Bệnh dại là một tình trạng nhiễm trùng hiếm gặp với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nôn ói,… Cùng Kenshin tìm hiểu các triệu chứng bệnh dại ở người qua từng giai đoạn để có thể xác định được biểu hiện bệnh dại sớm và có hướng điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh dại ở người giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Contents
Triệu chứng giai đoạn ủ bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh là thời gian xảy ra trước khi các triệu chứng biểu hiện rõ. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, đôi khi thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm do điều kiện sinh hoạt hằng ngày có làm lây lan, phát triển virus hay không. Nếu vết cắn có vị trí nằm gần não thì các dấu hiệu bệnh biểu hiện rõ hơn và nhanh hơn.
Khi các triệu chứng của bệnh dại xuất hiện, thường gây tử vong. Vì vậy, bất cứ ai khi tiếp xúc với virus cần tìm bác sĩ để được tư vấn tránh để bệnh xảy ra.
Triệu chứng giai đoạn tiền triệu chứng.
Thời kì tiền triệu chứng hay còn gọi là những dấu hiệu ban đầu khởi phát bệnh, thường kéo dài từ 1 – 4 ngày. Các dấu hiệu thường gặp ban đầu giống như cúm:
- Sốt trên 38oC.
- Đau họng, ho.
- Đau đầu, lo lắng, mệt mỏi.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Đau nhức tại vị trí cắn.
Sốt, nôn ói là dấu hiệu tiền triệu chứng của bệnh dại
Triệu chứng giai đoạn thần kinh cấp tính.
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính hệ thần kinh Trung ương, bị lây từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
Hầu hết, ở các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, động vật và người đều dẫn đến tử vong. Ở giai đoạn cấp tính các dấu hiệu càng trở nên rõ ràng hơn, như:
- Lú lẫn.
- Liệt nửa người.
- Co cơ không tự chủ.
- Cơ cổ cứng.
- Co giật.
- Tắc nghẽn đường hô hấp, gây khó thở.
- Tiết nhiều nước bọt, sùi bọt ở miệng.
- Sợ nước.
- Ảo giác, ác mộng và mất ngủ.
- Cương cứng dương vật ở nam giới.
- Sợ ánh sáng.
- Hơi thở gấp, không đều.
Co giật, khó thở là triệu chứng thường thấy ở bệnh dại
Giai đoạn hôn mê
Triệu chứng hôn mê thường gặp ở một số người, sau đó tử vong. Trong giai đoạn hôn mê, ngay cả khi được điều trị hỗ trợ, hầu như không người nào sống sót sau khi lên cơn dại.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu OPV của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tìm gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị bất kỳ con vật nào cắn hoặc tiếp xúc với một con vật nghi mắc bệnh dại. Sau khi thăm khám vết cắn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn xem có nên sử dụng các phương pháp can thiệp như tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh dại hay không.
Ngay cả khi bạn không chắc con vật cắn có bị dại hay không, bạn cũng nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Hãy luôn thật cẩn thận với những con vật bạn tiếp xúc vì bệnh dại đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Chẩn đoán
Chẩn đoán ở động vật: Chẩn đoán bệnh dại được thực hiện sau khi phát hiện virus dại từ bất kỳ phần nào của não, nhưng để loại trừ bệnh dại, mẫu xét nghiệm nên được lấy từ các mô trong não, tốt nhất là thân não và tiểu não.
Chẩn đoán ở người:
- Các xét nghiệm được thực hiện từ các mẫu nước bọt, huyết thanh, dịch tủy sống và sinh thiết da của các nang lông ở gáy.
- Nước bọt có thể được kiểm tra bằng cách phân lập virus hoặc phiên mã ngược sau đó là phản ứng chuỗi polymerase (RT-PCR).
- Huyết thanh và dịch tủy sống được xét nghiệm để tìm kháng thể đối với virus bệnh dại.
- Các mẫu sinh thiết da được kiểm tra để tìm kháng nguyên dại trong các dây thần kinh da ở gốc nang lông.
>>>>>Xem thêm: Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng giấm táo
Các bệnh viện điều trị bệnh dại uy tín.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Viện Pasteur, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đớ,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội,…
Trên đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh dại ở người, nếu bạn thấy thông tin bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và những người thân yêu của mình đọc nhé!
Nguồn: mayoclinic, medicalnewstoday, cdc