Inositol (Vitamin B8) không phải là một vitamin mà là một loại đường có một số chức năng quan trọng trong cơ thể, chúng có thể hỗ trợ khả năng sinh sản. Vậy có bầu uống inositol được không? Hãy cùng theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan hơn.
Bạn đang đọc: Có bầu uống inositol (vitamin B8) được không?
Inositol hay còn gọi là vitamin B8 là thứ được sản xuất tự nhiên trong cơ thể sau khi ăn một số loại thực phẩm, hoặc có thể được bổ sung qua viên uống tổng hợp. Inositol được biết đến với khả năng hỗ trợ khả năng sinh sản, nhất là đối với phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Inositol có thể được tìm thấy ở nhiều dạng, trong đó có 2 dạng phổ biến nhất là myo-inositol (MI) và D-chiro-inositol (DCI). Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của inositol với phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Contents
Tác dụng của inositol với khả năng sinh sản
Cùng với các vitamin B khác, inositol (vitamin B8) không cần phải bổ sung qua đường uống vì cơ thể thường được cung cấp đủ khi mọi người có một chế độ ăn uống đa dạng. Tuy nhiên, đôi khi inositol cần bổ sung để cải thiện một số tình trạng sức khỏe.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của myo-inositol trong quá trình hình thành giao tử và phát triển phôi của động vật có vú và tác động tích cực về mặt lâm sàng đối với quá trình sinh sản của con người. Phần lớn các nghiên cứu về tác dụng của inositol đối với khả năng sinh sản thường ở phụ nữ bị PCOS [1].
Giúp làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ PCOS
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sử dụng kết hợp MI và DCI có thể giúp cải thiện độ nhạy của insulin và khởi động lại quá trình rụng trứng. Đây là một phần của chu kỳ hàng tháng của phụ nữ, nơi buồng trứng giải phóng trứng.
Một nghiên cứu khác cho thấy những bệnh nhân thừa cân bị PCOS, khi sử dụng MI – DCI với tỷ lệ là 40:1 có tỷ lệ giảm cân, rụng trứng và mang thai tốt hơn đáng kể (46,7% so với 11,2%) [2].
Giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng và chất lượng trứng
PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh. Phụ nữ bị PCOS mất cân bằng tỷ lệ MI trên DCI trong buồng trứng của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đến:
Kinh nguyệt: Phụ nữ bị PCOS có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Điều trị bằng inositols đã được chứng minh làm giảm nồng độ hormone testosterone, phục hồi chu kỳ kinh nguyệt bình thường và kích thích rụng trứng, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mang thai tự nhiên [3].
Rụng trứng: Phụ nữ bị PCOS có thể không rụng trứng hàng tháng. Các nghiên cứu đã cho thấy việc không rụng trứng liên quan tới việc trong buồng trứng của phụ nữ bị PCOS có quá ít MI và quá nhiều mức DCI [4].
Chất lượng trứng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ bị PCOS sinh ra ít trứng trưởng thành hơn so với phụ nữ không bị rối loạn này (tương ứng là 13,8% đến 5,8%). Điều này là do trong dịch nang bao quanh trứng của phụ nữ bị PCOS có quá ít MI [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1297958903000596?via%3Dihub”][/nguon].
Do đó, để trứng trưởng thành khỏe mạnh, cần có mức MI cao trong dịch nang. Ở phụ nữ khỏe mạnh, tỷ lệ MI – DCI trong dịch nang vào khoảng 100:1. Tuy nhiên, ở những phụ nữ vô sinh bị PCOS, tỷ lệ trung bình của MI so với DCI trong dịch này là 0,2:1 [nguon title=”Hyperinsulinemia Alters Myoinositol to -chiroinositol Ratio in the Follicular Fluid of Patients With PCOS” link=”https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/1933719113518985″][/nguon].
Điều trị bằng inositols có thể giúp phục hồi quá trình rụng trứng và cải thiện chất lượng trứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết cần phải sử dụng đúng liều lượng để điều trị. Bởi liều DCI liều cao đã được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào trong buồng trứng. Ngoài ra, liều DCI quá cao cũng có thể ngăn cơ thể hấp thụ MI.
Tác dụng của inositol trong thời kỳ mang thai
Tìm hiểu thêm: 6 triệu chứng u mềm lây cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm
Ngày nay, số lượng thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đang gia tăng trên toàn thế giới. Do đó, việc tìm ra cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng.
Một nghiên cứu năm 2015 thử nghiệm 4 đối chứng ngẫu nhiên nhỏ trên 567 thai phụ mang thai từ 11 tuần đến 24 tuần. Kết quả cho thấy có khả năng myo-inositol có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tiểu đường thai kỳ, giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 28% xuống còn từ 8-18% ở những thai phụ đã dùng myo-inositol. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa được đánh giá cao và chưa có kết luận rõ ràng [7].
Đối với phụ nữ mắc PCOS, họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 4 lần so với những phụ nữ không mắc chứng rối loạn này. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một nghiên cứu đã ước tính được nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ lên đến 20% so với người không bị PCOS [8].
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung MI có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ thừa cân và phụ nữ bị PCOS [9].
Vậy có bầu uống inositol (vitamin B8) được không?
>>>>>Xem thêm: Sử dụng sả để trị cảm
Nói tóm lại, myo-inositol là một loại thực phẩm bổ sung trong thời kỳ mang thai cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và được dùng để điều trị hội chứng PCOS. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng cho việc bổ sung inositol thường xuyên là an toàn và cần thiết trong thời gian mang thai; trừ khi có chỉ định của bác sĩ để điều trị một số tình trạng sức khỏe liên quan.
Cần có thêm nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, quy mô lớn hơn nữa để đánh giá hiệu quả của myo-inositol trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và cải thiện các chỉ số sức khỏe khác cho bà bầu và thai nhi.
Mặc dù inositol được đánh giá là an toàn cho phụ nữ dùng khi mang thai, nhưng để đảm bảo, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Kể cả đối với thai phụ bị PCOS, hãy tuân thủ đúng liều lượng inositol mà bác sĩ sản khoa chỉ định điều trị.
Bà bầu không nên tự ý dùng bất kỳ chất bổ sung nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ sản khoa. Nếu muốn bổ sung inositol, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu inositol như: cam, bưởi, hạnh nhân, đậu Hà Lan,…để bổ sung một cách tự nhiên.
Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể biết thêm thông tin về tác dụng của inostiol đối với khả năng sinh sản. Đồng thời có đáp án cho câu hỏi bà bầu uống inositol (vitamin B8) được không? Để đảm bảo mọi an toàn cho bà bầu và thai nhi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng inositol.
Nguồn: Verywellhealth, Inositol, Hindawi, tudu.com
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Liều dùng, cách dùng inositol (vitamin B8)
>>>>> Thực phẩm chứa inositol (vitamin B8)