Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Rate this post

Nhức đầu một triệu chứng thường gặp nhưng “nhức đầu tâm thần” là một căn bệnh thường gặp ở các em nhỏ, đi khám bác sĩ lại không ra bệnh, nguyên nhân do đâu, cùng nhau tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Chứng nhức đầu tâm thần là gì?

Các em nhỏ bị nặng đầu, nhức đầu như trên, mà đã được bác sĩ khám xét không thấy bệnh gì, thì là đã mắc chứng ” nhức đầu tâm thần “. Chứng này thưởng xảy ra ở các em học sinh từ 7 đến 15 tuổi, và thông thường các em gái bị nhiều hơn các em trai.

Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Về triệu chứng, các em nói trên thường bị nhức đầu vùng trán hoặc vùng sau đầu, nhưng cũng có khi cũng có thể lan tỏa khắp cả đầu. Lúc nhức đầu nhất là buổi sáng hoặc buổi chiều đi học về, nhưng cũng cí khi nhức lai rai cả ngày. Nhiều khi không nhức đầu, nhưng có một cảm giác đặc biệt là nặng đầu. Các này thường kém ăn, mệt mỏi, có khi trở nên khó tính, dể tức giận, ngủ kém.

Về nguyên nhân, chứng nhức đầu này có nguồn gốc ở tâm thần – do đó gọi là nhức đầu tâm thần – thường là do:

a. Các em đó có thể gặp khó khăn trong học tập và do đó đã có những lo lắng.

b. Các em đó đã lao động trí óc quá mức, nghĩa là chương trình học quá nặng nề với các em.

c. Hoặc các em đó đã có những trục trặc không vui trong quan hệ với bạn bè, hoặc với thầy giáo, cô giáo; điều đó đã làm các em phải suy nghĩ hoặc buồn rầu.

Ngoài ra, các em đó không có bệnh gì khác trong đầu như: viêm não, bướu trong não,… do đó khi khám bệnh, làm các xét nghiệm thì không thấy bệnh gì. Chứng nhức đầu của các em đó chỉ là do rối loạn về tâm thần, và thường kéo dài nhiều ngày tháng, chừng nào mà nguyên nhân chưa được giải quyết.

Tìm hiểu thêm: Có nên uống giấm táo hàng ngày không?

Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Vậy cần xử lý thế nào?

Bạn hãy làm các việc sau:

a. Bạn hãy quan tâm hơn đến chương trình học của trẻ. Nếu chương trình đó có quá nặng với em, thì xin bạn thu xếp cho một người bạn, hoặc một người chị, người anh… kèm thêm, giúp thêm cho em học hành, để em được yên tâm. Dĩ nhiên, người này chỉ giúp đỡ em chứ không làm thay cho em.

b. Bạn cũng xem đến quan hệ của em đối với bạn, thầy giáo, cô giáo,… nếu có gì trục trặc làm cho em suy nghĩ, buồn giận, thì bạn cần giúp em tháo gỡ, để em được vui vẻ học hành.

c. Bạn cũng cần luôn luôn động viên an ủi em, giải thích cho em chứng nhức đầu không phải là một bệnh, và chắc chắn sẽ qua khỏi. Sự vui vẻ động viên của gia đình sẽ đóng góp phần lớn trong việc chữa trị chứng này.

d. Cuối cùng, bạn có thể cho em uống một ít thuốc an thần và trợ tim loại nhẹ: thí dụ bạn có thể cho em uống Cortonyl mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 40 giọt. Thuốc an thần, trợ tim đó có thể có tác dụng tốt trong việc chữa trị chứng này. Cũng có thể dùng các thuốc an thần loại mạnh hơn, nhưng trong trường hợp đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

>>>>>Xem thêm: Hạt mã tiền có tác dụng gì? 9 bài thuốc và lưu ý khi chữa bệnh

Chứng nhức đầu tâm thần là một căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng có thể điều trị được, đặc biệt là từ gia đình phải có sự chú ý, quan tâm đến sinh hoạt, học tập của các em để có thể can thiệp kịp thời và tháo gỡ gút mắc cho các em.

(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 87 đến 89)

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *