Bách bộ được các thầy thuốc từ y học cổ truyền đến y học hiện đại đều xem nó như thảo dược quý hiếm. Nó có được biết đến với công dụng chữa trị bệnh ho, tăng cường sức khỏe cho phổi. Vậy tại sao nó được mọi người tin dùng như vậy, cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Công dụng chữa ho của bách bộ
Bách bộ hay còn có tên gọi khác là Dây ba mươi, Dây đẹt ác. Vì phần rễ củ có 10 củ, 20 củ, 30 củ hoặc có thể hơn 100 củ nên vị thuốc này mới có tên là Bách bộ. Loại dược liệu này rất lành tính, tốt cho sức khỏe con người Bách bộ này từ lâu đã được xem như dược liệu quý hiếm để điều trị bệnh ho. Bài viết sau đây sẽ nói về tác dụng và cách sử dụng của Bách bộ, cùng xem nhé.
Tác dụng chữa ho của bách bộ
Bộ phận dùng để điều trị bệnh ho của Bách bộ là rễ củ, có màu trắng vàng, vị ngọt, có hậu rất đắng, ễ thường cong queo dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần Trong rễ củ có chứa nhiều alkaloids: stemonin, tuberstemonin, stemonidin, neotuberostemonine, croomine… Sau khi thu hái Bách bộ, ta phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng ta rửa sạch, thái phiến, có thể tẩm với mật ong, hoặc chưng với rượu.
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong y học cổ truyền: tác dụng chữa ho của Bách bộ là do stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho.
Theo y học hiện đại: tác dụng trị ho của Bách bộ là nhờ có alkaloids. Một nghiên cứu trên chuột lang đánh giá các thành phần hóa học của alkaloids gồm: croomine, neotuberostemonine, stemoninine và tuberostemonine đều có tác dụng ức chế phản xạ ho. Neotuberostemonine, tuberostemonine và stemoninine tác động trên con đường phản xạ ho ngoại vi. Croomine hoạt động trên các vị trí trung tâm trong con đường phản xạ ho và thể hiện tác dụng ức chế hô hấp trung ương.
Cách dùng bách bộ để chữa ho
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Éloge France Việt Nam của nước nào? Có tốt không?
Hiện nay, ứng dụng công dụng trị ho của Bách bộ, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra các chế phẩm hỗ trợ, trị ho trong đó có thành phần chứa Bách bộ như siro, viên ngậm…
Liều dùng thông dụng của Bách bộ khi trị ho đơn thuần: 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.
Ngoài ra Bách bộ còn kết hợp với một số loại dược liệu để điều trị các bệnh ho có tính chất khác như:
Ho dữ dội
Dùng rễ Bách bộ, Gừng sống, giã lấy nước, 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén.
Dùng rễ Bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén, ngày 3 lần,
Ho lâu năm
Bách bộ (rễ) 20 cân, gĩa vắt nước, sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần.
Ho nhiều
Dùng Bách bộ (cả dây lẫn rễ), giã vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, 2 thứ bằng nhau. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ.
Ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít
Bách bộ 16g, Kinh giới 12g, Bạch tiền 12g, Cát cánh 12g, sắc uống.
Ho, suyễn, khí quản viêm mãn tính
Bách bộ 20g, Miên hoa căn 5 cái, Ma hoàng 8g, Đại toán 1 củ, sắc uống.
Ho gà
Bách bộ 10 – 15g, sắc uống,
Bách bộ 12g, Bạch tiền 12g,Cam thảo 4g, Đại toán 2 tép, sắc uống với đường, mỗi ngày chia làm 3 lần uống liên tục 3 – 4 ngày.
Lưu ý khi sử dụng bách bộ
>>>>>Xem thêm: Cách massage mặt khi đắp mặt nạ giúp hấp thu dưỡng chất hiệu quả
Khi dùng Bách bộ ta cần lưu ý một số điều sau:
– Những người có chức năng tiêu hóa yếu hay bệnh về dạ dày thì không được dùng.
– Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc khi muốn dùng
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin về tác dụng trị ho của Bách bộ đến cho mọi người, giúp mọi người có thể sử dụng nó một cách hợp lí và hiệu quả cho sức khỏe của bản thân
Nguồn: Dược điển Việt Nam V tập 2 ( p1068-1070), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (p118-122), thaythuocvietnam.vn
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bách bộ
>>>>> Bách bộ là gì?Những lợi ích của bách bộ đối với sức khoẻ