉ số đường huyết được khuyến khích duy trì theo ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) ở cả phụ nữ mang thai không mắc bệnh lý và phụ nữ mang thai bị tiểu đường trước đó hoặc tiểu đường thai kỳ là:
- Trước ăn: Từ 95 mg/dL trở xuống
- Sau ăn 1 giờ: Từ 140 mg/dL trở xuống
- Sau ăn 2 giờ: Từ 120 mg/dL trở xuống.[4]
Thai phụ, đặc biệt người có bệnh nền đái tháo đường hoặc mắc đái tháo đường thai kỳ nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để kịp thời phát hiện bất kỳ giá trị đường huyết bất thường nào và có các biện pháp chăm sóc đúng cách.
Mẹ bầu nên biết rõ chỉ số đường huyết bình thường để có thể phát hiện bệnh sớm nếu có
Cách xác định chỉ số đường huyết trong thai kỳ
Chỉ số đường huyết trong thai kỳ được xác định bằng phương pháp dung nạp glucose đường uống, đây là phương pháp được WHO và Bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng, bài kiểm tra này có thể thực hiện bằng hai phương pháp sau:
Phương pháp 1 bước
Đối với phương pháp này bạn sẽ thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose trong 2 giờ, cụ thể như sau:
- Bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong 8 – 14 giờ (trừ uống nước lọc).
- Sau đó, bạn sẽ phải uống 75g glucose dạng lỏng.
- Bạn sẽ được lấy máu 3 lần: trước khi uống, 1 giờ sau uống và 2 giờ sau uống để kiểm tra đường huyết của mỗi lần.
- Phương pháp này sẽ mất khoảng 2 tiếng.
Kết quả bình thường của phương pháp này là:
- Trước khi uống: Từ 92 mg/dL (5,1 mmol/L) trở xuống
- Sau khi uống 1 giờ: Từ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) trở xuống
- Sau khi uống 2 giờ: Từ 153 mg/dL (8,5 mmol/L) trở xuống
Nếu cả 3 chỉ số đo được đều nằm trong giá trị bình thường thì thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ và nếu có từ 2 giá trị nằm ngoài khoảng an toàn nêu trên sẽ được chẩn đoán mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm: 9 cách làm đẹp với quả bơ giúp bạn da đẹp, dáng xinh
Với phương pháp 1 bước mẹ bầu sẽ phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để cho kết quả chính xác nhất
Phương pháp 2 bước
Đầu tiên bạn sẽ được xét nghiệm thử glucose:
- Bạn không cần phải nhịn ăn hay thay đổi chế độ ăn uống của mình trước đó.
- Bạn sẽ được yêu cầu uống 50g glucose dạng lỏng.
- Sau đó bạn sẽ được lấy máu và kiểm tra đường huyết sau 1 giờ uống.
Chỉ số đường huyết đo được thấp hơn 130 mg/dL được xem là kết quả bình thường và không mắc tiểu đường thai kỳ
Nếu đường huyết trong lần kiểm tra đầu tiên cao hơn 130 mg/dL, bạn sẽ phải quay lại vào một ngày khác để làm xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ, cụ thể như sau:
- Bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong 8-14 giờ (trừ uống nước lọc).
- Sau đó, bạn sẽ phải uống 100g glucose dạng lỏng.
- Bạn sẽ được lấy máu tổng cộng 4 lần: trước khi uống, 1 giờ sau uống, 2 giờ sau uống và 3 giờ sau uống để kiểm tra đường huyết.
- Phương pháp này sẽ mất khoảng 3 tiếng.
Kết quả bình thường của phương pháp này là:
- Trước khi uống: Từ 95 mg/dL (5,3 mmol/L) trở xuống
- Sau khi uống 1 giờ: Từ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) trở xuống
- Sau khi uống 2 giờ: Từ 155 mg/dL (8,6 mmol/L) trở xuống
- Sau khi uống 3 giờ: Từ 140 mg/dL (7,8 mmol/L) trở xuống
Nếu tất cả 4 chỉ số đo được đều nằm trong giá trị bình thường thì thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu có từ 2 chỉ số nằm ngoài giá trị bình thường thì mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh.[5]
Nếu lượng đường trong cơ thể mẹ bầu quá cao, mẹ bầu sẽ được làm dung nạp glucose 3 giờ
Tầm quan trọng của việc theo dõi và kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Việc theo sát và nhận biết đúng lúc khi chỉ số đường huyết vượt quá giới hạn an toàn sẽ cho phép chúng ta áp dụng các giải pháp can thiệp kịp thời. Nhờ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực do mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp, bao gồm:
Thai nhi phát triển to và lớn hơn bình thường sẽ gây khó sinh hoặc tăng nguy cơ đa ối ở người mẹ. Đồng thời em bé cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh vai do phải chịu lực ép mạnh khi sinh qua đường âm đạo.[6]
Mẹ tăng nguy cơ phải đẻ mổ và với phương pháp đẻ này mẹ sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.
Tăng huyết áp cùng với sự gia tăng nguy cơ tiền sản giật. Điều này có thể đẩy cao các rủi ro liên quan trong thai kỳ và sinh nở như sinh non, nguy cơ co giật, đột quỵ ở sản phụ và các biến chứng đi kèm ở trẻ như động kinh, bại não.[7]
Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể gây hôn mê, co giật và tử vong nếu không được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp xử trí phù hợp. Nguy cơ hạ đường huyết thường cao hơn ở phụ nữ đang dùng insulin để điều trị tiểu đường.
Hạ đường huyết sơ sinh và suy hô hấp: Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.
Ngoài ra suy hô hấp sơ sinh ở trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ.
Khoảng 50% người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau lần mang thai đó. Kiểm soát tốt đường huyết là một trong những cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.[8]
Và còn rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra khi mắc tiểu đường thai kỳ nên mẹ bầu cần đăc biệt quan tâm tới sức khoẻ và thực hiện các biện pháp quản lý đường huyết hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Tỏi đen là gì? 12 tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
Tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Các cách kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu
Với những biến chứng vô cùng nguy hiểm nêu trên thì mẹ bầu nên biết cách để có thể kiểm soát đường huyết tốt nhất, đảm bảo có một thai kỳ khoẻ mạnh, sau đây là những cách các mẹ có thể tham khảo:
Theo dõi đường huyết thường xuyên: Sự thay đổi nội tiết tố và nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai làm cho lượng đường trong máu biến đổi một cách nhanh chóng.
Do đó nên thường xuyên theo dõi đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những chỉ số bất thường và có hướng kiểm soát phù hợp.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng đầy đủ như các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ các loại thịt, sữa ít béo hoặc không béo, dầu thực vật.
Hạn chế các loại thực phẩm có hại như đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc cafein. Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp.[9]
Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục là một phương pháp kiểm soát đường huyết rất tốt. Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng với khoảng 150 phút mỗi tuần.
Tuy nhiên cơ địa của mỗi mẹ bầu là khác nhau, do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các phương pháp vận động phù hợp nhất.
Hạn chế tăng cân quá mức: Tăng cân quá mức là một yếu tố gây tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều dưỡng về lượng calo bạn có thể nạp trong ngày và số cân tăng hợp lý trong thai kỳ là bao nhiêu.
Dùng insulin: Nếu được bác sĩ kê đơn dùng insulin để kiểm soát đường huyết, bạn nên tuân thủ thời điểm, tần suất và liều lượng dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như hạn chế nguy cơ hạ đường huyết do insulin.
Hãy luôn nhớ rằng kiểm soát đường huyết trong thai kỳ là một điều đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi. Hãy chia sẻ thông tin này tới người thân và bạn bè để có kiến thức và chăm sóc tốt cho mẹ bầu nhé!